Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12 - Đợt 5

pdf 9 Trang tailieuthpt 117
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12 - Đợt 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12 - Đợt 5

Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 12 - Đợt 5
Tuần từ 6/4 - 12/4. 
MÔ TẢ TÀI LIỆU 
TÀI LIỆU GỒM 04 PHẦN: 
 1. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI. 
 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA. 
 3. BIỂU ĐỒ. 
 4. CÂU HỎI ỨNG DỤNG. 
 1. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI. 
I. Đặc điểm chung của địa hình: 
1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp 
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, ĐB chiếm 1/4 diện tích cả nước. 
+ Đồi núi thấp là chủ yếu. 
2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: 
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. 
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 
- Địa hình gồm 2 hướng chính: 
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. 
+ Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. 
3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: 
 lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. 
4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: 
II. Các khu vực địa hình: 
A. Khu vực đồi núi: 
1. Địa hình núi chia làm 4 vùng: 
a. Vùng núi Đông Bắc 
+ Nằm ở tả ngạn S.Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) 
chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. 
+ Núi thấp chủ yếu, 
+ Hướng núi chính: vòng cung 
+ Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam 
b. Vùng núi Tây Bắc 
+ Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta 
+ Hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) 
+ Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây 
là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên 
đá vôi 
c. Vùng núi Bắc Trường Sơn: 
+ Từ Nam S.Cả tới dãy Bạch Mã. 
+ Huớng chung TB-ĐN, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp trũng ở 
giữa . 
+ Hướng núi chính: tây bắc- đông nam. 
+Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn 
Nam. 
d. Vùng núi Nam Trường Sơn 
+ Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình 
nguyên ở ĐNB, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ. 
 1 
 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 
 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
 a. Tính chất nhiệt đới: 
 * Nguyên nhân: Do Việt Nam nằm ở khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. Hằng năm, 
lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần 
Mặt trời qua thiên đỉnh. 
 * Biểu hiện: 
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung 
bình năm đều cao. Cụ thể: 
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). 
- Tổng nhiệt cao 
- Tổng số giờ nắng nhiều. 
b. Tính chất ẩm 
+ Nguyên nhân: - Do vị trí gần biển. 
 - Do tác động của gió mùa và địa hình. 
+ Biểu hiện: 
- Lượng mưa trung bình lớn 
- Cán cân ẩm luôn luôn dương 
- Độ ẩm không khí cao. 
c. Gió mùa: 
* Các loại gió hoạt động ở nước ta: 
- Gió mậu dịch: hoạt động quanh năm do nước ta nằm trong nội chí tuyến bán cầu bắc. 
- Gió mùa: do nằm trong phạm vi hoạt động gió mùa châu Á 
* Gió mùa mùa đông: (gió mùa ĐB) 
-Từ tháng XI đến tháng IV năm sau 
-Nguồn gốc: cao áp lạnh Xibia 
-Hướng gió Đông Bắc. 
-Phạm vi: miền Bắc (d.Bạch Mã trở ra) 
-Đặc điểm: 
+Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô 
+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn. 
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng ven biển miền 
Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. 
* Gió mùa mùa hạ: (gió mùa TN) 
-Từ tháng V đến tháng X 
-Hướng gió Tây Nam. 
+Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây 
Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, 
nóng. 
+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây 
Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 
miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. 
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ). 
* Sự phân mùa khí hậu giữa các khu vực: 
- miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.. 
- miền Nam: mùa mưa và mùa khô 
- giữa Tây nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập mùa mưa và mùa khô. 
II. Các thành phần tự nhiên khác. 
 3 
 4. BÀI TẬP ỨNG DỤNG 
Câu 1: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là: 
 A. Đồng bằng. B. Đồi núi thấp. C. Núi trung bình. D. Núi cao. 
Câu 2: Độ dốc chung của địa hình nước ta là 
 A. thấp dần từ Bắc xuống Nam. 
 B. thấp dần từ Tây sang Đông 
 C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam . 
