Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 3: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta - Phan Thị Kim Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 3: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 3: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta - Phan Thị Kim Oanh
Trêng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019 Ngày soạn:04/10/2019 Buổi: 03: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ. BIỂN ĐÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN THIÊN NHIÊN NƯỚC TA NỘI DUNG Tiết 1: Hệ thống kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Tiết 2: Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta Tiết 3: Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm 1. MỤC TIÊU: Sau buổi học về nội dung này, HS phải: 1.1 Kiến thức: - Hệ thống hóa được kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của nước ta. - Hiểu được đặc điểm của Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta. 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng về hệ thống hóa, kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat ĐLVN, bảng số liệu, biểu đồ và vận dụng vào làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến hai nội dung trên. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tài liệu về phần vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta. - Một số bài tập trắc nghiệm liên quan tới nội dung buổi học. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm và giải các bài tập liên quan đến nội dung vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta. - Sưu tầm một số đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây về nội dung của buổi học. 3. TỔ CHỨC HỌC TẬP GV hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức và các bài tập trắc nghiệm liên quan. Tiết 1: Hệ thống kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ I. Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1. Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm Đông Nam Á, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế. - Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới. - Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Hệ toạ độ địa lý: + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B (trên biền: 23023’B - 6050’B) + Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ (trên biển: 1010’Đ - 117020’Đ) (Có thể bổ sung vị trí các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây) - Vị trí địa lý nước ta có tính chất bán đảo: Vừa gắn với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương. - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7. 2. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận: a. Vùng đất: - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2. - Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển. - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng). b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam, trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN 1 Trêng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019 => Thuận lợi để xây dựng hải cảng, khai thác nuôi trồng thuỷ sản phát triển du lịch như khu nghỉ mát, an dưỡng, tắm biển... - Khó khăn: BĐ xâm thực mạnh, sạt lở bờ biển, đe dọa nhiều đoạn bờ biển nhất là ven biển miền Trung. b. Hệ sinh thái ven bờ: - Thuận lợi: Các hệ sinh thái ven bờ rất phong phú, đa dạng và giàu có về TP loài: + Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Diện tích 450.000 ha (đứng thứ hai thế giới sau hệ sinh thái rừng ngập mặn Amadon), phân bố chủ yếu ở Nam Bộ. HST này cho năng suất sinh học cao và đa dạng về TP loài, đặc biệt là sv nước lợ. + Hệ sinh thái đất phèn. + Hệ sinh thái rừng trên đảo, quần đảo rất phong phú. - Khó khăn: + Do khai thác quá mức đã làm cho các hệ sinh thái nước ta ngày càng bị thu hẹp và suy giảm. + Một số vùng biển bị ô nhiễm đã làm cho số lượng loài sv suy giảm, mất dần và có nguy cơ bị tuyệt chủng. 3. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển a. Tài nguyên khoáng sản: Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao: Dầu khí, cát chứa ti tan, muối biển... - Dầu khí: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể dầu lớn nhất là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long hiện đang được khai thác. Các bể dầu khí Thổ Chu Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. Còn nhiều vùng có thể chứa dầu khí khác hiện đang được thăm dò. Dầu khí là nguồn nguyên liệu cho ngành CN năng lượng và là nguồn khoáng sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. - Cát thủy tinh: Có trữ lượng hàng tỉ tấn tập trung ở các vùng ven biển: Q.Ninh, Q.Bình, K.Hòa... là nguồn nguyên liệu cho ngành CN xây dựng và sx thủy tinh, pha lê. - Ngoài ra các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan tập trung ở ven biển miền Trung là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp nặng. - Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có vài con sông nhỏ đổ ra biển. b. Tài nguyên sinh vật: - Biển Đông đã cung cấp cho chúng ta nguồn tài nguyên sv biển giàu có với trữ lượng 3,9 đến 4 triệu tấn/năm, cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. - TN sv biển nước ta phong phú, đa dạng về số lượng, các loài có trữ lượng lớn như: Có tới trên 2 000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. - Ngoài ra, trong vùng biển nước ta còn có các hải sản quý khác như: Hải sâm, đồi mồi, ngọc trai... trên các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, nước ta còn khai thác được nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác tập trung ven đảo. => Nguồn tài nguyên sv phong phú, đa dạng là nguồn nguyên liệu cho các ngành CN chế biến thủy hải sản và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 4. Thiên tai - Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, - Sạt lở bờ biển. - Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung Cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai, có chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển. Tiết 3: Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm I. CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào? A. Móng Cái. B. Hữu Nghị. C. Đồng Văn. D. Lao Bảo GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN 3 Trêng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019 A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 7. