Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 56: Tác giả Nam Cao - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tú Anh

doc 21 Trang tailieuthpt 26
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 56: Tác giả Nam Cao - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tú Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 56: Tác giả Nam Cao - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tú Anh

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 56: Tác giả Nam Cao - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tú Anh
 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
 Ngày soạn: 6/12/2019
Tiết 56
 TÁC GIA NAM CAO
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức :
 a/ Nhận biết: Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các 
đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
 b/ Thông hiểu: Ảnh hưởng của quê hương, gia đình, hoàn cảnh xã hội làm nên tài 
năng Nam Cao
 c/Vận dụng thấp:Tìm được những dẫn chứng để làm sáng tỏ qua điểm nghệ thuật 
của Nam Cao qua truyện ngắn của ông.
 d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải 
những quan điểm sáng tác mới mẻ, sáng tạo của nhà văn;
 2. Kĩ năng :
 a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tác gia văn học
 b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi thuyết minh về một tác gia văn học;
 3.Thái độ :
 a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
 b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
 c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc
 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
 -Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam 
Cao thông qua nội dung tác phẩm; định hướng được thái độ của mình trước hiện tượng 
xã hội đương thời; đọc văn bản dưới sự hướng dẫn của GV và trở thành người đồng 
sáng tạo với tác phẩm.
 -Năng lực hợp tác: thể hiện qua thảo luận nhóm.
 -Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị 
thẩm mỹ được thể hiện trong tp: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hàitừ đó cảm nhận được 
giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
 - Phương tiện, thiết bị: 
 + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
 + Máy tính, máy chiếu, loa...
 - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
 Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Nhận thức được nhiệm vụ 
 cần giải quyết của bài học.
 +Trình chiếu một đạon Phim Làng Vũ Đại ngày ấy, cho - Tập trung cao và hợp tác tốt 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 1 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà 
Nam, xuất thân trong một gia đình nông 
dân nghèo. Nam Cao là người con duy 
nhất trong một gia đình đông con được ăn 
học tử tế .Học xong bậc thành chung (Cấp 
THCS), năm 1935 Nam Cao vào Sài Gòn 
và có ý định ra nước ngoài học tập.Sau 
khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải 
trở về quê. Từ đó NC phải sống một cách 
chật vật, làm đủ nghề: viết văn, làm báo, 
làm gia sư, viết quảng cáo
-NC sớm giác ngộ CM: Tháng 4 năm 
1943 NC tham, gia vào Hội văn hóa cứu 
quốc do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh 
đạo.Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 
12/1946 NC về làm công tác tuyên truyền 
ở tỉnh Hà Nam. Mùa thu 1947, NC lên 
Việt Bắc làm phóng viên, thư kí tòa soạn 
báo Cứu quốc. Năm 1950 tham gia chiến 
dịch Biên giới. Tháng 11/1951 trên đường 
đi công tác vào vùng địch hậu thuộc Liên 
khu 3, NC đã hi sinh khi tuổi đời còn quá 
trẻ, tài năng đang độ sung mãn và đầy hứa 
hẹn.
+ HS: trả lời
-Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh 
lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm 
phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu 
tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống 
tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc 
sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu 
con người. Nam Cao thường hổ thẹn về 
những gì mà ông cảm thấy tầm thường, 
thấp kém của mình 
-Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình 
thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng 
với quê hương và những người nông dân 
nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong 
XH cũ, vì thế không ít tác phẩm của Nam 
Cao viết về kiếp người lầm than là những 
thiên trữ tình đầy sự đồng cảm, xót 
thương. Ông hay suy nghĩ về nhiều vấn đề 
trong đời sống để rút những nhận xét có 
tầm triết lí sâu sắc và mới mẻ.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 3 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
-Văn chương chân chính là văn chương Đôi mắt”, kí sự “ Chuyện biên giới”.
chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, 
vừa mang nỗi đâu nhân tình (Trong Đời 
thừa dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ 
thuật, nhưng Hộ vẫn có thể hi sinh nghệ 
thuật cho cuộc sống, dù trong hoàn cảnh 
nào nhân vật này cũng không thể bỏ 
người vợ gầy yếu và những đứa con thơ 
dại của mình. Bài học có thể rút ra từ 
nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho 
nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo.)
