Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 5: Bài tập về thiên nhiên phân hóa đa dạng - Phan Thị Kim Oanh

doc 4 Trang tailieuthpt 36
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 5: Bài tập về thiên nhiên phân hóa đa dạng - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 5: Bài tập về thiên nhiên phân hóa đa dạng - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 5: Bài tập về thiên nhiên phân hóa đa dạng - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
 Buổi: 05 Ngày soạn:19/10/2019
 BÀI TẬP VỀ THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
 PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc:
 A. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh B. Cận xích đạo gió mùa
 C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
 A. có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
 C. tính nhiệt đới tăng dần theo hướng tây đông. D. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở vào):
 A. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C. B. Quanh năm nóng
 C. Về mùa khô có mưa phùn. D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
Câu 4. Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm:
 A. Mát mẻ, không có tháng nào có nhiệt độ trên 250C. B. Tổng nhiệt độ năm trên 5400°C
 C. Lượng mưa giảm khi lên cao D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi
Câu 5. Từ Đông sang Tây, nhiên nhiên nước ta phân hóa thành:
 A. vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi.
 B. vùng thềm lục địa; vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.
 C. vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.
 D. vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng châu thổ, vùng đồi núi.
Câu 6. Địa hình núi cao và trung bình, hướng tây bắc - đông nam, nhiều sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng trước 
núi, đồng bằng thu nhỏ chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển, là đặc điểm của miền:
 A. miền Bắc và Đông Bắc Bộ. B. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
 C. miền Nam Trung Bộ. D. miền Nam Bộ.
 PHẦN II. THÔNG HIỂU
Câu 7. Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông lạnh độ lạnh giảm dần về phía Tây vì:
 A. Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ
 B. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
 C. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình
 D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm miền Trung?
 A. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu. B. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.
 C. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi. D. Bề ngang hẹp do núi ăn lan sát biển.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta:
 A. địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế với các hướng vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông.
 B. trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.
 C. địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
 D. trong vùng xuất hiện thành phần thực vật phương nam.
Câu 10: Đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
 A. Chỉ có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. B. Đất mùn thô là chủ yếu.
 C. Các loài thực vật có nguồn gốc ôn đới.D. Khí hậu có tính chất cận nhiệt.
Câu 11. Thiên nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây
 A. Cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp B. Đồng bằng hạ lưu sông mở rộng
 B. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa D. Mùa mưa đồng nhất trong toàn miền
Câu 12. Đặc điểm không đúng với khí hậu miền Bắc
 A. thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam
 B. thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường
 C. biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam
 D. độ lạnh tăng dần về phía Nam
 PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 13. Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy thấp nhất trong năm rất nhỏ vì :
 A. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.
 B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.
 C. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ -QPAN
 1 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
Câu 8. Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao:
 A. 400-500m B. 500-600m C. 600-700m d. 700-800m
Câu 9. Ở miền Nam, đai khí hậu nhiệt đới trên núi phân hoá ở độ cao dưới
 A. 600m B.1000m C. 1400m D.1600m
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta: 
 A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao).
 B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.
 C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.
 D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.
Câu 11. Sự phân hoá khí hậu nước ta ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
 A. phát triển nền nông nghiệp lúa nước.
 B. khả năng thâm canh, tăng năng suất cây trồng.
 C. đa dạng hoá sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
 D. trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế.
Câu 12. Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu của nước ta?
 A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
 B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.
 C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết. 
 D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.
Câu 13. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố
 A. Hà Nội. B. Huế.
 C. TP. Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ.
Câu 14. Nếu ở chân núi Phanxipăng có nhiệt độ là 20,80C thì theo qui luật đai cao, nhiệt độ ở đỉnh núi này sẽ là 
 A. 20,80C. B. 10,80C. C. 2,00C. D. - 2,00C.
Câu 15. Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố 
 A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
 B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
 C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
 D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.
Câu 16. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt 
đới, cận nhiệt đới và ôn đới 
 A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng Bắc Bộ.
 C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 17. Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là 
 A. sương mù, sương muối và mưa phùn. B. mưa tuyết và mưa rào.
 C. mưa đá và dông. D. hạn hán và lốc tố.
Câu 18. Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là 
 A. phân hoá đa dạng.
 B. số lượng, thành phần loài phong phú.
 C. có đầy đủ hệ thống các đai cao, trong đó đai rừng ôn đới trên núi từ 2600m trở lên chỉ có ở miền này.
 D. có nhiều loài sinh vật đặc hữu bậc nhất nước ta.
Câu 19. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái 
 A. cận xích đạo gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa.
 C. cận nhiệt gió mùa. D. xích đạo gió mùa.
Câu 20. Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do 
 A. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
 B. độ cao địa hình.
 C. thảm thực vật.
 D. ảnh hưởng của Biển Đông.
Câu 21. Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ là:
 A. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
 B. Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định
 C. Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng đồng
 D. Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên.
Câu 22: Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta có dưới hạn từ
A. dãy Hoành Sơn trở vào. B. dãy Bạch Mã trở vào.
C. dãy Hoành Sơn trở ra. D. đèo Hải Vân trở ra.
Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc- nam?
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ -QPAN
 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_dia_ly_lop_12_buoi_5_bai_tap_ve_thien_nhien_p.doc