Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 50-55: Chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên

doc 9 Trang tailieuthpt 10
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 50-55: Chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 50-55: Chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 50-55: Chủ đề Phong cách ngôn ngữ báo chí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Duyên
 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
Ngày soạn: 28/11/2018
Tiết 50 ->55
 Chủ đề: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
 – Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm 
của phong cách ngôn ngữ báo chí.
 – Nhận biết được 3 thể loại cơ bản của ngôn ngữ báo chí, các yêu cầu cơ bản của các thể loại này.
 – Phân biệt được phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đăng tải trên 
báo
 2. Kỹ năng: Có kĩ năng viết 1 bản tin, phỏng vấn, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí 
 đơn giản.
 3. Thái độ:
 – Có niềm yêu thích hứng thú với các chương trình báo chí.
 – Có ý thức quan tâm theo dõi tin tức báo chí để có những hiểu biết xã hội và thái độ sống đúng 
đắn tích cực.
 – Biết tích luỹ những kinh nghiệm cần thiết để có thể viết được những bản tin, trước mắt là để 
phục vụ cac hoạt động trong nhà trường và sau đáp ứng các vấn đề trong cuộc sống.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chủ yếu cần hướng tới thông qua chủ đề là: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, 
chủ đề còn hướng tới việc hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực:
* Năng lực chung:
– Năng lực tự học: Tự giác chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết các 
nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra trong tiết học.
– Năng lực quản lý bản thân: Học sinh biết tự điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân trước các vấn 
đề xã hội như: biết lên án những thái độ sống vô cảm, biết quan tâm chia sẻ và dành tình yêu thương 
cho những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.
– Năng lực hợp tác: lắng nghe chia sẻ, phối hợp với các bạn trong nhóm và trong lớp.
– Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong việc đọc hiểu văn bản báo chí, viết 1 văn bản báo chí hấp dẫn, 
sáng tạo.
– Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông: Học sinh biết khai thác các văn bản báo chí 
dưới dạng viết (báo in, báo mạng, tranh ảnh) hay dạng nói (báo phát thanh, báo truyền hình).
* Năng lực chuyên biệt:
– Năng lực đọc – hiểu văn bản báo chí: thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm của phong cách ngôn 
ngữ báo chí, HS biết cách phân tích những đặc trưng (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh 
động hấp dẫn) của các thể loại báo chí
– Năng lực tạo lập văn bản: biết cách sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo 
chí (từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ) để viết một bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, 
thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.
 5. Định hướng hình thành phẩm chất:
– Tự chủ, tự tin trong giao tiếp và trình bày trước lớp
– Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trách nhiệm của bản thân 
trước các vấn đề cộng đồng
II. Phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu:
 1. Đối với giáo viên:
– Đọc chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK, SBT, SGV
– Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh”.
– Sưu tầm dẫn chứng cụ thể minh họa, tham khảo tài liệu liên quan đến bài giảng để liên hệ mở rộng 
kiến thức cho HS
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 1 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Đài Loan bắt đầu diễn tập bắn đạn thật xung quanh đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của 
Việt Nam, bà Trà khẳng định:
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp 
với luật pháp quốc tế.
Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam tiếp tục tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc 
quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo 
này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Một lần nữa, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên và yêu cầu Đài Loan không tiến hành các hành động tương tự.
 - HS phát biểu ý kiến
 - GV lí giải và dẫn dắt vào bài: Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn 
trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin 
thời sự mà còn phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến 
của tờ báo. Thông qua báo chí nhiều vấn đề tiêu cực trong cuộc sống được phát hiện đề cập và lên án 
nhưng cũng có rất nhiều hình ảnh đẹp về lối sống nhân ái sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ những người có 
hoàn cảnh khó khăn được ca ngợi và nêu gương sáng. Thông qua đó báo chí đã góp phần thúc đẩy sự 
phát triển xã hội.
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 3 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 thế nào? sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin 
 chính xác.