 D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam 
Câu 3: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là 
 A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung 
 B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung 
 C. hướng đông – tây và hướng vòng cung 
 D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung 
Câu 4: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở 
 A. sự xâm lược mạnh ở đồi núi và bồi tụ phù sa nhanh đồng bằng. 
 B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng 
 C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình 
 D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung 
Câu 5: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực 
 A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc 
 B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam 
 C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc 
 D. Vùng núi Trường Sớn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam 
Câu 6. Gồm các dãy núi song sog và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam là đặc điểm của 
của vùng núi 
 A.Đông Bắc. B. Trường sơn Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc. 
Câu 7 .Ranh giới giữa vùng núi Trường sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy núi nào sau đây? 
 A.Dãy Hoành Sơn. B. Dãy Hoàng Liên Sơn. C. Dãy Bạch Mã. D. Dãy Tam Điệp 
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc? 
 A Địa hình cao nhất cả nước. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. 
 C. Chủ yếu là hướng vòng cung. D. Thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam 
Câu 9. Mặc dù nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, nhưng this chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, 
nguyên nhân là do 
 A.chịu tác động của gió mùa Tây Nam. B. tác động của Tín phong bán cầu Bắc. 
 C. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. địa hình phân hóa đa dạng. 
Câu 10: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông 
bồi tụ dần trên cơ sở 
 A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng 
 B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp 
 C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng 
 D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp 
Câu 11: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là: 
 A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao 
 B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển 
 C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ 
 D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng giữa núi. 
Câu 12: Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do 
 5 
Câu 26. Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta, nửa đầu mùa đông 
có thời tiết 
 A.lạnh ẩm B. lạnh khô. C. mưa phùn. D. ấm khô. 
Câu 27. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa 
chuyển tiếp xuân thu là: 
 A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB. B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. 
 C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. 
Câu 28. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng: 
 A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. 
 C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước. 
Câu 29. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm 
gió mùa. 
 A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. 
 B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. 
 C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. 
 D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. 
Câu 30. Hệ sinh thái rừng rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là: 
 A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. 
 B. Rừng gió mùa, ẩm nửa rung lá mùa khô. 
 C. Rừng gió mùa nửa rụng lá vào mùa đông. 
 D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển. 
Câu 31:Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí 
 A.tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. nằm ở bán cầu Đông. 
 C. nằm ở bán cầu Bắc. D. nằm trong vùng nội chí tuyến. 
Câu 32: Đắc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu 
 A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù xa 
 C. Chế độ nước sông theo mùa D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co 
Câu 33: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng 
 A. Núi cao B. Đồi núi thấp. 
 C. Đồng bằng ven biển D. Đồng bằng châu thổ 
Câu 34: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là 
 A. Làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp 
 B. Làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính đọc canh lúa nước 
 C. Làm năng suất nông nghiệp không ổn định. 
 D. Làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp 
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Tiền thuôc lưu vưc sông 
nào sau đây? 
 A. Lưu vực sông Mã. B. Lưu vực sông Đồng Nai. 
 C. Lưu vưc sông Cả D. Lưu vực sông Mê Công. 
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây 
không có gió Tây khô nóng? 
 A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ. B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. 
 C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. 
Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào nước 
ta theo hướng nào? 
 A. Tây Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. 
Câu 38.Cho biểu đồ: 
 7 
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 
 A. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của In- Đô -Nê -Xi – A, giai đoạn 2010-
 2016. 
 B. Tình hình lao động phân theo ngành kinh tế của In- Đô -Nê -Xi – A, giai đoạn 2010-
 2016. 
 C. Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của In- Đô -Nê -Xi – A, giai 
 đoạn 2010-2016. 
 D. Tốc độ tăng trưởng lao động phân theo ngành kinh tế của In- Đô -Nê -Xi – A, giai 
 đoạn 2010-2016. 
 -------------------------HẾT------------------------- 
 9 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_dia_ly_lop_12_dot_5.pdf