Giáo án Địa lí 12 - Tiết 11,12,13: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh

doc 12 Trang tailieuthpt 8
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 - Tiết 11,12,13: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 12 - Tiết 11,12,13: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Địa lí 12 - Tiết 11,12,13: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
Tiết : 11,12,13 Ngày soạn: 21/11/2019
 ĐỊA LÍ 12- CHỦ ĐỀ: CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
 Số tiết giảng dạy: 03 tiết
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh phải
1. Kiến thức:
- Trình bày được Vùng biển với các giới hạn quy định chủ quyền nước ta.
- Nêu được một số nét khái quát Biển Đông.
- Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đến các thành phần tự nhiên Việt Nam.
- Hiểu vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là 
nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, cần phải bảo vệ.
- Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển tổng hợp kinh tế của vùng biển Việt Nam, 
các đảo và quần đảo.
- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở các vùng kinh tế nước ta.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng “sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam” để xác định các bộ phận của vùng 
biển nước ta.
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần 
đảo của nước ta.
- Điền trên bản đồ khung các đảo lớn của Việt Nam.
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của Biển.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức về chủ quyền biển đảo của đất nước, củng cố tình yêu quê hương đất nước, 
giáo dục lòng tự hào dân tộc.
- Thấy được trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo.
- Thấy được vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo trong việc phát triển kinh tế và an ninh 
quốc phòng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác
- Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng hình ảnh, NL học tập tại thực địa, NL tư duy 
tổng hợp theo lãnh thổ .. 
 II. Nội dung
 Nội dung 1: Khái quát biển, đảo Việt Nam
 - Khái quát Biển Đông.
 - Khái quát về: diện tích, vị trí, các bộ phận vùng biển nước ta.
 - Xác định các đảo và huyện đảo nước ta.
 Nội dung 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến tự nhiên nước ta
 - Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu
 - Địa hình và hệ sinh thái ven biển
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP -TD Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
- Biển Đông là một vùng biển rộng lớn thứ hai trong các biển thuộc Thái Bình Dương.
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng
A. 2 triệu km2. B. 1 triệu km2. C. 0,5 triệu km2. D. 3 triệu km2.
Câu 3. Nêu những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió mùa ở Biển Đông. 
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện rõ qua các yếu tố hải văn như nhiệt độ, độ muối 
của biển, sóng, thủy triều, hải lưu.
- Nhiệt độ Biển Đông cao, trung bình năm trên 23 oC và biến động theo mùa, rõ rệt nhất ở vùng 
venbiển phía Bắc.
- Độ muối trung bình khoảng 30 – 33 ‰, tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa.
- Sóng trên Biển Đông mạnh vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng mạnh nhất đén vùng 
bờ biển Trung Bộ.
- Trong năm, thủy triều cũng biến động theo hai mùa lũ, cạn. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu 
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Hình dạng tương đối kín của Biển Đông tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với 
hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành 
những dòng hải lưu chảy theo những vòng tròn nhỏ hơn.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1. Cho đoạn thông tin sau:
 Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu Việt Nam
“Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối 
khí qua biển khi vào nước ta, làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải 
dương điều hòa. Nhờ đó, thiên nhiên nước ta không bị hoang mạc hóa như nhiều khu vực cùng 
vĩ độ như Nam Á, Bắc Phi. Mùa đông (Miền Bắc) trở nên ấm áp hơn, mùa hạ đỡ oi bức trên 
cả nước rừng nhiệt đới thường xanh phát triển trù phú”.
 Dựa vào đoạn thông tin trên, phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta.
Câu 2: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng 
ven biển nước ta?
 Hướng dẫn trả lời:
 Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu:
 - Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn:
 + Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng 
mưa và độ ẩm lớn. Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô mùa đông và làm dịu bớt 
thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
 + Nhờ Biển Đông khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, nên điều hòa hơn.
 - Ảnh hưởng tới địa hình: Biển Đông làm cho các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa 
dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát 
phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP -TD Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
1987,9 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 1478,0 nghìn tấn (2005). Tất cả các tỉnh giáp biển đều có 
khả năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Việc đánh bắt xa bờ, tránh khai thác quá mức nguồn 
lợi ven bờ, việc cấm khai thác các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt vừa góp phần bảo 
vệ nguồn lợi hải sản vừa giúp bảo vệ vùng trời vùng biển nước ta.