-Nhà văn phải biết “Văn chương không 
cần đến những người thợ khéo tay làm 
theo một vài kiểu mẫu đưa cho, VC chỉ 
dung nạp Khơi những nguồn chưa ai 
khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” 
(Đời thừa). 
-“Văn chương không phải là ánh trăng lừa 
dối, không nên là ánh trăng lừa dối”
* Nhóm 2 
Trước CM 8/1945:Tập trung 2 đề tài 
chính:
*Đề tài người trí thức nghèo:
TP: Trăng sáng, Sống mòn, Đời thừa
ND:
+Tình cảnh nghèo khổ, sống dở chết dở 
của những nhà văn nghèo, những ông 3. Phong cách nghệ thuật.
giáo khổ trường tư  - Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần 
+Phát hiện và miêu tả tấn bi kịch tinh thần – con người bên trong của nhân vật.
của họ (Mâu thuẫn giữa khát vọng chân - Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích 
chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong 
vànhân phẩm – Với hoàn cảnh XH, với việc phân tích những diễn biến tâm lí phức 
gánh nặng cơm áo gạo tiền Để rồi họ tạp,lưỡng tính.
phải sống “cuộc đời thừa”, “chết mòn về - Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, 
tinh thần” đặc sắc, đa thanh.Kết cấu tp linh hoạt mà 
+Qua đó nhà văn phê phán, lên án tố cáo nhất quán.
XH phi nhân đạo đã cướp đi sự sống và - Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng 
tâm hồn của những tri thức đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa 
*Đề tài người nông dân nghèo: nhân sinh hoặc triết học.
TP: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt - Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua 
chó, Mua danh, Tư cách mõ, Một bữa no, chát dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, 
Lão Hạc, Lang Rận đằm thắm.
ND:
+Quan tâm tới những kẻ bần cùng, thấp 
cổ bé họng, hiền lành bị lăng nhục, bị đối 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 5 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
2/ Ở Nam Cao, cũng như nhân vật trí 
thức nghèo trong sáng tác của ông, 
không thấy diễn ra cuộc đấu tranh 
giữa 2 mặt nào sau đây?
a. Nhân đạo, vị tha- tàn nhẫn, ích kỉ
b. Dũng cảm-Hèn nhát
c. Chân thực-Giả dối
d. Cái đẹp-cái thiện
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực 
hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến 
thức 
  4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
 Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo: Nhà văn 
Nêu những đóng góp riêng phản ánh chân thực, sinh động tình trạng mòn mỏi về 
của Nam Cao khi viết về đề tinh thần, bị huỷ hoại dần những phẩm chất tốt đẹp 
tài đời sống trí thức nghèo và của người trí thức nghèo;
đề tài đời sống nông dân - Khi viết đề tài đời sống nông dân nghèo: Tác giả thể 
nghèo? Chứng minh qua tác hiện bi kịch bị tha hoá, bị từ chối quyền làm người.
phẩm của ông: Đời thừa, Chí - Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong 2 truyện đề 
Phèo phân tích, chứng minh.
Bước 2: HS thực hiện 
nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả 
thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt 
kiến thức 
 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
 Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap
 + Vẽ sơ đồ tư duy bài Nam - Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.
 Cao
 + Tìm đọc các bài viết về 
 nhà văn Nam Cao 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 7 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
 Ngày soạn: 14/12/2019
Tiết 57, 58,59: Đọc văn
 CHÍ PHÈO
 (Nam Cao)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức :
 a/ Nhận biết: Nêu được kiến thức về tác giả, khái quát tác phẩm, nội dung, nghệ 
thuật và ý nghĩa văn bản của truyện ngắn. 
 b/ Thông hiểu: - Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao đối với bi kịch bị 
tha hoá của Chí Phèo và sự trân trọng của nhà văn trước khát vọng hoàn lương của 
người nông dân.
 c/Vận dụng thấp: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của 
Nam Cao.
 d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội 
dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
 2. Kĩ năng :
 a/ Biết làm: bài đọc hiểu về truyện ngắn của Nam Cao.
 b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác 
phẩm, đoạn trích văn xuôi
 3.Thái độ :
 a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn xuôi
 b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của Nam 
Cao.
 c/Hình thành nhân cách: có tinh thần nhân ái, cảm thông với cuộc đời người nôn 
dân, trân trọng với khát vọng của con người.