 - Bản tin thường có câu ngắn; phóng sự 
 có câu dài, kết cấu phức tạp; tiểu phẩm 
 có câu văn gần với lời ăn tiếng nói hằng 
 ngày.
 c. Về các biện pháp tu từ:
 - Không giới hạn các biện pháp tu từ và 
 cú pháp.
 - Ở báo nói: phải phát âm rõ ràng, khúc 
 chiết.
 - Ở báo viết: phải chú ý kiểu chữ, khổ 
 chữ, màu sắc, hình ảnh, để tạo điểm 
 nhấn thông tin.
 2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: 
 2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí a. Tính thông tin thời sự:
 - Hãy nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ đặc - Truyền bá tin tức cập nhật, nóng hổi 
 trưng ngôn ngữ báo chí? trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
 - Tại sao phong cách ngôn ngữ báo chí phải đảm - Ngôn ngữ phải chính xác, nhất là thông 
 bảo tính thông tin thời sự? tin thời gian, địa điểm, nhân vật, sự 
 - Tính ngắn gọn trong phong cách ngôn chí được kiện,
 biểu hiện như thế nào? b. Tính ngắn gọn:
 - Tính sinh động hấp dẫn được biểu hiện như thế Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng 
 nào? thông tin cao.
 – HS làm việc nhóm dựa trên văn bản báo chí đã - Ngắn nhất là bản tin (tin vắn, tin 
 sưu tầm được, viết trên giấy A0, sau khi hoàn thành nhanh, quảng cáo) -> Có khi chỉ dùng 
 treo sản phẩm trên bảng. một câu.
 – Nhóm trưởng đại diện đọc văn bản sưu tầm được - Bài dài thường kèm theo một tóm tắt 
 và phân tích ngắn,in đậm ở đầu bài báo tóm lược nội 
 – Các nhóm khác nghe và nhận xét góp ý. dung cơ bản.
 * GV kết luận: c. Tính sinh động hấp dẫn:
 Thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu, đặc 
 biệt là ở tiêu đề (tit) của bài báo.
Tiết 2: Bản tin
 Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
 Hoạt động 1 I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của 
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 5 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 đạt mục tiêu huy chương tại SEA Games. Bên cạnh đó, 
 việc Philippines là nước chủ nhà cũng khiến chúng tôi 
 gặp khó ở môn rugby hay điền kinh", Bộ trưởng Syed 
 Saddiq lý giải.
 Malaysia chỉ giành 55 HC vàng, đứng thứ 5 toàn đoàn, 
 sau Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, trong 
 khi chỉ tiêu của họ là 70 HC vàng. Thành tích đáng thất 
 vọng này khiến bộ trưởng Syed Saddiq phải công khai 
 xin lỗi. "Là Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao, tôi nhận 
 toàn bộ trách nhiệm khi các VĐV không thể đạt mục tiêu 
 đề ra. Nó là trách nhiệm chung của Bộ, Hội đồng 
 Olympic quốc gia, Viện thể thao quốc gia và các liên 
 đoàn bộ môn... Tôi muốn xin lỗi người hâm mộ về kết 
 quả này", ông Syed Saddiq nói.
 Bộ trưởng Syed Saddiq cho rằng một số VĐV Malaysia 
 gặp khó vì phải cạnh tranh với những đối thủ nhập tịch 
 của nước chủ nhà. Ông cũng nhấn mạnh rằng các VĐV 
 đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, nhưng lại bị 1. Khai thác và lựa chọn 
 báo chí bỏ quên. "Tôi mong mọi người đừng khiến các Tin
 VĐV cảm thấy nặng nề vì những từ ngữ tiêu cực. Chúng Trước khi viết bản tin, cần khai thác, 
 tôi mới là những người phải chịu trách nhiệm. Nên hãy lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, 
 nhắm đến chúng tôi, đừng đổ lên VĐV. Họ là những chính xác.
 người đã chiến đấu vì màu cờ sắc áo của đất nước", ông 2. Cách viết bản tin:
 cho hay. Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin 
 thường được nêu trực tiếp, chứa đựng 
 Duy Đoàn (theo Astroawani)
 những thông tin khái quát quan trọng 
 1. Khai thác, lựa chon tin nhất. Phần sau có thể chi tiết hóa, giải 
 ? Bản tin trên đã lựa chọn đưa tin những sự kiện nào? Có thích nguyên nhân hoặc kết quả tường 
 phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn tin của bản tin thuật chi tiết sự kiện.
 không?