 Sản lượng khai thác dầu và khí đốt ngày càng tăng, việc mở rộng các dự án liên doanh 
với nước ngoài được mở rộng, ngành công nghiệp hóa dầu ngày càng phát triển .Vấn đề đặt ra là 
phải tránh xảy ra các sự cố môi trường. Ngoài ra việc sản xuất muối công nghiệp hiện nay đã và 
đang đem lại năng suất cao 
 Du lịch biển trong những năn gần đây phát triển mạnh, nhiều trung tâm du lịch biển được 
nâng cấp, mở rộng. Đáng chú ý nhất là Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu.
 Để tạo thế mở cửa cho các các tỉnh duyên hải và nền kinh tế cả nước nhiều cảng biển đã 
được cảỉ tạo nâng cấp như Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh các tuyến vận tải biển đã được 
kết nối giữa các vùng miền, đảo và đất liền.
Đọc các đoạn thông tin trên, trình bày thực trạng và giải pháp trong phát triển tổng hợp kinh tế 
biển nước ta.
Câu 4. : Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển KT của 
nước ta.
Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược 
phát triển kinh tế của nước ta. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, các đảo và 
quần đảo đóng góp một vai trò hết sức to lớn.
- Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên, đặc biệt có những loại sinh vật quý hiếm như 
yến, các loài chim, các cây dược liệu,...
- Kinh tế các đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú cho cơ cấu nền KT nước ta.
- Chính là nơi trú ngụ an toàn cho tàu bè đánh bắt khơi xa khi gặp thiên tai.
- Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo 
và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển 
và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc 
khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng 
định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Câu 5. Tại sao nói: Sự phát triển KT-XH các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to 
lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển: khai 
thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển, du lịch.
- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được.
- Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy 
cảm trước tác động của con người.
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP -TD Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và tìm ra những đặc điểm nào không đúng với đặc 
điểm chung của Biển Đông: 
+ Biển Đông là một vùng biển rộng lớn thứ hai trong các biển thuộc Thái Bình Dương.
+ Biển Đông là một vùng biển rộng lớn thứ hai trên thế giới.
+ Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
+ Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên yêu cầu HS trình bày phần kết quả.
Bước 2. Tìm hiểu về các bộ phận của vùng biển nước ta: cặp đôi
 - Giáo viên yêu cầu HS dựa vào lát cắt khái quát các bộ phận của vùng biển nước ta: 
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị giấy A0, vẽ các đường xác định các bộ phận của vùng 
biển nước ta.
+ Trình bày đặc điểm, ý nghĩa các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Sau khi học sinh vẽ, trao đổi, giáo viên yêu cầu HS trình bày phần kết quả.
- Giáo viên phản hồi thông tin.
- Vùng nội thủy là vùng giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở. Vùng này được xem như bộ 
phận lãnh thổ trên đất liền. Nhà nước có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ.
- Vùng lãnh hải tính từ đường cơ sở trở ra 12 hải lí (1 hải lí = 1852 m). Lãnh hải là đường biên giới 
quốc gia trên biển. 
- Vùng tiếp giáp lãnh hải tính từ bờ ngoài của vùng lãnh hải trở ra 12 hải lí. Là vùng biển được 
quy định nhằm bảo đảm cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển. Trong vùng này 
nhà nước có quyền thực hiện biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các 
quy định về y tế, môi trường, nhập cư. Tàu thuyền được tự do đi lại.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển 
rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Vùng này nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế 
nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài 
được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không theo công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 
năm 1982.
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, 
mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m. Nơi nào bờ 
ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở < 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được tính đến 200 hải 
lí. Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí TNTN ở 
thềm lục địa.
Bước 3. Xác định một số đảo, quần đảo, huyện đảo nước ta: toàn lớp
- Giáo viên yêu cầu HS:
+ Dựa vào bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, hãy xác định vùng biển Việt Nam tiếp 
giáp với biển của những quốc gia nào? 
+ Dựa vào lược đồ khung: điền tên một số đảo, quần đảo và huyện đảo nước ta.
- Giáo viên phản hồi thông tin.
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP -TD Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
- Giáo viên phản hồi thông tin.
Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta:
- Biển Đông rộng, chứa một lượng hơi nước lớn, là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, làm cho độ 
ẩm không khí nước ta cao, trên 80%.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, các khối khí khi vượt qua biển đông vào đất 
liền nước ta đều bị biến tính, gây mưa.
+ Về mùa đông, các khối khí lạnh khô đi qua biển đông đến nước ta đã biến tính thành lạnh ẩm 
hơn, làm cho mùa đông miền Bắc bớt khô.
+ Về mùa hạ, không khí biển vào đất liền làm dịu bớt thời tiết nóng bức.
Bước 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và hệ sinh thái, tài nguyên, các thiên 
tai 
Hình thức: nhóm
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào bản đồ địa hình, hình ảnh về các hệ sinh thái, các thông tin 
được cung cấp theo phiếu học tập và hoàn thành theo yêu cầu phiếu học tập.
- Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Giáo viên phản hồi thông tin.
 Các yếu tố Biểu hiện Ảnh hưởng
 Địa hình ven - Các vịnh cửa sông Nhiều giá trị kinh tế: khai thác, 
 biển - Các bờ biển mài mòn nuôi trồng thủy sản; du lịch 
 - Các tam giác châu với bãi triều rộng biển; giao thông vận tải biển; 
 - Các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vịnh khai thác khoáng sản.
 nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô
 Hệ sinh thái Hệ sinh thái ngập mặn; Hệ sinh thái trên - Phát triển du lịch.
 ven biển đất phèn; hệ sinh thái rừng trên đảo - Nuôi trồng thủy sản.
 - Bảo tồn các nguồn gen; Bảo 
 vệ môi trường, phòng chống 
 thiên tai; phát triển bền 
 vững
 Tài nguyên - Thủy sản - Phát triển ngành đánh bắt và 
 biển - Khoáng sản (Dầu mỏ, khí đốt, muối, cát – nuôi trồng và CN chế biến 
 ti tan). thủy sản.
 - Du lịch - Khoáng sản: dầu khí có trữ 
 lượng lớn và có giá trị cao với 
 trữ lượng thăm dò hàng chục tỉ 
 tấn dầu, hàng trăm tỉ m 3 khí, 
 phát triển ngành công nghiệp 
 khai thác, thăm dò, chế biến, 
 các dịch vụ dầu khí.
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP -TD Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
 - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu.
 - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và chuẩn bị trình bày trước lớp.
 * Bước 4: Giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp 
 - Sản phẩm gồm có: Bản báo cáo kết quả nghiên cứu và bài thuyết trình của nhóm và 
thuyết trình có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
 - Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm.
 - Các nhóm cùng thảo luận và đóng góp ý kiến.
* Bước 5: đánh giá
 - Giáo viên cho HS các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
 - Giáo viên tổng kết đánh giá.
 - Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
 THÔNG TIN PHẢN HỒI:
 Điều kiện thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển
 0
- Nguồn lợi SV: biển nước ta có độ sâu trung bình, ấm quanh năm, độ muối trung bình 30-33 /00. 
SV biển rất phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao: cá, tôm, mực, cua, đồi mồi, bào ngưtrên 
các đảo ven bờ NTB có nhiều chim yến.
- Tài nguyên khoáng sản: + Dọc bờ biển là các cánh đồng muối, cung cấp khoảng 900.000 tấn hàng 
năm.
 + Titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thuỷ tinh
 + Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu, khí lớn.
- Có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu, tạo điều kiện phát triển GTVT biển.
- Phát triển du lịch biển-đảo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
 Lý do phát triển tổng hợp kinh tế biển, hải đảo
- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ 
với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao. 
- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất 
lớn.
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ 
môi trường có thể biến thành hoang đảo.
 Thực trạng và phương hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển, hải đảo. Liên hệ với các vùng 
 kinh tế
1/ Khai thác tài nguyên SV biển và hải đảo:
Thuỷ sản: cần tránh khai thác quá mức, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ
2/ Khai thác tài nguyên khoáng sản:
- Phát triển nghề làm muối, nhất là ở Duyên hải NTB.
- Đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu, khí trên vùng thềm lục địaphát triển CN hóa dầu, sx nhiệt 
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP -TD

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_12_tiet_111213_cac_van_de_bien_dao_viet_nam_n.doc