 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao
 - Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
 - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng 
góp nổi bật của nhà văn
 - Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao
 - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
 - Phương tiện, thiết bị: 
 + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
 + Máy tính, máy chiếu, loa...
 - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
  1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 9 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
“Chí Phèo”?
 * GV diễn giảng về các tên gọi của TP.
- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò 
gạch cũ → sự quẩn quanh bế tắc.
- Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa 
xứng đôi. →nhấn mạnh mối tình Chí Phèo- 
Thị Nở.
 - Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và 
được đổi tên một lần nữa Chí Phèo.→ nhấn 
mạnh nhân vật Chí Phèo.
GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm Chí Phèo.
- GV nhận xét và chốt lại bằng bảng phụ. 5. Bố cục: 3 phần
 + Chí Phèo được sinh ra trong hoàn cảnh - Phần 1: Từ đầukhông ai biết: Nhân 
nào? vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng 
 + Chí lớn lên bằng cách nào? chửi.
 + Năm 20 tuổi Chí làm gì? Ở đâu? - Phần 2: Tiếp theo “mau lên”: Chí bị 
 + Tại sao Chí vào tù? Sau khi ở tù ra Chí đã cướp mất tính người.
thay đổi như thế nào? - Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức 
+ Trong lúc say khước Chí gặp ai? Sau cuộc và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
gặp ở đó Chí đã thay đổi ntn?
+ Ai đã ngăn cản tình cảm của Chí và Thị 
Nở? Khi bị năn cản Chí làm gì?
+ Tác phẩm có thể chia thành mầy phần? Nội 
dung chính từng phần?
 + Em có nhận xét gì về ý cơ bản của mỗi 
đoạn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
 Đề tài và nhan đề:
 - Số phận người nông dân nghèo trước Cách 
 mạng tháng Tám.
 - Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lò gạch 
 cũ”, sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại 
 thành “Đôi lứa xứng đôi” (1941), sau này 
 tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”. Được in 
 trong tập Luống Cày (1946).
 Tóm tắt tác phẩm:
 - Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị 
 bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.
 - Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho 
 nhà người này đến đi ở cho nhà khác. Đến 
 năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà Lí 
 Kiến. Bị Lí Kiến ghen và hảm hại Chí phải 
 vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 11 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
Chức, Năm Thọ... 
- Dân làng Vũ Đại: là “bọn dân hiền lành, chỉ 
è cổ làm nuôi bọn lí hào”. 
* Nhóm 2 
 Nơi đó không phải là môi trường thuận 
lợi cho nhân cách, cái thiện, cái tốt hình 
thành và phát triển. Trái lại, nó chỉ có thể bào 
mòn, thủ tiêu nhân cách con người.
* Nhóm 3 
- Bốn đời làm tổng lí “ Uy thế nghiêng trời”
- Giọng nói, cái cười mang tính điển hình 
cao: tiếng quát “rất sang”, “cái cười Tào 
Tháo”
- Thao túng mọi người bằng cách đối nhân 
xử thế và thủ đoạn mềm nắn rắn buông.
- Khôn róc đời, biết dìm người ta xuống 
sông, nhưng rồi lại biết dắt người ta lên để 
phải đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng 
nhưng rồi cũng biết trả lại 5 hào vì thương 
anh túng quá.
- Bá dựng lên quanh mình một thế lực vững 
trãi để cai trị và bóc lột, giẫm lên vai người 
khác một cách thật tinh vi.
* Nhóm 4 
 - Bá có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, 
 sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm tha hoá và 
 làm tan nát bao nhiêu cuộc đời con người 
 lương thiện.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức 
* Thao tác 1 : 3. Hình tượng nhân vật Chí.
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản về nhân a. Trước khi ở tù.
vật CHí Phèo - Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không 
 mẹ, không nhà, không cửa, không một 
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận tấc đất cắm dúi cũng không có, đi ở hết 
nhóm: nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ mướn để kiếm sống.
 - Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho 
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về cuộc đời và nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn→ Chí 
tỉnh cách của Chỉ Phèo giai đoạn trước khỉ Phèo là một người lương thiện.
anh ta vào tù? - Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 13 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
 Có hai nguyên nhân chính: Nở:
 -Chí Phèo vô cớ bị Bá Kiến bỏ tù. - Tình yêu thương mộc mạc, chân thành 
Thời gian ở tù 7- 8 năm. Chí bị môi trường của Thị Nở- người đàn bà xấu như ma 
nhà tù nhào nặn thành con người khác hẳn: chê quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức 
Dị dạng nhân hình, thay đổi hoàn toàn nhân bản chất lương thiện của Chí Phèo.
tính và mất hết ý thức về phẩm giá. - Chí Phèo đã thức tỉnh.
 -Sau hai lần đầu đến nhà Bá Kiến, Chí + Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm 
bị rơi vào cạm bẫy nham hiểm của hắn. thanh trong cuộc sống.
 + Lần thứ nhất: Chí Phèo đến để trả + Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của 
thù nhưng thực chất là ăn vạ. Hắn bị Bá Kiến mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí 
lừa phỉnh (ân cần ngọt ngào, sai người giết Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và 
gà đãi Chí Phèo, tiễn Chí Phèo về sau khi đã ốm đau”.
biếu thêm đồng bạc để về uống thuốc). Chí + Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện 
Phèo tưởng mình thắng nhưng thực chất đã và muốn làm hòa với mọi người. 
thua rất đau. Chính từ những đồng tiền đó, - Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc 
Chí Phèo bị biến thành quỷ dữ mà không đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
hay. + Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng 
 + Lần thứ hai: Chí Phèo đến đòi đi tù nhưng Chí được ăn trong tình yêu thương và 
 thực chất là đòi đất, đòi nhà. Bá Kiến ranh hạnh phúc.
 ma đã đẩy Chí Phèo vào cuộc trao đổi: Đòi => Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí 
 được tiền của Đội Tảo thì có nhà, có đất! đang đứng trước tình huống có lối thoát 
 Chí Phèo làm được điều đó nhưng trở thành là con đường trở về với cuộc sống của 
 công cụ đắc lực của Bá Kiến mà không hay một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu 
 biết. nhân đạo của nhà văn.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức 
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận 
nhóm: 
 d. Bi kịch bị cự tuyệt:
 - Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã 
 hội .
 Nhóm 3:Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí - Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ 
 Nhóm 4: - Hình ảnh bát cháo hành có ý của Thị Nở
nghĩa như thế nào? + Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, 
 + Đối với Chí Phèo? nắm lấy tay Thị Nở, bị Thị Nở xô ngã, 
 + Tình cảm của tác giả? Chí thấy hơi cháo hành, nhưng lại tuyệt 
 vọng, Chí uống rượu và khóc “rưng rứt”, 
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Kiến và tự sát.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện - Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến 
* Nhóm 1 và tự sát của Chí:
 Chính Thị Nở và tình yêu của hai + Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy 
nguời đã thức tỉnh Chí Phèo, làm cho hắn máu rửa thù của người nông dân thức 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 15 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS trả lời cá nhân:
 -Thị Nở từ chối Chí Phèo là vì nghe 
theo lời bà cô. Và nguyên nhân bà cô không 
cho Thị lấy Chí Phèo chỉ bởi vì hắn là “cải 
thằng không cha”, là “kẻ chuyên rạch mặt ăn 
vạ”. Như vậy, chính cái định kiến khắt khe 
của làng Vũ Đại đã thiêu rụi niềm hy vọng 
cuối cùng và dồn đuổi Chí Phèo vào bước 
đường cùng.
 - Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị 
Thị Nở từ chối:
 +Không tin, cười và lắc lư cái đầu.
 +Ngẩn người, ngẩn mặt, sửng sốt, níu 
Thị Nở lại.
 +Uất ức, tuyệt vọng, uống rượu cho 
say nhưng càng uống càng tỉnh.
 +Ôm mặt khóc rưng rức
 +Cầm dao đi trả thù.
