Giáo án Vật lí 12 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 12 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 12 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc

Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 Ngày soạn: 5/11/2019 Ngày dạy: 6/11/2019 Tiết: 19 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Nhớ lại được các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm. - Nêu được ba đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và họa âm. b) Kĩ năng - Phân biệt được âm, nguồn âm và phân tích các đặc trưng vật lý của âm - Tính được tần số âm, cường độ âm và mức cường độ âm. - Giải được các bài tập đơn giản liên quan đến sóng âm . - Làm thí nghiệm đơn giản về truyền âm, đo mức độ ảnh hưởng của âm. c) Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến tần số, cường độ âm. - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc SGK, tài liệu, phiểu học tập, ghi chép - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Những ảnh hưởng của âm đến cuộc sống con người. - Năng lực tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bài tập 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... - Những nhiệm vụ khác do GVphân công liên quan đến bài học III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức bài cũ a) Mục tiêu: - Kiểm tra sự ôn tập kiến thức của học sinh ở nhà b) Nội dung: + Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV. c) Tổ chức hoạt động: - GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm ( mỗi HS 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10). YC HS ghi các phương án lựa chọn của mình vào phiếu khi GV đọc câu hỏi từ 1 đến 10. Sau đó thu bài của một số HS để chấm điểm. d) Sản phẩm: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh. e) Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập a) Mục tiêu: GV: Đoàn Thanh Ngọc Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 C. Tốc độ truyền âm thay đổi theo nhiệt độ. D. Đơn vị cường độ âm là W/m2. Câu 4 (nhận biết). Đơn vị thông dụng của mức cường độ âm là gì ? A. Ben. B. Đêxiben. C. Oát trên mét vuông. D. Niutơn trên mét vuông. Câu 5 (nhận biết). Mức cường độ âm được tính bằng công thức: A. L(B) = lg(I/I0) B. L(B) = 10lg(I/I0) C. L(dB) = lg(I/I0) D. L(B) = 10lg(I0/I) Câu 6 (thông hiểu) Sóng siêu âm không sử dụng được vào các việc nào sau đây? A. Dùng đẻ soi các bộ phận cơ thể B. Dùng để nội soi dạ dày C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại D. Thăm dò: đàn cá; đáy biển. Câu 7 (vận dụng thấp).Hãy chọn câu đúng. Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng A. 100dB B. 20dB C. 30dB D. 40dB Câu 8 (vận dụng thấp). Cường độ tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10 4 w / m2 . Biết 12 2 cường độ âm chuẩn là I0 10 w / m . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 108 dB B. 10 8 dB C. 80dB D. 8dB Câu 9 (vận dụng cao). Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, mức cường độ âm trong phân xưởng của một nhà máy phải giữ ở mức không vượt quá 85dB . Biết cường độ âm chuẩn 12 2 bằng I0 10 w / m . Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định là A. 3,6.10 21 (w / m2 ) B. 3,16.10 4 (w / m2 ) C. 10 12 (w / m2 ) D. 3,16.1020 (w / m2 ) Câu 10 (vận dụng cao). Tại một điểm nghe được đồng thời hai âm cùng tần số: âm truyền tới có mức cường độ 65dB và âm phản xạ có mức cường độ 60dB. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó là: A. 5dB B. 125 dB C. 66,19 dB D. 62,5 dB. GV: Đoàn Thanh Ngọc
File đính kèm:
giao_an_vat_li_12_tiet_1920_nam_hoc_2019_2020_doan_thanh_ngo.docx