Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 9: Địa lí ngành Nông nghiệp - Phan Thị Kim Oanh

doc 7 Trang tailieuthpt 32
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 9: Địa lí ngành Nông nghiệp - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 9: Địa lí ngành Nông nghiệp - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án ôn thi Địa lý Lớp 12 - Buổi 9: Địa lí ngành Nông nghiệp - Phan Thị Kim Oanh
 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
 Ngày soạn:15/12/2019
 Buổi: 09: Chủ đề: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
 NỘI DUNG
 Tiết 1: Đặc điểm và vấn đề phát triển nông nghiệp
 Tiết 2: Đặc điểm và vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
 Tiết 3: Bài tập trắc nghiệm khách quan
 1. MỤC TIÊU: Sau buổi học về nội dung này, HS phải:
 1.1 Kiến thức:
 - Hệ thống hóa được kiến thức về các vấn đề về ngành nông nghiệp như: Đặc điểm nền nông 
nghiệp nước ta, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức 
lãnh thổ nông nghiệp.
 - Trình bày vấn đề phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp.
 1.2. Kĩ năng:
 Rèn luyện các kĩ năng về hệ thống hóa, kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat ĐLVN, bảng số liệu, 
biểu đồ và vận dụng vào làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến hai nội dung trên.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu về vấn đề địa lí ngành nông nghiệp.
 - Một số bài tập trắc nghiệm liên quan tới nội dung buổi học.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Sưu tầm và giải các bài tập liên quan đến nội dung địa lí nông nghiệp.
 - Sưu tầm một số đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây về nội dung của buổi học.
 3. TỔ CHỨC HỌC TẬP
 GV hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức và các bài tập trắc nghiệm liên quan.
 Tiết 1: Đặc điểm và vấn đề phát triển nông nghiệp
 BÀI 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
 a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp 
 nhiệt đới.
 * Thuận lợi:
 - Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
 - Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ
 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh 
 hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. 
 - Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ 
 thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 
 + Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. 
 + Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản. 
 * Hạn chế:
 - Tính bấp bênh của NN nhiệt đới.
 - Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh 
 hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.
 - Tính mùa vụ khắc khe trong SX NN.
 b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới
 - Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. 
 - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh 
 và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.
 - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp 
 chế biến và bảo quản nông sản.
 - Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp 
 ngày càng tăng. 
 GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
 1 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
 Đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và hồ tiêu.
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ , Tây Bắc (cà phê chè) .
+ Cao su: Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Điều: Đông Nam Bộ.
+ Dừa: ĐBSCL, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ( nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm:
+ Mía: đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Lạc : đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, Đông Nam Bộ, Đắk Lắk.
+ Đậu tương : trung du và miền núi Bắc Bộ, Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay:đồng bằng sông Hồng,
+ Cói : ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
- Cây ăn quả:
Vùng cây ăn quả lớn nhất: ĐB sông Cửu Long , Đông Nam Bộ, trung du Bắc Bộ. Các loại cây: 
chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dừa
2. Ngành chăn nuôi.
a. Tình hình:
- Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng khá vững chắc.
- Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công 
nghiệp.
- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị XS.
b. Điều kiện thuận lợi
c. Khó khăn:
d. Tình hình chăn nuôi:
* Chăn nuôi lợn và gia cầm: cung cấp thịt chủ yếu.
- Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.
- Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, > 250 triệu con (năm 2003), nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm gia 
cầm nên đã giảm (2005 là 220 triệu con)
- Nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ :chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên. (Giảm tải kiến thức)
- Đàn trâu ổn định 2,9 triệu con (nhất là trung du và miền núi Bắc Bộ - > ½ đàn trâu cả nước và Bắc 
Trung Bộ).
- Đàn bò tăng mạnh: 2005 là 5,5 triệu con ( nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây 
Nguyên ) bò sữa (khoảng 50 ngàn con) phát triển khá mạnh ở ven Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội...
- Dê, cừu tăng mạnh (540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1.314 nghìn con, năm 2005)
Tiết 2: Đặc điểm và vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
 BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
1. Ngành thủy sản 
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản 
* Thuận lợi: 
- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. 
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú
- Có 4 ngư trường trọng điểm: 
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. 
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giát trị kinh tế ... 
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ. 
- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước 
ngọt. 
- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. 
- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. 
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. 
- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. 
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
 3 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
- Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây 
nứa. 
- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có 
hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. 
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), 
Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). 
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Tiết 3: Bài tập trắc nghiệm khách quan
 BÀI 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
Nhận biết:
Câu 1. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện 
A. sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
C. sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
D. cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 2. Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào 
A. hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. B. hoạt động công nghiệp.
C. hoạt động dịch vụ. D. hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Thông hiểu:
Câu 3. Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện
nay là 
A. các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản. B. các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
C. kinh tế hộ gia đình. D. kinh tế trang trại.
Câu 4. Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất
hàng hoá là 
A. các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản. B. các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
C. kinh tế hộ gia đình. D. kinh tế trang trại.
Câu 5. đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.
A. năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
B. là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
C. cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
D. sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Vận dụng thấp:
Câu 6. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện
A. sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 7. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ 
A. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
C. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Vận dụng cao:
Câu 8. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng căn bản đến 
A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.
C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
 BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Nhận biết:
Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong những năm qua 
A. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng lúa.
B. sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và nhất là đẩy mạnh thâm canh.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
 5 Tr­êng THPT §øc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. it chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Vận dụng thấp:
Câu 4. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Vận dụng cao:
Câu 5. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 
A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
 BÀI 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
Nhận biết:
Câu 1. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là
A. Bò sữa. 
B. cây công nghiệp ngắn ngày
C. cây công nghiệp dài ngày. 
D. gia cầm
Thông hiểu:
Câu 2. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và 
miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là 
A. trình độ thâm canh.
B. điều kiện về địa hình.
C. đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. truyền thống sản xuất của dân cư.
Câu 4. điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và 
Đồng bằng sông Cửu Long 
A. Địa hình. 
B. Đất đai.
C. Khí hậu.
D. Nguồn nước.
Vận dụng Thấp:
Câu 3. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông 
Cửu Long thể hiện xu hướng 
A. tăng cường tình trạng độc canh.
B. tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
C. đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
D. tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất. 
Vận dụng cao:
Câu 4. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến 
sẽ có tác động 
A. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
C. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D. khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
 BÀI TẬP VỀ NHÀ
 (FILE GỬI QUA FACEBOOK NHÓM HỌC SINH)
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN
 7

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_dia_ly_lop_12_buoi_9_dia_li_nganh_nong_nghiep.doc