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là : A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai. Câu 8. Nước ta có ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí A. nằm trong múi giờ số 7, cửa ngỏ mở lối ra Thái Bình Dương B. nằm trong vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương. C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loại động thực vật. D. nằm ở khu vực hoạt động gió mùa điển hình nhất thế giới. Câu 9. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. C. phát triển nền nông nghiệp ôn đới và hàn đới. D. bảo vệ chủ quyền quốc gia III. CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 1. Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước nước ta có A. khí hậu ôn hoà, dễ chịu. B. sinh vật đa dạng. C. khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. D. đất đai rộng lớn và phì nhiêu. Câu 2. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. Câu 3. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển A. tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở. B. được quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện chủ quyền quốc gia trên biển. C. thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. D. nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế. Nước ngoài được tự do về hàng hải. Câu 4. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp không phải là do A. Phá để nuôi tôm. B. Mở rộng diện tích nuôi cá. C. Cháy rừng. D. Chiến tranh. Câu 5. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy, hải sản? A. Các tam giác châu với bãi triều rộng. B. Vịnh cửa sông, tam giác châu. C. Các đảo ven bờ, vịnh cửa sông. D. Các rạn san hô, đảo ven bờ. Câu 6. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển? A.các bãi triều thấp, phẳng.. B. Các bờ biển mài mòn C. Các vũng, vịnh nước sâu. D. Các đảo ven bờ. Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí. B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. C. Biển Đông làm giảm độ lục địa ở phía Tây đất nước. D. Biến Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 8. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là : A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km². C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín. D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa. Câu 9. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN 5 Trêng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019 C. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. D. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu. E. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a. Câu 10. Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là: A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn B. Hệ sinh thái trên đất phèn C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô Câu 11: Biển Đông là biển kín được bao bọc với các vòng cung đảo phía A. Nam B. Đông Nam C. Đông và Đông Nam D. Đông Câu 12: Lãnh thổ đất liền nước ta trải dài: A. Trên 12º vĩ. B. Khoảng 15º vĩ. C. Gần 17º vĩ. D. Khoảng 18º vĩ. Câu 13. Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là: A. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. B. Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. C. Nằm trên ngã tư đường hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế. D. Nằm trong khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động nhất trên thế giới Câu 14: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta là A. ranh giới phía ngoài của vùng nội thủy. B. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. C. ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải. D. ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Câu 15. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là : A. Gió mậu dịch. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Gió phơn. D. Gió địa phương. Câu 16. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Nam Á, Bắc Phi là nhờ : A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Câu 17. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là : A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan. Câu 18. Nhận xét nào sau đây không đúng ở Biển Đông? A. Phía đông và đông nam có các vòng cung đảo. B. Phía bắc và phía đông là lục địa. C. Là biển rộng, tương đối kín. D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 19. Điểm cuối cùng của đường biển nước ta về phía nam là : A. Móng Cái. B. Hà Tiên. C. Rạch Giá. D. Cà Mau. Câu 20. Nhờ tiếp giáp với biển nên nước ta có A.nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật B.nền nhiệt cao, nhiều ánh sáng C.thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống D.khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt Câu 21. Nguyên nhân thường xuyên, chủ yếu khiến khí hậu nước ta có độ ẩm cao (trên 80%) là do: A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. B.ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới. C. hoạt động của gió mùa mùa hạ gây ra mưa lớn. D. giáp biển Đông, nguồn cung cấp ẩm lớn Câu 22. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây? A. Á và Thái Bình Dương B. Á và Ấn Độ Dương C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương D. Á-Âu và Thái Bình Dương Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là A. Lai Châu. B. Quảng Ninh. C. Điện Biên. D. Kon Tum. GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN 7
File đính kèm:
- giao_an_on_thi_dia_ly_lop_12_buoi_3_vi_tri_dia_li_pham_vi_la.doc