 Từ việc phân tích trên, anh chị hãy cho biết tiêu chuẩn để 
 lựa chọn tin và những nội dung cơ bản cần làm rõ của 
 bản tin ?
 2. Viết bản tin.
 ? Bố cục cơ bản của 1 bản tin thường?
 Phần tiêu đề có quan hệ như thế nào với nội dung? Vì 
 sao tiêu đề cần gây được chú ý để triển khai nội dung 
 chính?
 Phần mở đầu có tầm quan trọng như thế nào? Phần mở 
 đầu phải đảm bảo những yêu cầu nào về nội dung và 
 hình thức.
 Phần triển 
 Tiết 3: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
 Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 7 Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ngữ văn 11
 Ngày 06/12/2018 Tiết 4,5,6: 
 THỰC HÀNH: TẬP LÀM NHÀ BÁO
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1 I. Thực hành viết bản tin
 - Yêu cầu học sinh viết bản tin dưới dạng tin vắn: 
 Nội dung thông đã được tìm hiểu trước (thời - Đảm bảo về mặt thời gian
 gian viết 20 phút). - Đảm bảo các yêu cầu của một tin 
 - Yêu cầu học sinh đọc một số tin vắn
 - Thu bài chấm điểm.
 Hoạt động 2 II. Thực hành phỏng vấn và trả lời 
 - Các tổ lần lượt thực hiện cuộc phỏng vấn của tổ phỏng vấn
 mình: (Chủ đề của cuộc phỏng vấn đăng kí trước 
 với GV). - Đảm bảo về mặt thời gian
 + Các tổ bố trí bàn ghế, phương tiện phỏng vấn - Đảm bảo các yêu cầu của một 
 phù hợp với điều kiện cần thiết cho việc thực cuộc phỏng vấn
 hiện phỏng vấn.
 + Thời gian tối đa 8 phút/tổ.
 + Các thành viên trong tổ và cả lớp theo dõi để 
 có ý kiến nhận xét, đánh giá vào tiết tổng kết.
 - GV theo dõi các tổ thực hiện và có nhận xét 
 ngắn gọn sau khi mỗi tổ thực hiện xong.
 Hoạt động 3
 - GV hướng dẫn các tổ biên tập nội dung đã III. Hướng dẫn biên tập sau phỏng vấn
 phỏng vấn để viết bài.
 - Yêu cầu viết thành bài hoàn chỉnh và nộp cho 
 GV trước tiết tổng kết chủ đề 2 ngày.
 Hoạt động 4
 - GV nhận xét, đánh giá về: qua trình tìm hiểu lí IV. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện 
 thuyết, tự sưu tầm các thể loại báo chí, tự tìm chủ đề
 hiểu thông tin, chuẩn bị nội dung để thực hiện 1. Ưu điểm?
 cuộc phỏng vấn, biên tập sau phỏng và kết quả 2. Hạn chế?
 qua bài báo. 
 - Nắm bắt những phản hồi của học sinh để rút 
 kinh nghiệm cho các chủ đề tiếp theo
 CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 1. Củng cố
 GV hướng dẫn HS nắm lại kiến thức toàn bài
 2. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Một số thể loại 
 văn học: Thơ, truyện
. 
 Giáo viên:Nguyễn Thị Duyên 9

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_50_55_chu_de_phong_cach_ngon_ngu_bao.doc