Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 6: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Đinh Thị Sen
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 6: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 6: Các vấn đề biển đảo Việt Nam - Đinh Thị Sen
Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Buổi 6 Ngày soạn: 22/ 11/ 2019 Chuyên đề 5: CÁC VẤN ĐỀ BIỂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Sau chuyên đề này, học sinh phải 1. Kiến thức: - Trình bày được Vùng biển với các giới hạn quy định chủ quyền nước ta. - Nêu được một số nét khái quát Biển Đông. - Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đến các thành phần tự nhiên Việt Nam. - Hiểu vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, cần phải bảo vệ. - Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển tổng hợp kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo. - Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở các vùng kinh tế nước ta. 2. Kĩ năng: - Sử dụng “sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam” để xác định các bộ phận của vùng biển nước ta. - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo của nước ta. - Điền trên bản đồ khung các đảo lớn của Việt Nam. - Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của Biển. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức về chủ quyền biển đảo của đất nước, củng cố tình yêu quê hương đất nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc. - Thấy được trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo. - Thấy được vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo trong việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác - Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng hình ảnh, NL học tập tại thực địa, NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông .. II. Nội dung Nội dung 1: Khái quát biển, đảo Việt Nam - Khái quát Biển Đông. - Khái quát về: diện tích, vị trí, các bộ phận vùng biển nước ta. - Xác định các đảo và huyện đảo nước ta. Nội dung 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến tự nhiên nước ta - Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu - Địa hình và hệ sinh thái ven biển - Tài nguyên thiên nhiên. - Thiên tai Nội dung 3. Các vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế, an ninh – quốc phòng biển, hải đảo và ở các vùng kinh tế. - Những điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, hải đảo. - Lý do phát triển tổng hợp kinh tế biển, hải đảo. - Thực trạng và phương hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển, hải đảo. - Ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Tiết 1: Khái quát về Biển Đông - Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km 2 (biển lớn thứ 2 trong khu vực TBD sau biển san hô ở Ôxtrâylia). (100-1210Đ; 30-260B) GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG a. Khí hậu: Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển. - Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo c. TNTN vùng biển: - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, cát, quặng titan,..,trữ lượng muối biển lớn tập trung ở NTB. - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. d. Thiên tai: - Bão lớn, sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung Cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai, có chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển. Bài tập. Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ? - Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. - Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các vùng cực tây đất nước. - Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. Tiết 3: Vấn đề phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng trên biển và các đảo 1. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển - Nguồn lợi sinh vật: Giàu hải sản về số lượng và cả thành phần loài, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm. Biển là kho tài nguyên muối biển vô tận - Tài nguyên khoáng sản: Có nhiều bể trầm tích hữu cơ chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt đặc biệt là thềm lục địa phía Nam. Ngoài ra còn có nhiều ôxít titan, cát trắng, bãi trọng sa. - Ven biển có nhiều vũng vịnh kín gió, vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông đường biển - Biển tạo điều kiện phát triển du lịch biển - đảo. 2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển a. Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ. - Các đảo lớn: Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc - Các quần đảo: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu Hệ thống các đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, cơ sở phát triển kinh tế biển - đảo, tiến ra biển và đại dương. Việc khẳng định chủ quyền các đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền quốc gia. b. Nước ta có các huyện đảo Với vai trò phát triển kinh tế các đảo, quần đảo nước ta thành lập thành các huyện đảo, dọc theo bờ biển nước ta có 12 huyện đảo (sgk) 3. Vấn đề khai thác tài nguyên vùng biển và hải đảo a. Tại sao phải khai thác tổng hợp - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng - Môi trường biển không chia cắt được - Sự biệt lập nhất định của môi trường các đảo GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Câu 10. Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là: A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. B. Hệ sinh thái trên đất phèn. C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển. D.Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô. Câu 11. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì A. Gió mùa Đông Bắc. B. Mùa mưa C. Mùa khô. D. Gió mùa Tây Nam Câu 12. Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong số các biển ở Thái Bình Dương? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 13. Việc phát triển kinh tế biển ở nước ta cần phải khai thác tổng hợp nhằm A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế biển. B. đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường C. phát triển kinh tế và xã hội ở các đảo. D. khai thác triệt để các nguồn tài nguyên vùng biển. Câu 14. Nước ta có bao nhiêu tỉnh/ thành phố tiếp giáp với biển Đông? A. 26. B. 27. C. 28. D. 29 Câu 15. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất nước ta trên biển Đông là: A. Muối biển. B. Sa khoáng. C. Cát trắng. D. Dầu khí Câu 16. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. B. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. C. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. D. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng. Câu 17. Hãy cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? A. Nội thuỷ, thềm lục địa, gần thềm lục địa B. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa C. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, phát triển kinh tế D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, sâu nội địa Câu 18. Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc: A. Quảng Ninh. B. Quảng Trị. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận Câu 19. Thành phố Hải Phòng gồm những huyện đảo nào? A. Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô. B. Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ C. Huyện đảo Cồn Cỏ và huyện đảo Cát Hải. D. Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cát Hải Câu 20. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra nhiều nhất ở A. Bắc Bộ B. Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Tây Nam Bộ Câu 21. Vùng biển có nền nhiệt cao quanh năm, ít cửa sông đã giúp cho duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về A. nghề làm muối. B. nuôi trồng thủy hải sản C. trồng rừng. D. du lịch Câu 22. Tác dụng của đánh bắt xa bờ về mặt kinh tế A. Bảo vệ được vùng biển. B. Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản C. Bảo vệ được vùng thềm lục địa. D. Bảo vệ được vùng trời Câu 23. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc Duyên hải miền trung A. Vũng Áng. B. Dung Quất C. Vũng Tàu. D. Nghi Sơn Câu 24. Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của A. hệ sinh thái rừng ngập mặn. B. hệ sinh thái trên đất phèn. C. hệ sinh thái rừng trên núi cao. D. hệ sinh thái rừng trên các đảo. Câu 25. Biểu hiện của tính đa dạng của địa hình nước ta là: A. có vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn. B. có đầm phá và các bãi cát phẳng. C. Có các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ. D. có nhiều địa hình khác nhau. Câu 26. Hiện tượng cát bay, cát chảy thường diển ra phổ biến ở vùng biển A. Miền Bắc. B. Miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nam Bộ. Câu 27. Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là GV: §inh ThÞ Sen
File đính kèm:
- giao_an_on_thi_thpt_qg_dia_li_12_buoi_6_cac_van_de_bien_dao.doc