Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12

pdf 13 Trang tailieuthpt 98
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12

Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12
Tuần từ 13/4 - 18/4. 
TÀI LIỆU GỒM 04 PHẦN: 
 I. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG. 
 II. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 
 III. BẢO VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI. 
 IV. CÂU HỎI ỨNG DỤNG. 
 I. Thiên nhiên phân hóa đa dạng 
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam 
a/Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra) 
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh 
- Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh 
dưới 200C có 3 tháng. 
- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông - mùa hạ 
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các 
cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày. 
b/Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào) 
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. 
- Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào 
dưới 200C. 
- Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô 
- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo 
và nhiệt đới với nhiều loài. 
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây. 
a.Vùng biển và thềm lục địa: 
- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm 
lục địa. 
b.Vùng đồng bằng ven biển: 
 Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng: 
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú. 
- Dải đ/bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá 
phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế 
biển. 
c.Vùng đồi núi: 
 Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân 
hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. 
 1 
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam. 
+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển. 
+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá. 
- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). 
BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI. 
- Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ở BTB hướng Tây-Đông. Sông có độ dốc 
lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện 
- Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa 
trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh. 
- Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng. 
c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. 
- Đặc điểm chung: các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, đồng 
bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ, đồng bằng nhỏ, hẹp ở NTB. 
- Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây 
Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải. 
+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng. 
+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh. 
- Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V 
đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng 
IX và tháng VI. 
- Sông ngòi: 3 hệ thống sông: Các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). 
Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. 
- Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. 
Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng. 
- Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít. 
 II. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
1. Tài nguyên rừng: 
- Rừng của nước ta đang được phục hồi. 
 + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu) 
 + 1983: 7,2 triệu ha. 
 + 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%). 
- Tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). 
- Chất lượng rừng bị giảm sút : diện tích rừng giàu giảm, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và 
rừng mới phục hồi. 
* Các biện pháp bảo vệ: 
 - Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng 
trên đất trống, đồi núi trọc. 
 3 
-Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác nước ngầm quá 
mức. 
-Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô. 
- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt. 
* Biện pháp bảo vệ: 
-Xây các công trình thuỷ lợi để cấp nước, thoát nước 
-Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc. 
-Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả. 
-Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. 
-Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường. 
b. Tài nguyên khoáng sản: 
* Tình hình sử dụng: 
Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản 
lý khai thác, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường khai thác bừa bãi, không quy 
hoạch 
* Biện pháp bảo vệ: 
-Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu 
khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản. 
-Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm. 
c. Tài nguyên du lịch: 
* Tình hình sử dụng: 
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái. 
* Biện pháp bảo vệ: 
Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát 
triển du lịch sinh thái 
 III. Bảo vệ môi trƣờng và phòng chống thiên tai. 
1. Vấn đề môi trƣờng. 
 - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: 
 +Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán 
Ví dụ: Phá rừng đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi 
khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng 
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: 
+ Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý. 
+ Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệpVượt quá mức tiêu chuẩn cho phép. 
+ Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp. 
2. Thiên tai 
a. Bão 
* Hoạt động của bão ở Việt nam: 
- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10. 
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. 
 5 
 - Quy hoạch các điểm dân 
 cư. 
- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất. 
- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối  Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống 
nhân dân. 
3. Chiến lƣợc quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. 
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết 
định đến đời sống con người. 
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, có liên 
quan đến lợi ích lâu dài. 
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong 
giới hạn có thể phục hồi được. 
- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. 
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài 
nguyên thiên nhiên. 
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường. 
 IV. BÀI TẬP 
Câu 1. Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc: 
A. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. 
B. Cận xích đạo gió mùa. 
C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. 
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. 
Câu 2. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là: 
A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo. B. Đới rừng xích đạo. 
C. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. Đới rừng nhiệt đới. 
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở 
vào): 
A. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C. B. Quanh năm nóng. 
C. Về mùa khô có mưa phùn. D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt. 
Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta? 
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. 
B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng. 
 7 
Câu 15. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là : 
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. 
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng bị suy giảm. 
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. 
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. 
