Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chuyên đề 10, Buổi 13: Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp - Phan Thị Kim Oanh

doc 10 Trang tailieuthpt 17
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chuyên đề 10, Buổi 13: Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chuyên đề 10, Buổi 13: Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Chuyên đề 10, Buổi 13: Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n D¹y khèi - §Þa lý12
 Ngày soạn: 02/01/2019
PHẦN 3: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ
 Chuyên đề 10: Buổi 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Tiết 1: A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Phần 1: Cơ cấu ngành công nghiệp
I. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
 - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng 
thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối 
điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau.
 - Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu 
dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển cácngành kinh tế 
khác.
 - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình 
mới:
 + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
 + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí 
đốt, nước.
 - Nguyên nhân: Do đường lối pt CN, chuyển dịch để thích nghi với tình hình mới để hội nhập 
quốc tế...
 - Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: 
 + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
 + Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước 
một bước.
 + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ
II. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
 - Hoạt động CN có sự phân hoá theo lãnh thổ:
 + ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN vào loại cao nhất cả nước.
 + ĐNB có mức độ tập trung cao, quy mô lớn
 + Duyên hải miền Trung có mức độ tập trung vừa
 + Vùng núi, vùng sâu, vùng xa CN chậm phát triển: phân bố phân tán, rời rạc.
 * Sự phân trên là kết quả tác động của nhiều yếu tố: vị trí địa lý, TNTN, nguồn lao động có tay 
nghề, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, thu hút đầu tư nước ngoài.
 - Khu vực TD-MN còn hạn chế là do thiếu đồng bộ các nhân tố trên, nhất là GTVT kém phát 
triển.
 * Những vùng có giá trị công nghiệp lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL ĐNB chiếm hơn ½ tổng 
GTSXCN.
III. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần KT:
 - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, 
khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
 - Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.
 - Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc 
biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Phần 2: Vấn đề phát triển một số ngành CN trọng điển:
I. Công nghiệp năng lượng:
 1/ Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:
 a/Công nghiệp khai thác than:
 - Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng 
than cả nước, ngoài ra còn có than mỡ ở Thái Nguyên, than nâu ở ĐBSH, than bùn ở Cà Mau
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD
 1 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n D¹y khèi - §Þa lý12
Phần 3: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Khái niệm và vai trò
* Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công 
nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về 
các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
* TCLTCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế – xã hội của nước ta.
3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a, Điểm công nghiệp
- Là hình thức TCLTCN đơn giản nhất (1-2 xí nghiệp CN, không có mối liên hệ với nhau)
- Nước ta có nhiều điểm CN. Điểm CN đơn lẻ thường tập trung ở Tây Bắc, Tây Nguyên.
b, Khu công nghiệp
- Hình thành: 
+ Được hình thành 1990, do Chính phủ quyết dịnh thành lập, có ranh giới xác định, chuyên SX CN 
và các DV hỗ trợ SX CN, không có dân cư sinh sống.
+Bao gồm: KCN, KCX, khu công nghệ cao
- Tình hình phát triển: 
+ 12/2013 có 288 KCN, KCX, Khu công nghệ cao; trong đó có 190 khu đã đi vào hoạt động.
+ Phân bố: không đều:
* Tập trung ở ĐNB, ĐBSH, Duyên hải miền Trung
* Các vùng còn lại việc hình thành KCN còn nhiều hạn chế
c, Trung tâm công nghiệp
Trong quá trình phát triển CNH ở nước ta hình thành nhiều trung tâm CN
- Dựa theo vai trò trong phân công LĐ theo lãnh thổ: 
+ Trung tâm có vai trò quốc gia: Hà Nội, Hồ Chí Minh
+ Trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng...
+ Trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên...
- Dựa theo giá trị SX CN:
+ Trung tâm rất lớn: Hồ Chí Minh
+ Trung tâm lớn: Hà Nội, Hải Phòng
+ Trung tâm trung bình: Việt Trì, Thái Nguyên...
d, Vùng công nghiệp
Cả nước chia thành 6 vùng công nghiệp
- Vùng 1: Các tỉnh TDMNPB (trừ Quảng Ninh)
+ Vùng 2: ĐBSH, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An
+ Vùng 3: Quảng Bình - Ninh Thuận
+ Vùng 4: Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)
+ Vùng 5: Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng
+ Vùng 6: ĐBSCL
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD
 3 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n D¹y khèi - §Þa lý12
A. cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
B. điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.
C. luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.
D. sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.
Câu 9. Cho bảng số liệu
 Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014
 Sản phẩm 2000 2005 2010 2012 2014
 Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn) 177,7 681,7 1278,3 1372,1 1586,7
 Chè chế biến (nghìn tấn) 70,1 127,2 211,0 193,3 179,8
 Giày, dép da (triệu đôi) 107,9 218,0 192,2 222,1 246,5
 Xi măng (nghìn tấn 13298,0 30808,0 55801,0 56353,0 60982,0
 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản 
phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai doạn 2000-2014 ?
A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp 
B. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. 
C. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm.
D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014.
Câu 10. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. dọc theo duyên hải miền Trung.
C. Nam Bộ. D. đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện 
nay?
A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng.D. Luyện kim.
Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
A. Có nguồn lao động dồi dào. B. Có thế mạnh lâu dài.
C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. D. Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh 
tế khác.
 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Câu 1. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì
A. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. tác động xấu tới môi trường.
C. đầu tư cho công nghệ sản xuất cao. D. sử dụng nhiều lao động trình độ cao.
Câu 2. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do
A. xa các nguồn nhiên liệu than. B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.
C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc. D. gây ô nhiễm môi trường.
