Giáo án Địa lí 12 - Tiết 47, Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát

doc 6 Trang tailieuthpt 108
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 - Tiết 47, Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 12 - Tiết 47, Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát

Giáo án Địa lí 12 - Tiết 47, Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Cát
 TRƯỜNG THPT CAN LỘC Giáo án Địa Lí 12 - Chương trình chuẩn
 Ngày soạn: 4/4/2021
 TIẾT 47. BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG 
 Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên 
nhiên phong phú, đa dạng. 
 - Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm 
bảo an ninh cho đất nước
 - Tích hợp môi trường. 
 - Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 
 - Giáo dục biển đảo. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công 
nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh 
ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
 Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi: Xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
 * Đáp án: 
 - ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố. 
 - Diện tích: 40 nghìn km2. (12%diện tích)
 - Dân số: 17, 4 triệu người (20, 7%)
 - Tiếp giáp: 
 + Bắc giáp ĐNB
 + Tây Bắc giáp Campuchia
 + Tây giáp vịnh Thái Lan
 + Đông giáp biển Đông
3.3. Hoạt động học tập: 
 HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
Gi¸o viªn: TrÇn V¨n C¸t 1 TRƯỜNG THPT CAN LỘC Giáo án Địa Lí 12 - Chương trình chuẩn
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết 
quả hoạt động và chốt kiến thức.
 Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong 
 phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
a) Mục đích: HS hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển 
và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; Xác 
định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu 
cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an 
ninh vùng biển: 
 - Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ
 - Nước ta có 12 huyện đảo
 - Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT - XH và an ninh quốc 
phòng: 
 + Là nơi cư trú của một bộ phận nhân dân. 
 + Là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền. 
 + Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới. 
 + Tạo điều kiện thuận lợi để nước ta khai thác có hiệu quả các nguồn lợi. 
 + Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK 
kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 3: Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo Cát 
BÀ, đảo Bạch Long VĨ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú 
Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa?
 + Nhóm 3, 4: Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT - 
XH và an ninh quốc phòng?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết 
quả hoạt động và chốt kiến thức.
 Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
Gi¸o viªn: TrÇn V¨n C¸t 3 TRƯỜNG THPT CAN LỘC Giáo án Địa Lí 12 - Chương trình chuẩn
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành 
các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời 
câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
 A. Quảng Trị. B. Quảng Ninh. 
 C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận. 
Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước 
ta là
 A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú. 
 B. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. 
 C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. 
 D. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển. 
Câu 3: Trong khu vực vịnh Thái Lan, đảo, quần đảo có tiềm năng lớn nhất về khai thác hải 
sản và du lịch là
 A. đảo Phú Quốc. B. quần đảo Nam Du. 
 C. quần đảo Thổ Chu. D. đảo Hòn Khoai. 
Câu 4: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực nào sau đây?
 A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. 
 C. Nam Bộ. D. Vịnh Thái Lan. 
Câu 5: Khu vực nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp nhất nước ta?
 A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
 C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có 
liên quan.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời 
câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Hãy phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế biển ở nước ta?
 * Trả lời câu hỏi: 
 - Nguồn lợi sinh vật biển: 
 + Nước ta có vùng biển Đông rộng lớn, biển ấm, nguồn lợi thủy hải sản phong phú, giàu 
thành phần loài, nhiều ngư trường, các bãi tôm bãi cá lớn. 
 + Nhiều loại có giá trị kinh tế cao: tôm, cá, mực. . ; một số loại quý hiếm: bào ngư, hải 
sâm, sò huyết. Ngoài ra còn có tổ yến với giá trị cao. 
 - Khoáng sản biển: 
Gi¸o viªn: TrÇn V¨n C¸t 5 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_12_tiet_47_bai_42_van_de_phat_trien_kinh_te_a.doc