Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 7: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Đinh Thị Sen
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 7: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Đinh Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi THPT QG Địa lí 12 - Buổi 7: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Đinh Thị Sen
Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG Buổi 7 Ngày soạn: 24/ 11/ 2019 Chuyên đề 6: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh phải 1. Kiến thức: - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi của khí hậu từ bắc vào nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã. Sự phân hóa theo Đông sang Tây ở nước ta do địa hình và vị trí. - Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ, giữa các dải từ Đông sang Tây 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và phân tích bảng số liệu để thấy được rõ sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây. 3. Thái độ: 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác - Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng hình ảnh, NL học tập tại thực địa... Tiết 1: Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam: 1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc Nam: Chủ yếu thay đổi của khí hậu ranh giới là dãy Bạch Mã. a. Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra) - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. - Nhiệt độ trung bình: 20 0C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (10 0C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng. - Sự phân hoá theo mùa: mùa đông - mùa hạ. - Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày. b. Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào) - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. - Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng dưới 200C. - Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô. - Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây: a. Vùng biển và thềm lục địa: - Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa. b. Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng: - Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú. - Dải đ/bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. c. Vùng đồi núi: Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG 600m bề mặt sơn nguyên, cao - Hướng vòng cung các nguyên, đồng bằng giữa - Nhiều ĐH đá vôi dãy núi, sườn đông dốc, núi tây thoải - Đồng bằng BB mở rông, - ĐB thu nhỏ, chuyển bờ biển phẳng, nhiều - ĐBVB thu hẹp, ĐB NB tiếp từ ĐBCT sang ĐB vịnh, quầu đảo thấp, khá bằng phẳng, mở VB, nhiều cồn cát, nhiều rộng, bờ biển khuc khuỷu, bãi biển đẹp, đầm phá... nhiều vũng vịnh, đảo... Khoáng sản - Giàu: Than, sắt, - Thiếc, sắt, apatit, Cr, - Dầu khí, Bôxit, VLXD... thiếc,vônfram, VLXD. Ti, VLXD Khí hậu - Có mùa đông lạnh ít - GMĐB suy yếu, biến - KH Cận XĐ, nóng quang mưa, mùa hạ nóng, mưa tính, số tháng lạnh < 2 năm, chia làm hai mùa rõ nhiều... tháng. rệt (mưa, khô) mưa và mừa hạ, riêng ven biển - KH nhiều biến động, bão - BTB có gió phơn TN, trung bộ mùa mưa muộn bão mạnh, mùa mưa về hơn thu đông. Sông ngòi - Dày đặc, hướn TB-ĐN - Hướng TB-TN và T-Đ. - Hệ thống sông lớn, và vòng cung hướng TB-ĐN, vên biển - Độ dốc lớn, trữ năng TB hướng T-Đ, ngắn dốc. lớn. - Các sông đông TS có lũ - Có lũ tiểu mãn vào đầu tiểu mãn. hè. TN – SV - Đai cận nhiệt đới hạ thấp - Có đủ hệ thống đai cao - SV nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế, các luồng - Trong thành phần rừng - Rừng còn nhiều ở NA, phía nam và phía tây. coa thêm các loài cây cận HTĩnh nhiệt và động vật Hoa - Nhiều rừng, nhiều thú Nam lớn, rừng ngập mặn... Tiết 3: Bài tập Câu 1. Thiên nhiên vùng núi có đầy đủ ba đai cao là vùng A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc. Câu 2. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm. B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao. C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới. D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 3. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là đặc trưng cho kiểu khí hậu nào sau đây? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. B. Khí hậu cận xích đạo gió mùa. C. Khí hậu cận nhiệt trên núi, mùa đông lạnh. D. Khí hậu ôn đới, có nền nhiệt thấp. Câu 4. Hệ sinh thái nào dưới đây không xuất hiện ở đai nhiệt đới gió mùa? GV: §inh ThÞ Sen Trường THPT Đức Thọ Giáo án ôn thi THPTQG B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam là do nhân tố nào sau đây? A. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến. B. Vị trí địa lí nằm kề Biển Đông. C. Hoạt động của gió mùa khác nhau ở các miền. D. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Câu 18. Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là: A. phù sa. B. mùn thô. C. xám bạc màu. D. feralit có mùn Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông. B. Chỉ hoạt động chủ yếu ở miền Bắc C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. D. Tạo nên mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh ở miền Bắc Câu 20. Bản chất của gió mùa mùa đông là A. Khối khí xích đạo ẩm. B. Khối khí chí tuyến nửa cầu Nam C. Khối khí cực lục địa. D. Khối khí vịnh Bengan Câu 21. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ giàu các loại khoáng sản nào sau đây? A. Dầu khí, đá vôi, chì, kẽm, bôxit. B. Dầu khí, chì, kẽm, bôxi, apatit. C. Than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm. C. Than, đá vôi, thiếc, sắt, vàng. Câu 22. Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở: A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ Câu 23. Chế độ nước sông ngòi nước ta theo mùa, do A. Chế độ mưa theo mùa. B. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn, mưa nhiều C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn. D. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều Câu 24. So với miềm Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn. B. tính chất nhiệt đới giảm dần. C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn. D. đồng bằng mở rộng hơn. Câu 25. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa ít nhất là : A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết. Câu 26. So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế nơi có cân bằng ẩm lớn nhất là do: A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta. B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông. C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi. D. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm không lớn nhưng bốc hơi ít. Câu 27. Biên độ nhiệt trung bình năm ở nước ta: A. Giảm dần từ Bắc vào Nam. B. Tăng dần từ Bắc vào Nam C. Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam. D. Tăng, giảm tùy lúc. Câu 28. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp chủ yếu là do A. Gió mùa Đông Bắc với hướng núi. B. Gió mùa Tây Nam với hướng núi. C. Địa hình với hướng gió. D. Gió mùa với hướng các dãy núi. Câu 29. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về A. địa hình, khí hậu, thủy văn. B. thủy văn, khí hậu, sinh vật. C. sinh vật, địa hình, đất đai. D. đất đai, thủy văn, khí hậu . GV: §inh ThÞ Sen
File đính kèm:
- giao_an_on_thi_thpt_qg_dia_li_12_buoi_7_thien_nhien_phan_hoa.doc