Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 48,49: Bài viết số 3 - Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên

doc 4 Trang tailieuthpt 13
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 48,49: Bài viết số 3 - Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 48,49: Bài viết số 3 - Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 48,49: Bài viết số 3 - Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên
 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
Ngày soạn: 26/11/2018
Tiết 48, 49 BÀI VIẾT SỐ 3 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ kiến thức một số lớp 11 giữa HKI - năm học 
2018 - 2019
 - Đề hướng vào một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng t chương trình Ngữ văn HS 
mới được học trong chương trình lớp 11, với mục đích kiểm tra năng lực đọc – hiểu văn bản, 
tạo lập văn bản, năng lực cảm nhận văn học của HS thông qua hình thức kiểm tra nội dung 
đọc – hiểu và viết bài tự luận.
 Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
 + Có kĩ năng nhận diện, thông hiểu và vận dụng để hoàn thành bài tập đọc – hiểu.
 + Nắm vững cách làm một bài văn NLVH: từ phân tích đề, lập dàn ý, vận dụng thao tác 
lập luận phân tích (chủ đạo) để làm rõ tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 Hình thức : tự luận.
 Cách tổ chức kiểm tra: tại lớp
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ 
 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
 Chủ đề
 Thấp Cao
 I. Đọc- hiểu Phương - Chỉ ra được Viết 1 đoạn văn 
 thức biểu nội dung chính hoàn chỉnh theo 
 đạt chính của văn bản chủ đề được yêu 
 - Giải thích cầu.
 một khía cạnh 
 nội dung của 
 văn bản
 Số điểm 0.5 1.5 1.0 3.0 điểm
 I. Làm văn Biết được Có những hiểu Vận dụng những Tạo lập 
 Phân tích đây là biết về tác giả , kiến thức về tác bài văn 
 tình huống kiểu bài tác phẩm, xác giả, tác phẩm, nghị luận 
 truyện Nghị luận định được tình kết hợp thao tác văn học 
 văn học, huống truyện, nghị luận và phân tích 
 cụ thể là nêu được ý phương thức giá trị 
 phân tích nghĩa của tình biểu đạt, biết của tình 
 tình huống huống truyện cách làm bài huống 
 truyện nghị luận văn truyện
 học: Một nét nổi 
 bật về nghệ thuật
 Số điểm 1.0 1.5 3.0 1.5 7.0 điểm
 Số câu 1.5 điểm 3.0 điểm 4.0 điểm 1.5 điểm Số câu: 2
 Số điểm 15% 25% 45% 15% Số điểm:10 
 Tỉ lệ Tỉ lệ:100 %
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 1 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 – Chữ người tử tù là truyện ngắn trích trong tập Vang bóng một thời (1940) là tác phẩm tiêu 
biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng, tác phẩm được đánh giá là "gần đạt 
đến sự hoàn mĩ". Góp phần vào thành công nghệ thuật của tác phẩm, không thể không nói đến nghệ 
thuật tạo tình huống độc đáo.
 b. Giải quyết vấn đề
 - Khái niệm tình huống truyện: (0.75đ)
 + Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó 
những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân 
vật bộc lộ tính cách. 
 + Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm. Tình huống truyện có vai trò hết sức quan 
trọng, được ví như "cái chìa khóa vận hành cốt truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố 
của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, 
xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của 
tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất 
cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
 - Tình huống độc đáo của truyện ngắn Chữ người tử tù (1.75 đ)
 + Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là cuộc gặp 
gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch 
nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện 
cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là 
những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và 
trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
 + Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm 
thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ 
cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.
 - Vai trò của tình huống truyện (2.75đ)
 + Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự tất thắng của cái 
chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc đối đầu với những gì xấu xa, tăm tối, độc ác. Thông điệp nghệ thuật 
mà nhà văn gửi gắm qua tình huống truyện là thông điệp về sức mạnh cảm hóa kì diệu của nghệ thuật, 
của cái đẹp "Cái đẹp cứu rỗi nhân loại"
 + Bộc lộ tính cách nhân vật:Thông qua tình huống truyện, nhân vật Huấn Cao có cơ hội bộc lộ 
rõ những phẩm chất cao đẹp: vừa hiên ngang, dũng liệt vừa tài hoa nghệ sĩ lại giữ được cái tâm trong 
sáng. Còn quản ngục, qua tình huống éo le ấy, cũng thể hiện mình là một người có khí phách, biết 
"biệt nhỡn liên tài", trân trọng tài năng và khí phách của người anh hùng đồng thời là người vẫn giữ 
được thiên lương trong sáng.
 + Thúc đẩy cốt truyện phát triển (tạo không khí căng thẳng, lôi cuốn): Từ tình huống truyện, 
cốt truyện được triển khai, phát triển và lên đến cao trào trong cảnh cho chữ cuối tác phẩm. Chính tình 
huống độc đáo đã tạo cho câu chuyện sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ đầu TP
 + Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy cá tính, 
luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
c. Kết thúc vấn đề: (0.5): Tình huống truyện là một thành công nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, góp 
phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn của tác phẩm đồng thời thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo 
của tác giả Nguyễn Tuân.
D. DẶN DÒ: Chuẩn bị chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí
 Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng viết (báo in, báo mạng, tranh 
ảnh) hay dạng nói (báo phát thanh, báo truyền hình) có nội dung phê phán lối sống vô 
cảm hoặc ca ngợi những tấm lòng nhân ái sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn 
trong c/s
 Nhóm 1, 4 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại bản tin.
 Nhóm 2, 5 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại phóng sự
 Nhóm 3, 6 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại tiểu phẩp
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_4849_bai_viet_so_3_nghi_luan_van_hoc.doc