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng 
nhanh?
A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.
B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận.
C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều.
Câu 4. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về
A. nhiệt điện, thuỷ điện. B. nhiệt điện, điện gió.
C. thuỷ điện, điện nguyên tử. D. thuỷ điện, điện gió.
Câu 5. Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì
A. giá thành xây dựng thấp.B. tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
C. không tác động tới môi trường. D. không đòi hỏi trình độ khoa học – kĩ thuật cao.
Câu 6. Cho biểu đồ sau 
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD
 5 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n D¹y khèi - §Þa lý12
Câu 16. Cho bảng số liệu
 Một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014
 Sản phẩm 2000 2005 2010 2014
Than sạch (nghìn tấn) 11 609 34 093 44 835 41 086
Dầu thô khai thác (nghìn tấn) 16 291 18 519 15 014 17 392
Khí tự nhiên dạng khí (triệu m3) 1 596 6 440 9 402 10 210
Điện (triệu kwh) 26 683 52 078 91 722 141 250
 Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển 
một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?
A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp đều có xu hướng tăng. 
B. Sản lượng điện tăng trưởng nhanh nhất.
C. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2010.
D. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định.
Câu 17. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu không phát triển ở phía Bắc vì
A. gây ô nhiễm môi trường. B. vốn đầu tư xây dựng lớn.
C. xa nguồn nguyên liệu dầu – khí. D. nhu cầu về điện không nhiều.
Câu 18. Than nâu phân bố nhiều nhất ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực 
phẩm ở nước ta là
A. thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng.
B. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
C. nguồn lao động giàu kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ lớn.
D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Câu 20. Cho bảng số liệu
 Quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá
 phân theo nhóm hàng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014
 Mặt hàng 2000 2005 2010 2012 2014
Quy mô (triệu USD) 14 482,7 32 447,1 72 236,7 114 529,2 150 217,1
Cơ cấu (%)
- Hàng CN nặng và khoáng sản 37,2 36,1 31,0 42,1 44,0
- Hàng CN nhẹ và TTCN 33,9 41,0 46,1 37,8 39,3
- Hàng nông-lâm-thuỷ sản 28,9 22,7 22,9 20,1 16,7
 Theo bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về quy mô và cơ cấu giá trị 
xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?
A. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh và liên tục.
B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có tỉ trọng tăng 6,8%.
C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có tỉ trọng tăng liên tục.
D. Hàng nông-lâm-thuỷ sản luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.
Câu 21. Sản lượng điện chiếm tỉ trọng cao nhất trong ngành công nghiệp điện lực ở nước ta 
thuộc về
A. nhiệt điện, điện gió.B. nhiệt điện, thủy điện.
C. thủy điện, điện gió D. thủy điện, điện nguyên tử.
Câu 22. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản thường được phân bố ở nơi
A. vị trí nằm trong các trung tâm công nghiệp lớn.B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
C. mạng lưới giao thông vận tải phát triển. D. cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt nhất.
Câu 23. Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (Atlat trang 22), tỉ trọng 
giá trị sản xuất của ngành này so với toàn ngành công nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2007 ở 
nước ta giảm
A. 1,2 % B. 2,2% C. 3,2% D. 4,2%
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD
 7 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n D¹y khèi - §Þa lý12
D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định
Câu 15. Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công 
nghiệp ở nước ta.
A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ
XX.
B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều. C. 
Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính
chất quy ước.
D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.
Câu 16. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trẻ tuổi nhất của nước ta là :
A. Điểm công nghiệp.B. Khu công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp.
Câu 17. Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước là:
A. Hình thành các vùng công nghiệp. B. Xây dựng các khu công nghiệp.
C. Phát triển các trung tâm công nghiệp. D. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Câu 18. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp là: 
A. Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, thị trường.
B. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội. 
C. Tài nguyên thiên nhiên, thị trường, hợp tác quốc tế.
D. Thị trường, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội.
Câu 19. Hai nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng nhiều nhất tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở 
nước ta? 
A. Vốn, công. B. Hợp tác quốc tế, thị trường.
C. Công nghệ, khoáng sản. D. Thị trường, công nghệ.
Câu 20. Các tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta? 
A. Khoáng sản, dân cư và lao động. B. Vốn, công nghệ, khoáng sản. 
C. Nguồn nước, khoáng sản. D. Khoáng sản, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị.
Câu 21. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của: 
A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.B. Tây Bắc, Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 22. Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ: 
A. Những năm 70 của thế kỉ XX. B. Những năm 80 của thế kỉ XX. 
C. Những năm 90 của thế kỉ XX. D. Những năm đầu của thế kỉ XXI.
Câu 23. Vùng có các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 24. Ý nào sau đây không đúng với khu công nghiệp? 
A. Do chính phủ quyết định thành lập.
B. Không có ranh giới địa lí xác định. 
C. Không có dân cư sinh sống.
D. Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Câu 25. Tính đến tháng 8-2007 cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế 
xuất, khu công nghiệp cao, trong đó số khu đã đi vào hoạt động là:
A. 60. B. 70. C. 80.D. 90
Câu 26. Kĩ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
B. Quy mô, phương hướng, phân bố sản xuất công nghiệp
C. Các hình thức tổ chức lãnh thổ
D. Bộ mặt kinh tế của đất nước, của vùng
Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không phải của điểm công nghiệp? 
A. Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp riêng lẻ
B. Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ
C. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất
D. Mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: Sö - §Þa – GDCD – GDQP - TD
 9

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_12_chuyen_de_10_buoi_13_van_de_phat_trien.doc