Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 4: Đất nước nhiều đồi núi - Đinh Thị Sen
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 4: Đất nước nhiều đồi núi - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 4: Đất nước nhiều đồi núi - Đinh Thị Sen
Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Buổi 4: Ngày soạn: 25/ 10/ 2019 Chuyên đề 3: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. MỤC TIÊU: Sau chuyên đề này, học sinh phải 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm chung của địa hình và các khu vực của địa hình nước ta? Biết đặc điểm khác nhau giữa các vùng đồi núi và đồng bằng. - Biết những thuận lợi và khó khăn của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kĩ năng: - Trình bày, quan sát, xác định, phân tích, so sánh các vấn đề về địa hình nước ta. 3. Thái độ: Có nhận thức đúng khi sử dụng các khu vực địa hình 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác - Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng hình ảnh, NL học tập tại thực địa... Tiết 1: Đặc điểm chung của địa hình: 1. Đặc điểm chung của địa hình: a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, ĐB chiếm 1/4 diện tích cả nước. + Đồi núi thấp, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích , núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: - Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. + Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch Tiết 2: Các khu vực địa hình: 1. Khu vực đồi núi: Địa hình núi chia làm 4 vùng: a. Vùng núi Đông Bắc + Nằm ở tả ngạn S.Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. + Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. + Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m. b. Vùng núi Tây Bắc + Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) + Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S. Chu) c. Vùng núi Bắc Trường Sơn: + Từ Nam S.Cả tới dãy Bạch Mã. GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Các dạng - Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ - Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông - ĐH chính An. Tây: - Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Tây Đông Thiên Huế. Các cao Các khối núi - Ở giữa thấp trũng là vùng núi đá nguyên ba dan cao đồ sộ, vôi Quảng Bình. bằng phẳng, các sườn dốc - Bạch Mã là ranh giới KH với bán bình nguyên chênh vênh. vùng TSN. xen đồi 2. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du + Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đông Bắc. + Bán bình nguyên ở ĐNB với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100 m, bề mặt phủ ba dan cao khoảng 200 m; + Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. 3. Khu vực đồng bằng ĐB châu thổ (ĐBSH, ĐBSCL) a. ĐBSH + đ/bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều. + Diện tích: 15.000 km2. + Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ. + Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm. b. ĐBSCL + Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH. + Diện tích: 40.000 km2. + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng. + Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đ/bằng. Trên bề mặt đ/bằng còn có những vùng trũng lớn như: ĐTM, TGLX ĐB ven biển + Đ/bằng do phù sa sông biển bồi đắp + Diện tích: 15.000 km2. + Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (Chỉ có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng) + Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát. Tiết 3: Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các KV đồi núi và đ/bằng trong phát triển KT-XH a. KV đồi núi + Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, VLXDThuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. + Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứaCó tiềm năng thuỷ điện lớn. + Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại ĐTV, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc giaNên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ + Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài ĐTV cận nhiệt và ôn đới. + Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh tháiThuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Câu 16. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phơn khô nóng ở vùng Bắc Trung Bộ là A. do gió mùa tây nam. B. do bức chắn địa hình. C. do hoạt động gió lào. D. do khí hậu. Câu 17. Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là A. Động đất, bão và lũ lụt. B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy. D. Mưa giông, hạn hán, Câu 18. Hướng vòng cung là hướng núi chính của A. Vùng núi Đông Bắc. B. Các hệ thống sông lớn C. Dãy Hoàng Liên sơn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn Câu 19. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng? A. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. B. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp. C. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi. D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên... Câu 20. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. Có địa hình cao nhất nước ta B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam C. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc - Đông Nam. Câu 21. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. Gồm các khối núi và cao nguyên. B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. C. Có bốn cánh cung lớn. D. Địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết đi từ Tây sang Đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn. B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C. Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn. D. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều Câu 23. Địa hình vùng núi nào sau đây có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam Câu 24. Đỉnh núi nào sau đây cao nhất Việt Nam? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phanxipăng. C. Ngọc Linh. D. Bạch Mã Câu 25. Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam điển hình là: A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc. Câu 26. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan. C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 27. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là: A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế B. Nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ. Câu 28. Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ A. Nguồn khoáng sản dồi dào. B. Tiềm năng thủy điện lớn C. Phong cảnh đẹp, mát mẻ. D. Địa hình đồi núi thấp Câu 29. Thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu là địa hình của: A. Các cao nguyên badan và cao nguyên đá vôi. B. Bán bình nguyên đồi và trung du C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới. D. Các vùng đồng bằng phù sa màu mở. Câu 30. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là: A. Động đất B. Khan hiếm nước GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Câu 15. Ở nước ta, nguyên nhân làm cho Tín phong không có ảnh hưởng lớn là A. do ảnh hưởng của Biển Đông. B. do địa hình đồi núi chiếm phần lớn. C. do gió mùa lấn át. D. do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 16. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. D. Vai trò của biển Đông và các khối khí qua biển. Câu 17. Nguyên nhân chính gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của A. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam. B. gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan. C. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc. D. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia. Câu 18. Tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo lưu bởi yếu tố có tính chất quyết định là: A. Vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến. B. Địa hình đôi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ. C. Biển Đông làm biến tính các khối khi di chuyển vào nước ta. D. Mỗi năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Câu 19. Từ vĩ tuyến 16oB trở vào, về mùa đông, gió thịnh hành là: A. Gió Đông Bắc thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Bắc. B. Gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyền nửa cầu Nam. C. Gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. D. Gió Tây Nam gió từ cao áp ở Ấn Độ Dương. Câu 20. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết hướng vòng cung và hướng tây bắc - đông nam là hướng núi chính của vùng nào sau đây? A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không phải là sự khác nhau giữa gió mùa Đông Bắc và Tín phong hoạt động trong mùa đông ở nước ta? A. Hướng gió. B. Nguồn gốc. C. Phạm vi hoạt động. D. Tính chất. Câu 23. Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do: A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH? A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,.. C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông Câu 25: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là: A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng Câu 26: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là: A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. GV: §inh ThÞ Sen
File đính kèm:
- giao_an_on_thi_thpt_qg_dia_li_12_buoi_4_dat_nuoc_nhieu_doi_n.doc