Câu 16. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là : 
A. Đất phèn. B. Đất mặn. 
C. Đất xám bạc màu. D. Đất than bùn, glây hoá. 
Câu 17. Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là : 
A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu. 
B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. 
C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều. 
D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển. 
Câu 18. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách : 
A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng. 
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí. 
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất. 
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm. 
Câu 19. Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học : 
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ. 
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. 
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng. 
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. 
Câu 20. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta 
hiện nay là : 
A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ. 
B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến. 
C. Giao đất giao rừng cho nông dân. 
D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010. 
Câu 21. Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta là 
A. Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái 
B. Ô nhiễm môi trường 
C. Săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã 
D. Sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái đất gây ra nhiều thiên tai 
Câu 22. Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở: 
A. Số lượng thành phần loài , các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý 
B. Số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý 
C. Giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý 
D. Thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý 
Câu 23. Ở nước ta 70% số cơn bão trong toàn mùa bão nhiều nhất vào tháng 
 9 
 B. Cây công nghiệp lâu năm luôn có tỉ trọng lớn hơn cây công nghiệp hàng năm. 
 C. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục. 
 D. Giai đoạn 2005 – 2010 có biến động phức tạp hơn giai đoạn 2010 – 2015. 
Câu 34. Cho bảng số liệu: 
 Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá hiện hành của Xin-ga-po, giai đoạn 2015 – 2015 
 (Đơn vị: Triệu USD) 
 Năm 2010 2012 2013 2014 2015 
 GDP 236422 289269 300288 306344 292739 
 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) 
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của 
Xingapo giai đoạn trên? 
 A. Tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm. 
 B. Tống sản phẩm trong nước có xu hướng giảm. 
 C. Tổng sản phẩm trong nước tăng không liên tục. 
 D. Tổng sản phẩm có xu hướng giảm liên tục. 
Câu 35. Cho biểu đồ: 
 TỈ SỐ GIỚI TÍNH PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NĂM 2005 VÀ 2014 (%) 
 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 
 Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ số giới tính của nước ta năm 2005 và 
2014? 
 A. Tỉ số giới tính của nước ta ở cả nông thôn và thành thị đều có xu hướng tăng. 
 B. Tỉ số giới tính của nông thôn tăng trong khi ở thành thị có xu hướng giảm. 
 C. Tỉ số giới tính của nông thôn cao hơn thành thị và mức chung cả nước. 
 D. Tỉ số giới tính của thành thị thấp hơn nông thôn và mức chung cả nước. 
Câu 36. Cho biểu đồ về dân số của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015: 
 11 
 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa của 
nước ta, giai đoạn 2000 – 2013 là: 
 A. Biểu đồ kết hợp. 
 B. Biểu đồ miền. 
 C. Biểu đồ đường. 
 D. Biểu đồ cột. 
Câu 39. Cho bảng số liệu: 
 GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƢỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 
 (Đơn vị: triệu USD): 
 Năm 2000 2005 2010 2015 
 Xuất khẩu 14.482,7 32.447,1 72.236,7 162.016,7 
 Nhập khẩu 15.636,5 36.761,1 84.838,6 165.775,9 
 (Nguồn: Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017) 
 Nhận xét đúng nhất dựa vào bảng số liệu trên là: 
 A. Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu nhanh hơn so với xuất khẩu. 
 B. Cán cân thương mại luôn âm và có xu hướng ngày càng giảm. 
 C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. 
 D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục. 
Câu 40. Cho bảng số liệu: 
 CƠ CẤU TỶ TRỌNG GDP THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THÁI LAN VÀ TRUNG 
 QUỐC NĂM 2015 
 (Đơn vị: %) 
 Năm Nông lâm ngư Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 
 nghiệp 
 Thái Lan 9,1 35,7 55,1 
 Trung Quốc 8,9 40,9 50,2 
 (Nguồn: Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017) 
Để thể hiện cơ cấu GDP của Thái Lan và Trung Quốc năm 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào 
sau đây thích hợp nhất? 
 A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền. 
 -------------HẾT------------ 
 13 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_dia_ly_lop_12.pdf