Giáo án ôn thi THPT Quốc gia 2019 Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Phan Thị Kim Oanh

doc 6 Trang tailieuthpt 35
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi THPT Quốc gia 2019 Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Phan Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi THPT Quốc gia 2019 Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Phan Thị Kim Oanh

Giáo án ôn thi THPT Quốc gia 2019 Địa lý Lớp 12 - Buổi 8: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Phan Thị Kim Oanh
Tr­êng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019-2020
Buổi 8: Ngày soạn: 29/ 12/ 2019
Chuyên đề 7: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. MỤC TIÊU: Sau buổi học về nội dung này, HS phải:
1.1 Kiến thức:
 - Hệ thống hóa được kiến thức về Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
 - Hiểu được đặc điểm của bảo vệ môi trường.
1.2. Kĩ năng:
 Rèn luyện các kĩ năng về hệ thống hóa, kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat ĐLVN, bảng số 
liệu, biểu đồ và vận dụng vào làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến hai nội dung trên.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu về phần bảo vệ môi trường; Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta.
 - Một số bài tập trắc nghiệm liên quan tới nội dung buổi học.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Sưu tầm và giải các bài tập liên quan đến nội dung sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
và bảo vệ môi trường nước ta.
 - Sưu tầm một số đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây về nội dung của buổi học.
3. Thái độ:
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác
- Năng lực riêng: NL sử dụng bản đồ, NL sử dụng hình ảnh, NL học tập tại thực địa... 
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tiết 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật:
1. Tài nguyên rừng:
- Rừng của nước ta đang được phục hồi. 
 + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)
+ 1983: 7,2 triệu ha.
+ 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%).
- Tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).
- Chất lượng rừng bị giảm sút : diện tích rừng giàu giảm, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng 
mới phục hồi.
* Các biện pháp bảo vệ: 
- Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên 
đất trống, đồi núi trọc.
- Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn 
thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
* Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
- Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái.
- Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu..
2. Đa dạng sinh học
a. Suy giảm đa dạng sinh học
- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.
- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN 
Tr­êng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019-2020
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu 
khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản.
- Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.
3. Tài nguyên du lịch:
a. Tình hình sử dụng:
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.
b. Biện pháp bảo vệ:
Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát 
triển du lịch sinh thái
Tiết 2,3. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
1. Bảo vệ môi trường
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
 + Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán
Ví dụ: Phá rừng đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí 
hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.
+ Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệpVượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.
+ Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.
2. Các thiên tai và biện pháp phòng chống.
Bão:
a. Hoạt động của bão ở Việt nam:
- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.
b. Hậu quả của bão
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm 
ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
c . Biện pháp phòng chống bão
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
 Ngập lụt, lũ quét và hạn hán
Các thiên Ngập lụt Lũ quét Hạn hán
tai
Nơi hay ĐBSH và ĐBSCL, hạ lưu Xảy ra đột ngột ở miền núi Nhiều địa phương
xảy ra các sông ở miền Trung.
Thời gian Mùa mưa (từ tháng 5 đến Tháng 06-10 ở miền Bắc. Mùa khô (tháng 11-4).
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN 
Tr­êng THPT §óc Thä Gi¸o ¸n ¤n thi THPT Quèc gia 2019-2020
Bài tập về nhà
Câu 1. Mùa bão ở nước ta từ tháng:
 A. 5 – 10. B. 6 – 11. C. 7 – 12. D. 5 – 12
Câu 2. Ở nước ta số cơn bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào sau đây?
 A. 7. B. 8. C. 9 D. 10
Câu 3. Vùng có tình trạng khô hạn gay gắt và kéo dài nhất nước ta là 
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. Ven biển cực Nam Trung Bộ.
C. Vùng núi thấp ở phía nam Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :
 A. Sóng thần. B. Động đất. C. Lũ quét. D. Ngập lụt.
Câu 5. Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường 
xuyên
và cũng gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân? 
A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán B. Bão
C. Lốc, mưa đá, sương muối. D. Động đất
Câu 6. Vùng có hoạt động đất mạnh nhất của nước ta là 
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Miền Trung.
Câu 7. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta 
A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
Câu 8. Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần
A. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng B. Bố trí nhiều trạm bơm nước
C. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. D. Xây dựng các công trình thủy lợi
Câu 9. Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là : 
A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.
C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều. 
D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.
Câu 10. Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là (%)
A. 43. B. 38. C. 50. D. 22
 Câu 11. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường nước ta biểu hiện qua .
 A. Ô nhiễm nước, ô nhiễm đất
 B. Gia tăng bão lụt, hạn hán, biến đổi bất thường thời tiết, khí hậu
 C. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp
 D. Tất cả các ý trên đều đúng .
Câu 12. Hậu quả lớn nhất của hạn hán là
A. Làm hạ mạch nước ngầm. B. Cháy rừng 
C. Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt D. Gây lũ quét 
Câu 13. Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung : 
A. Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
B. Ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên. 
GV: Phan ThÞ Kim Oanh Tæ: §Þa – GDCD- ThÓ- QPAN

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_thpt_quoc_gia_2019_dia_ly_lop_12_buoi_8_van_d.doc