Giáo án Địa lí 12 - Tiết 46, Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát

doc 6 Trang tailieuthpt 108
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 - Tiết 46, Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 12 - Tiết 46, Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát

Giáo án Địa lí 12 - Tiết 46, Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát
 TRƯỜNG THPT CAN LỘC Giáo án Địa Lí 12 - Chương trình chuẩn
 Ngày soạn: 28/3/2021
 TIẾT 46. BÀI 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN 
 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế - 
xã hội của vùng: 
 + Thuận lợi: nhiều tiềm năng về đất, nước, sinh vật, ...( D. C). 
 + Khó khăn: mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa khô kéo dài, phần lớn diện tích của 
đồng bằng là đất phèn, đất mặn. 
 - Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên: 
 + Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường. 
 + Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô. 
 + Phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. 
 + Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế. 
 + Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ. 
 - Tích hợp bảo vệ môi trường. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công 
nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh 
ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
 Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi: Chỉ trên bản đồ vùng Đông Nam Bộ, kể tên các tỉnh, thành của vùng và nhận 
xét về sự phát triển kinh tế của vùng?
 * Đáp án: 
 - Gồm 5 tỉnh và TP. HCM. 
 - Diện tích nhỏ: 23, 6 nghìn km2, (7, 1% cả nước). 
 - Dân số thuộc loại trung bình (12 triệu người, 2006). 
 - Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên hải NTB, Biển Đông, Campuchia. 
Gi¸o viªn: TrÇn V¨n C¸t 1 TRƯỜNG THPT CAN LỘC Giáo án Địa Lí 12 - Chương trình chuẩn
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết 
quả hoạt động và chốt kiến thức.
 Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế của vùng
a) Mục đích: HS hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế 
của nó trong việc phát triển KT – XH.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu 
cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu: 
a. Thế mạnh: 
 - Đất: Diện tích rộng lớn. 
 - Có 3 nhóm: 
 + Đất phù sa: 1, 2 triệu ha (30%)
 + Đất phèn: 1, 6 triệu ha (41%)
 + Đất mặn: 75 vạn ha ( 19%)
 + Các loại đất khác: 40 vạn ha (10%)
 - Khí hậu: Cận xích đạo, có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt, biểu hiện qua lượng mưa. 
 thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp. 
 Sông ngòi: dày đặc Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt. 
 - Sinh vật: đa dạng, phong phú. 
 + Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn
 + Động vật: cá và chim
 - Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm
 - Khoáng sản: đã vôi, than bùn, 
b. Hạn chế: 
 - Thiếu nước về mùa khô
 - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
 - Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước
 - Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK 
kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về tài nguyên đất và cho biết: Tại sao ĐBSCL có nhiều đất phèn và 
 đất mặn?
 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về các thế mạnh khí hậu, sông ngòi, sinh vật?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết 
quả hoạt động và chốt kiến thức.
 Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
Gi¸o viªn: TrÇn V¨n C¸t 3 TRƯỜNG THPT CAN LỘC Giáo án Địa Lí 12 - Chương trình chuẩn
 A. Kiên Giang. B. Đồng Tháp Mười. 
 C. Tứ giác Long Xuyên. D. U Minh. 
Câu 3: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có
 A. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn. 
 B. nhiều vùng trũng ngập nước. 
 C. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn. 
 D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. 
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông 
Cửu Long?
 A. Tăng cường khai thác các nguồn lợi mùa lũ. 
 B. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. 
 C. Chia ruộng thành các ô nhỏ để thau chua, rửa mặn. 
 D. Tăng cường khai thác rừng ngập mặn để nuôi tôm. 
Câu 5: Yếu tố quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng 
sông Cửu Long là
 A. mở rộng quy mô sản xuất. B. tăng cường khoa học kĩ thuật. 
 C. đa dạng hóa các sản phẩm. D. mở rộng thị trường tiêu thụ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có 
liên quan.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích thế mạnh và hạn chế về mặt 
tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời 
câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh 
tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
 * Trả lời câu hỏi: 
 - Thế mạnh : 
 + Đất : đất phù sa ngọt có diện tích 1, 2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối 
cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước. 
 + Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, 
ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 - 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm - 
2000mm. 
 + Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho 
việc tưới tiêu, khai thác nuôi trồng thủy sản nước ngọt, giao thông vận tải. 
 + Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá 
và chim phát triển du lịch sinh thái
 + Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt 
nuôi trồng thủy sản phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. 
Gi¸o viªn: TrÇn V¨n C¸t 5 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_12_tiet_46_bai_41_van_de_su_dung_hop_li_va_ca.doc