Giáo án Vật lí 12 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 12 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 12 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thanh Ngọc

Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 Ngày soạn: 20/12/2019 Ngày dạy: 21/12/2019 Tiết: 34 Bài 19: THỰC HÀNH KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kỹ năng - Phát biểu và viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở, cường độ dòng điện hiệu dụng I, hệ số công suất cos trong đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. - Vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để biểu diễn các điện áp trong các loại đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp. b. Kĩ năng: - Sử dụng được đồng hồ đa năng hiện số để đo điện áp xoay chiều: lựa chọn đúng phạm vi đo, đọc đúng kết quả đo, xác định đúng sai số đo. - Vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để xác định L, r của ống dây, điện dung C của tụ điện, góc lệch giữa cường độ dòng điện i và điện áp u ở từng phần tử của đoạn mạch. c. Thái độ: Trung thực, khách quan, chính xác và khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh a, Phẩm chất năng lực chung Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. b, Năng lực chuyên biệt môn học Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nhắc HS tìm hiểu nội dung bài thực hành, ôn lại các kiến thức liên quan về dòng điện xoay chiều, đặc biệt và phương pháp giản đồ Fre-nen. - Trả lời câu hỏi trong phần “Tóm tắt lí thuyết” để định hướng việc thực hành. - Chuẩn bị đủ và kiểm tra cận thận các dụng cụ cần cho từng nhóm thực hành. - Tiến hành lắp thử mạch, đo, vẽ giản đồ theo nội dung bài thực hành trong Sgk để phát hiện các điểm cần điều chỉnh và rút ra các kinh nghiệm cần lưu ý. - Lập danh sách các nhóm thực hành gồm 3 - 4 HS. 2. Học sinh: Trước ngày làm thực hành cần: - Đọc bài thực hành để định rõ mục đích và quy trình thực hành. - Trả lời câu hỏi phần Tóm tắt lí thuyết để định hướng việc thực hành. - Trả lời câu hỏi ở cuối bài để biết cách dùng đồng hồ đa năng hiện số và luyện cách vẽ giản đồ Fre-nen. - Chuẩn bị 1 compa, 1 thước 200mm và 1 thước đo góc và lập sẵn ba bảng để ghi kết quả theo mẫu ở phần báo cáo thực hành trong Sgk. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV: Đoàn Thanh Ngọc Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 Ngày soạn: 20/12/2019 Ngày dạy: 21/12/2019 Tiết: 35 ÔN TẬP HỌC KỲ I I/ CHUẨN KIẾN THỨC-KỸ NĂNG CẦN ĐẠT - Ôn tập các phần nội dung kiến thức đã học ở HK I. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Kết hợpthuyết trình, giảng giải và tương tác nhóm. III/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hệ thống các bài tập. 2. Học sinh - Ôn tập kiến thức đã học. IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG CƠ 1. Dao động điều hòa: -Đn, phương trình dđđh, phương trình vận tốc, gia tốc. -Các Đn, chu kỳ, tần số, tần số góc. 2. Con lắc lò xo, con lắc đơn: Đn, chu kỳ, tần số, năng lượng trong giao động, động năng, thế năng. 3. Nắm được các khái niệm dđ tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì, các đặc điểm. 4. Biết tính được biên độ, pha của dao động điều hòa tổng hợp, bằng phương pháp vectơ và bằng công thức. *Giải các bài tập tập trung vào các vấn đề sau: -Lập phương trình của dđđh, tính được x, v, a tại một thời điểm bất kỳ. -Tính được biên độ, pha của dđđh và phương trình tổng hợp 2 dđđh cùng phương cùng tần số. -Tính được chu kỳ, độ biến thiên chu kỳ khi ở vị trí mới của con lắc đơn và con lắc lò xo. Lực đàn hồi và lực hồi phục. CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ & SÓNG ÂM 1. Nắm được các đặc trưng của sóng cơ, sóng âm, các đại lượng đặc trưng của sóng hình sin như: vận tốc, chu kỳ, tần số, bước sóng, phương trình sóng. Các đại lượng của sóng âm như: đặc trưng vật lý, sinh lý . 2. Hiện tượng giao thoa, các cực đại cực tiểu, điều kiện có các cực đại, điều kiện có giao thoa. 3. Sóng dừng: hiện tượng, điều kiền để có sóng dừng trên dây khi có một đầu tự do, cố định *Giải các bài tập về sóng dừng, tìm được số điểm cực đại cực tiểu trên miền giao thoa khi 2 nguồn cùng pha và khi 2 nguồn ngược pha, lập phương trình sóng tại một điểm. CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 1. Nắm các định nghĩa: Cường độ hiệu dụng, hđt hiệu dụng, nguyên tắc tạo dòng điện xc. 2. Nắm được định luật Ôm cho các đoạn mạch chỉ có R, L,C và (R,L,C) Biểu thức cđdđ, hđt, cảm kháng, dung kháng, tổng trở. 3. Hiện tượng cộng hưởng trong mạch R,L,C hệ quả. 4. Công suất tức thời, công suất trung bình, công suất biểu kiến, hệ số công suất. 5. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế, các công thức liên quan giữa U, I, N. Ứng dụng. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xc 1 pha và 3 pha. Động cơ không đồng bộ 3 pha. 6. Cách mắc sao, tam giác của máy phát điện xc 3 pha, công thức *Giải các bài tập về: Mạch R,L,C; lập biểu thức tính hđt, cđdđ, công suất và các đại lượng liên quan, máy biến thế truyền tải điện năng. MỘT SỐ BÀI TẬP GV: Đoàn Thanh Ngọc Trường THPT Đức Thọ Giáo án Vật lý 12 – Năm học 2019-2020 b.Lập biểu thức hiệu điện thế hai đầu cuộn dây và hai đầu đoạn mạch. c.Tính công suất của đoạn mạch và công suất toả nhiệt của toàn mạch. 5/ Cho mạch điện gồm R,L,C nối tiếp. UAM=16V, UMN=8V, UNB=20V. a.Tìm UAB. b.Tính độ lệch pha giữa hiệu điện thế UAB và cường độ dòng điện. R C L A M N B GV: Đoàn Thanh Ngọc
File đính kèm:
giao_an_vat_li_12_tiet_3435_nam_hoc_2019_2020_doan_thanh_ngo.docx