Giáo án Vật lí 12 - Tiết 32+33 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 12 - Tiết 32+33 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 12 - Tiết 32+33 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc

Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 Ngày soạn: 17/12/2019 Ngày dạy: 18/12/2019 Tiết: 32 BÀI TẬP I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ - Rèn luyện kỹ năng giải một số bài tập về các loại máy điện xoay chiều 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Kết hợp thuyết trình, giảng giải và tương tác nhóm. III/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Phiếu học tập Câu 1: Stato của máy phát điện xoay chiều 1 pha có 500 vòng dây, tiết diện S=0,04 m 2, rô to là một nam châm điện sinh ra từ trường có cảm ứng từ B=0,023T. a) Cho rôto quay với tốc độ n=50 vòng/giây. Tính tần số và giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế ở hai cực của máy phát để hở. b) Để máy vẫn cho tần số như trên nhưng tốc độ của rôto chỉ còn 300 vòng/phút thì cấu tạo của rôto phải như thế nào? Câu 2: Một động cơ điện sinh ra công suất cơ học P=7,5 kW khi được mắc vào mạch điện xoay chiều. Biết hiệu suất H=80%. a) Tính điện năng tiêu thụ trong 1 giờ. b) Tính hiệu điện thế ở hai đầu động cơ, biết dòng điện qua động cơ có cường độ hiệu dụng I=40A và trễ pha so với hiệu điện thế một góc 6 . 2. Học sinh - Ôn tập về dòng điện xoay chiều. IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ -Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về động cơ -Học sinh ôn lại được các kiến thức về cấu tạo, và máy phát điện xoay chiều. nguyên tắc hoạt động của máy phát điện và động -HS nhắc lại kiến thức đã học và nhận PHT cơ điện xoay chiều. nghiên cứu Hoạt động 2: Hoạt động tự chủ -Hướng dẫn HS giải các bài tập trong PHT -Chuẩn bị lời giải để trình bày trước lớp, đối chiếu -HS thảo luận và giải các bài tập nhận được. lời giải với các nhóm khác. Hoạt động 3: Báo cáo, giải thích, thảo luận -GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. Một nhóm -Lời giải hoàn chỉnh của từng bài tập. trình bày lời giải, các nhóm khác góp ý bổ sung. -Nhận xét của học sinh về các bài tập Hoạt động 4: Thể chế hoá, vận dụng, mở rộng kiến thức -GV xác nhận kết quả của bài toán. -Nhận xét về độ lệch pha của u và i đối với máy -Đưa ra đáp án chính xác phát. -Hình thành phương pháp giải bài tập chung. -Để hiệu suất cao hơn thì phải làm cho độ lệch pha nhỏ bằng cách sử dụng tụ điện. GV: Đoàn Thanh Ngọc Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 Ngày soạn: 20/12/2019 Ngày dạy: 21/12/2019 Tiết: 33 Bài 19: THỰC HÀNH KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kỹ năng - Phát biểu và viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở, cường độ dòng điện hiệu dụng I, hệ số công suất cos trong đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. - Vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để biểu diễn các điện áp trong các loại đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp. b. Kĩ năng: - Sử dụng được đồng hồ đa năng hiện số để đo điện áp xoay chiều: lựa chọn đúng phạm vi đo, đọc đúng kết quả đo, xác định đúng sai số đo. - Vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để xác định L, r của ống dây, điện dung C của tụ điện, góc lệch giữa cường độ dòng điện i và điện áp u ở từng phần tử của đoạn mạch. c. Thái độ: Trung thực, khách quan, chính xác và khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh a, Phẩm chất năng lực chung Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. b, Năng lực chuyên biệt môn học Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nhắc HS tìm hiểu nội dung bài thực hành, ôn lại các kiến thức liên quan về dòng điện xoay chiều, đặc biệt và phương pháp giản đồ Fre-nen. - Trả lời câu hỏi trong phần “Tóm tắt lí thuyết” để định hướng việc thực hành. - Chuẩn bị đủ và kiểm tra cận thận các dụng cụ cần cho từng nhóm thực hành. - Tiến hành lắp thử mạch, đo, vẽ giản đồ theo nội dung bài thực hành trong Sgk để phát hiện các điểm cần điều chỉnh và rút ra các kinh nghiệm cần lưu ý. - Lập danh sách các nhóm thực hành gồm 3 - 4 HS. 2. Học sinh: Trước ngày làm thực hành cần: - Đọc bài thực hành để định rõ mục đích và quy trình thực hành. - Trả lời câu hỏi phần Tóm tắt lí thuyết để định hướng việc thực hành. - Trả lời câu hỏi ở cuối bài để biết cách dùng đồng hồ đa năng hiện số và luyện cách vẽ giản đồ Fre-nen. - Chuẩn bị 1 compa, 1 thước 200mm và 1 thước đo góc và lập sẵn ba bảng để ghi kết quả theo mẫu ở phần báo cáo thực hành trong Sgk. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV: Đoàn Thanh Ngọc
File đính kèm:
giao_an_vat_li_12_tiet_3233_nam_hoc_2019_2020_doan_thanh_ngo.docx