Giáo án Địa lí 12 - Tiết 5, Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh

doc 4 Trang tailieuthpt 11
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 - Tiết 5, Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 12 - Tiết 5, Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Địa lí 12 - Tiết 5, Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
 Ngày dạy: 02/10/2019
 TIẾT: 5
 BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
 I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh (HS) phải:
 1. Kiến thức:
 - Biết được nguyên nhân và biểu hiện của tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm, lượng mưa lớn và gió 
 mùa của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.
 2. Kỹ năng:
 - Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm của nước ta.
 - Đọc biểu đồ khí hậu; bản đồ gió mùa ở Đông Nam Á.
 3. Thái độ, hành vi:
 - Liên hệ đặc điểm của tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm, gió mùa đối với việc sử dụng năng lượng 
 Mặt Trời và thuỷ điện. 
 4. Năng lượng hướng tới.
 - Năng lực chung: sáng tạo, tự học..
 - Năng lực chuyên biệt: xữ lí số liệu, phân tích biểu đồ...
 II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng và động bằng sông Cửu Long.
 3 Tiến trình bài học
 3.1. Hoạt động khởi động.
 Dẫn bài: Nhà thơ Tản Đà viết: Hải Vân đèo lớn vừa qua/Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè. 
Em hiểu gì về thời tiết trong hai câu thơ trên
 Giới thiệu bài: Ở bài 2 – Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, ta đã biết vị trí địa lý quy định thiên nhiên 
 nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thể hiện rõ qua yếu tố khí hậu. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió 
 mùa đã chi phối các thành phần tự nhiên khác tạo nên nét nổi bật của tự nhiên nước ta, đó là thiên 
 nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức.
 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân của tính 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
 chất nhiệt đới của khí hậu (Cá nhân)
 - Bước 1: GV trình chiếu Bản đồ Tự nhiên VN, a. Tính chất nhiệt đới:
 yêu cầu HS nhắc lại về hệ toạ độ địa lý nước ta.
 - Bước 2: HS trả lời. GV trình chiếu bản đồ các * Nguyên nhân:
 đới KH trên thế giới, đặt câu hỏi: Do VN nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí 
 ? Với vị trí như vậy thì có đặc điểm gì? tuyến Bắc bán cầu: Góc nhập xạ lớn, có 2 lần 
 ? Rút ra nguyên nhân của tính chất nhiệt đới Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 của KH nước ta?
 - Bước 3: HS trả lời nguyên nhân, GV nhận xét * Biểu hiện:
 và chuẩn kiến thức.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của tính chất - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
 nhiệt đới của khí hậu (Cặp) (trừ vùng núi cao)
 - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ khí - Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh 
 hậu trang 9 trong At lát ĐLVN, đọc SGK kết năm
 hợp bảng số liệu hãy nhận xét tính chất nhiệt 
 đới của khí hậu nước ta theo dàn ý: - Tổng nhiệt độ hoạt động: Phía Bắc 80000C, 
 + Tổng bức xạ phía Nam 95000C.
 + Cán cân bằng bức xạ..
 + Nhiệt độ trung bình năm.. - Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ.
 + Tổng số giờ nắng.
 - Bước 2: HS thảo luận theo cặp để hoàn thành 
 nội dung trên.
 - Bước 3: GV trình chiếu bảng số liệu về nhiệt 
 GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n §Þa lý 12
- Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại về khí áp và 
gió. GV yêu cầu HS dựa vào hình 9.1 và 9.2 Thông tin phản hồi phần phụ lục
trang 41 – SGK, lên bảng xác định các trung 
tâm khí áp cao, áp thấp và giải thích sự hình 
thành các TT khí áp đó.
GV yêu cầu HS nghiên theo từng cặp, tìm hiểu 
về gió mùa (xem phiếu học tập phần phụ lục).
- Bước 2: Đại diện các cặp lên trình bày về gió 
mùa. Cặp khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức 
và đặt câu hỏi cho HS:
CH1: Tại sao Miền Nam hầu như không chịu 
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ?
CH2: Tại sao cuối mùa đông gió mùa Đông 
Bắc gây mưa ở vùng ven biển miền Trung và 
ĐBSH?
CH3: Tại sao có Tây Nguyên và DH miền 
trung có đối lập về mùa mưa, mùa khô
- Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời CH. GV bổ 
sung, chuẩn kiến thức. Hướng dẫn HS tìm hiểu 
sự phân hóa khí hậu nước ta.
3.3. Hoạt động luyện tập.
Gv yêu cầu Hs làm câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Mưa phùn là loại mưa
A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc. B. xẩy ra vùng đồng bằng ven biển.
C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc. D. ở nửa sau mùa đông ở miền Trung.
Câu 2. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là
A. thổi liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. thổi liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh ẩm.
C. xuất hiện theo từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau. 
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 3. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi 
A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt dãy Việt Lào.
B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa thổi theo hướng bắc vào nước ta.
D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn. 
Câu 4. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là 
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 5. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước.
GV: Phan Thị Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_12_tiet_5_bai_9_thien_nhien_nhiet_doi_am_gio.doc