Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 3,4: Tự tình (Hồ Xuân Hương) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên

doc 7 Trang tailieuthpt 5
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 3,4: Tự tình (Hồ Xuân Hương) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 3,4: Tự tình (Hồ Xuân Hương) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 3,4: Tự tình (Hồ Xuân Hương) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên
 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
Ngày soạn: 06/9/2019
Tiết: 3,4 - Đọc văn:
 TỰ TÌNH
 -Hồ Xuân Hương-
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 1. Kiến thức :
 a/ Nhận biết: Nêu được các thông tin về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp);
 - Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)
 - Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
 b/ Thông hiểu: Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật 
được sử dụng trong văn bản.
 c/Vận dụng thấp: Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn 
bản thơ trung đại.
 d/Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những 
sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản thơ trung đại.
 2. Kĩ năng :
 a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trữ tình
 b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ trung đại
 3.Thái độ :
 a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
 b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm thơ trung đại
 c/Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người
 -Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
 -Yêu nước (yêu thiên nhiên, )
 -Sống tự chủ
 -Sống trách nhiệm
 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
 -Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 -Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
 -Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại
 -Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản
 -Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong 
bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài 
thơ.
 -Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến 
của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
 -Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm 
mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và 
nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ...
 B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên:
 - Phương tiện, thiết bị: 
 + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
 + Máy tính, máy chiếu, loa...
 - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn
 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cần đạt
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Nhận thức được nhiệm vụ cần 
 - Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) giải quyết của bài học.
 - Chuẩn bị bảng lắp ghép - Tập trung cao và hợp tác tốt để 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Duyên Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 trạng người phụ nữ qua 2 câu thực?
 Nhóm 3: Hai câu luận tả trực tiếp 2 hình ảnh 
 thiên nhên độc đáo như thế nào? Phân tích từ 
 ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của nhà thơ trước 
 cuộc sống?
 Nhóm 4: Nhà thơ thể hiện tâm trạng gì? Mạch a. Hai câu thơ đầu:
 logic diễn biến tâm trạng như thế nào? Các điệp + Câu 1: bối cảnh không gian, thời gian.
 từ có tác dụng gì? + Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng 
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ về duyên phận của nhân vật trữ tình.
 Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm 
 vụ 
 * Nhóm 1 
 Câu 1 - Thời gian: Đêm khuya (quá nửa đêm) -> 
 Yên tĩnh, con người đối diện với chính mình, 
 sống thật với mình
 - Không gian: Yên tĩnh vắng lặng (nghệ thuật lấy 
 động tả tĩnh)
 - Âm thanh; Tiếng trống cầm canh -> nhắc nhở 
 con người về bước đi của thời gian
 + “Văng vẳng” -> từ láy miêu tả âm 
 thanh từ xa vọng lại (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)
 + “ Trống canh dồn” -> tiếng trống dồn 
 dập, liên hồi, vội vã
 - Chủ thể trữ tình là người phụ nữ một mình trơ 
 trọi, đơn độc trước không gian rộng lớn:
 Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên 
 phận của nhân vật trữ tình.
 + “Trơ”: Trơ trọi, lẻ loi, cô đơn. Trơ lỳ: Tủi 
 hổ bẽ bàng, thách thức bền gan
 + Kết hợp từ “ Cái + hồng nhan”: vẻ đẹp của 
 người phụ nữ bị rẻ rúng...
 + Nghệ thuật đảo ngữ -> nhấn mạnh vào sự trơ 
 trọi nhưng đầy bản lĩnh của Xuân Hương => xót 
 xa, chua chát
 + Hình ảnh tương phản:
 Cái hồng nhan > < nước non
 -> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người
 * Nhóm 2 
 - Hai câu thực:
 Câu 3 gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn 
 trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa- 
 Mượn rượu để giải sầu: Say rồi lại tỉnh -> vòng 
 luẩn quẩn không lối thoát
 Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề - Ngắm 
 vầng trăng: Thì trăng xế bóng – Khuyết – chưa 
 tròn -> sự muộn màng dở dang của cuộc đời nhà 
 thơ: Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc chưa trọn 
 vẹn
 - Nghệ thuật đối -> tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ 
 của người muộn màng lỡ dở
 => Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại 
 nhưng không tìm được lối thoát. Đó cũng chính 
 là thân phận của người phụ nữ trong xã hội 
 3 Giáo viên: Nguyễn Thị Duyên Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 b. Lưu hương kí.
 c. Quốc âm thi tập.
 d. Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
 Câu hỏi 2: Từ dồn trong câu thơ mang nét nghĩa 
 nào?
 a. Làm cho tất cả cùng một lúc tập trung về một 
 chỗ.
 b. Làm cho ngày càng bị thu hẹp phạm vi và khả 
 năng hoạt động đến mức có thể lâm vào chỗ khó ĐÁP ÁN
 khăn,bế tắc. [1]='b'
 c. Hoạt động được tiếp diễn liên tục với nhịp độ [2]='c'
 ngày càng nhanh hơn. [3]='a'
 d. Liên tiếp rất nhiều lần trong thời gian tương đối [4]='d'
 ngắn. [5]='c'
 Câu hỏi 3: Từ trơ trong câu thơ “Trơ cái hồng 
 nhan với nước non” không chứa đựng nét nghĩa 
 nào?
 a. Tỏ ra không biết hổ thẹn, không biết gượng trước 
 sự chê bai, phê phán của người khác.
 b. Ở trạng thái phơi bày ra, lộ trần do không còn 
 hoặc không có sự che phủ,bao bọc thường thấy.
 c. Ở vào tình trạng chỉ còn lẻ loi, trơ trọi một thân 
 một mình.
 d. Sượng mặt ở vào tình trạng lẻ loi khác biệt quá 
 so với xung quanh, không có sự gần gũi,hòa hợp.
 Câu hỏi 4: Ý nào không được gợi ra từ câu “Trơ 
 cái hồng nhan với nước non”?
 a. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào 
 tình trạng lẻ loi.
 b. Thể hiện sự tủi hổ,xót xa xủa tác giả khi nhận ra 
 hoàn cảnh của mình.
 c. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan cảu tác giả 
 trước cuộc đời.
 d. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của 
 mình.
 Câu hỏi 5: Cụm từ say lại tỉnh trong câu “Chén 
 rượu hương đưa say lại tỉnh”gợi lên điều gì?
 a. Sự vượt thoát khỏi hoàn cảnh của nhân vật trữ 
 tình.
 b. Những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ 
 tình.
 c. Sự luẩn quẩn,bế tắc của nhân trữ tình.
 d. Bản lĩnh của nhân vật trữ tình.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
 Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm 
 vụ 
 Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Duyên Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Duyên

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_34_tu_tinh_ho_xuan_huong_nam_hoc_201.doc