Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phan Thị Kim Oanh

doc 4 Trang tailieuthpt 32
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
 Ngày soạn:10/11/2019
 Chủ đề: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 
 1. Xu hướng chung: 
 - Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp). 
 - Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP 
(41% - 2005). 
 - Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định. 
 => Phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn 
chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 
 2. Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành 
 - Khu vực I: 
 + Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp: từ 83,4% (1990) xuống 71,5% (2005) 
 + Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản: từ 8,7% xuống 24,4%. 
 + Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. 
 - Khu vực II: 
 + Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Giảm tỉ trọng công 
nghiệp khai thác. 
 + Đa dạng hoá sản phẩm. 
 - Khu vực III: 
 + Tăng trưởng lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị. 
 + Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. 
 => Các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn phù hợp với xu thế 
hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. 
II. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
 1. Các thành phần kinh tế:
 - Kinh tế Nhà nước. 
 - Kinh tế ngoài Nhà nước. 
 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 
 2. Xu hướng chuyển dịch: 
 - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. 
 - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn và tỉ trọng có xu hướng giảm.
 - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập 
WTO. 
 * Ý nghĩa: Phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế 
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
III. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
 - Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế (ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL), vùng chuyên canh 
cây công nghiệp (TN, ĐNB, TD & MNBB), khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,... 
 - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: 
 + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, 
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. 
 + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình 
Định. 
 + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây 
Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. 
 Đây là những vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển, có tác dụng quan trọng chiến lược, 
nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. 
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
 1 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
Câu 12. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là :
A. trồng cây lương thực. B. trồng cây công nghiệp.
C. chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. D. các dịch vụ nông nghiệp.
Câu 13. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là
A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
B. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.
C. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối đồng đều giữa các ngành
Câu 14. Ý nào không đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, ở nước ta đã hình thành:
A. Vùng chuyên canh.
B. Các vùng động lực phát triển kinh tế.
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
D. đặc khu tự trị
Câu 15. So với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ 
cấu ngành kinh tế của nước ta diễn ra
A. còn chậm chưa đáp ứng được. B. khá nhanh nhưng chưa đáp ứng được.
 C. còn chậm và chưa đáp ứng được D. khá nhanh và đã đáp ứng được.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta
A. các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành
B. cả nước đã hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm
C. các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất với quy mô lớn ra đời
D. các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động
Câu 17. Khi nói về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta sau Đổi mới, đặc điểm nào sau đây không 
chính xác?
A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
B. Cơ cấu kinh tế theo thành phần rất đa dạng.
C. Khu vực nông – lâm – ngư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng khu vực II tăng nhanh nhất
Câu 18. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững cần có
A. nhịp độ phát triển kinh tế cao.
B. nhịp độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và 
vùng lãnh thổ
C. cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
D. nhịp độ phát triển kinh tế cao, tăng cường đầu tư vốn, lao động, tài nguyên trong quá trình sản 
xuất
 PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 19. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là :
A. tăng trưởng không ổn định. B. tăng trưởng với tốc độ chậm.
C. tăng trưởng không đều giữa các ngành. D. tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng.
Câu 20. Sự tăng trưởng GDP của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm 
A. tăng trưởng không ổn định. B. tăng trưởng rất ổn định.
C. tăng liên tục với tốc độ cao. D. tăng liên tục nhưng tốc độ chậm.
Câu 21. Hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ có cùng một đặc điểm là 
A. bao chiếm cả một vùng kinh tế.
B. có số lượng các tỉnh thành bằng nhau.
C. lấy 2 vùng kinh tế làm cơ bản có cộng thêm 1 tỉnh của vùng khác.
D. có quy mô về dân số và diện tích bằng nhau.
Câu 22. Đây là một tỉnh quan trọng của Đồng bằng sông Hồng nhưng không nằm trong vùng kinh 
tế trọng điểm Bắc Bộ :
A. Hà Tây. B. Nam Định. C. Hải Dương. D. Vĩnh Phúc.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_dia_ly_lop_12_buoi_8_chuyen_dich_co_cau_kinh.doc