 + Lúc cầm đao đi trả thù, đầu tiên Chí 
Phèo trỏ vào cô cháu Thị Nở, nhưng bước 
chân xệch xạc lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến. 
Có lẽ, hắn lờ mờ nhận ra kẻ thù của hắn là Bá 
Kiến, kẻ đã bám riết, đeo đuổi, can thiệp vào 
đời hắn hàng chục năm và biến hắn thành 
một kẻ lưu manh, gây tội ác đến nỗi “không 
thể làm người lương thiện được nữa”.
 + Tiếng kêu của Chí Phèo trước khi 
giết Bá Kiến và tự sát là tiếng kêu đau đớn 
của sự thức tỉnh, của khát vọng chân chính, 
đưa Chí Phèo về đến ngưỡng cửa cuộc đời. 
 + Chí Phèo giải thoát bằng cách trả thù 
và tự sát. Điều này không mang tính bi quan, 
bởi Nam Cao không phải là nhà văn Cách 
mạng mà là một nhà văn hiện thực. Cái chết 
của Chí Phèo mang yếu tố tiêu cực, nhưng đó 
chính là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa 
phong kiến.
 + Tao muốn làm người lương 
thiện!Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng 
đường, đó cũng là lời cầu cứu của con người 
bị cự tuyệt quyền làm người.
+Ai cho tao lương thiện?Một sự thật phũ 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 17 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
 -Ngôn ngữ truyện:tác giả đan xen lời 
nhân vật và lời người kể chuyện. Điều này 
giúp cho nhà văn dễ dàng lách sâu vào thế 
giới nội tâm phức tạp và tinh tế của nhân 
vật.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức 3. Ý nghĩa văn bản:“ Chí Phèo” tố cáo 
 mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính 
GV.Qua truyện ngắn, Nam Cao muốn khái của người nông dan lương thiện đồng thời 
quát lên 1 hiện tượng xã hội ở nông thôn nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất 
Việt Nam trước cách mạng tốt đẹp của con người ngay cả khi học đã 
- Một bộ phận nông dân lao động lương biến thành quỷ dữ.
thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu III. Tổng kết: 
mạnh hoá. 
- Kết án đanh thép tàn bạo xã hội, đồng thời 
phát hiện và ca ngợi bản chất lương thiện 
của họ 
 => Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị 
 nhân đạo sâu sắc
  3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ ĐÁP ÁN
Câu hỏi 1: Trong truyện, Chí Phèo [1]='c'
nhiều lần được thừa nhận là người có [2]='b'
bản tính hiền lành, lương thiện. riêng câu [3]='a'
“lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền” là 
lời của ai nhận xét về Chí Phèo?
a. Lời Lí Kiến.
b. Lời bà Ba.
c. Lời người kể chuyện.
d. Lời thị Nở.
Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây điền vào 
sau bởi vì để có một cắt nghĩa đúng 
nhất?
 Trong truyện ngắn Chí Phèo, 
Năm Thọ, Binh Chúc , Chí Phèo,đều 
là nạn nhân của Bá Kiến và xã hội làng 
Vũ Đại, nhưng chỉ có Chí Phèo mới thật 
sự là một tính cách bi kịch. Bởi vì:
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 19 Trường THPT Đức Thọ GV: Nguyễn Thị Tú Anh
nghĩa trong câu sau:hắn cứ 4. Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ 
thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân 
chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo 
đẻ ra cái thằng Chí Phèo Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu 
 tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng 
Bước 2: HS thực hiện trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót.
nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả 
thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt 
kiến thức 
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
 Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ -Đọc và so sánh với văn bản trong 
- Tìm đọc toàn bộ truyện Chí Phèo SGK
- Tìm đọc một số bài thơ viết về nhân vật - Truy cập mạng để ghi lại các bài thơ 
Chí Phèo; ( như bài Trăng nở nụ cười)
- Dựng kịch đoạn Chí Phèo đến nhà Bá - Lên kế hoạch và thực hiện sân khấu 
Kiến lần cuối hoá.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức 
Giáo án ngữ văn cơ bản 11 21

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_56_tac_gia_nam_cao_nam_hoc_2019_2020.doc