Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Lớp 12 - Thiết kế phiếu học tập trong dạy học Địa lí lớp 12-phần địa lý tự nhiên - Lê Ngọc Anh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Lớp 12 - Thiết kế phiếu học tập trong dạy học Địa lí lớp 12-phần địa lý tự nhiên - Lê Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Lớp 12 - Thiết kế phiếu học tập trong dạy học Địa lí lớp 12-phần địa lý tự nhiên - Lê Ngọc Anh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay trong ngành giáo dục nước ta nói chung, bộ môn địa lí nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là nhiệm vụ chiến lược. Để dạy học theo hướng phát huy tinh tích cực của học sinh đòi hỏi phải có phương tiện dạy học cần thiết. Phiếu học tập được xem là phương tiện cần thiết và rất quan trọng. Bởi vì khi sử dụng phiếu học tập, học sinh phải tích cực tìm tòi, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới cũng như việc hình thành và rèn luyện kỉ năng địa líHiện nay, trong dạy học địa lí, đa số giáo viên còn hạn chế trong việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập. Xuất phất từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “ Thiết kế phiếu học tập trong dạy học địa lý lớp 12- phần địa lý tự nhiên” nhằm góp phần đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học địa lí trong nhà trường 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng phiếu học tập phục vụ cho dạy học địa lí - Xây dựng phiếu học tập phục vụ cho dạy học địa lí 12- phần tự nhiên. Đồng thời xác định cách sử dụng chúng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích, chọn lọc tài liệu làm cơ sở lí luận cho đề tài - Nghiên cứu nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi của đề tài 4. Đối tượng nghiên cứu: - Nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng phiếu học tập dạy học địa lí - Xây dựng và sử dụng phiếu học tập dạy học địa lí 12- Phần địa lí tự nhiên 5. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2011 1 trường hợp này, các phiếu chứa đựng câu hỏi, bài tập, được gọi là phiếu hoạt động. * Phân loại phiếu học tập: Phiếu học tập có hai loại khác nhau: + Dựa vào mục đích sử dụng phiếu, có thể xếp thành phiếu học, phiếu củng cố, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. + Dựa vào nội dung được trình bày ở phiếu, có thể có các kiểu phiếu khác nhau như: phiếu thông tin (nội dung gồm những thông tin bổ sung, mở rộng, minh hoạ cho kiến thức cơ bản của bài), phiếu bài tập (nội dung gồm các bài tập), phiếu yêu cầu (nội dung gồm các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết), phiếu thực hành (nội dung gồm những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kỉ năng), Việc thực hiện các phiếu học tập trong bài học trên lớp của tài liệu mới nhằm mục đích nắm kiến thức mới, do vậy các bài tập/câu hỏi/nhiệm vụ trong phiếu đươc gọi là bài tập/câu hỏi/nhiệm vụ nhận thức. 1.2. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí 12. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh ở trường A cho thấy việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí có những ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Đa số giáo viên đều khẳng định rằng phiếu học tập là một công cụ để học sinh tích cực chủ động khai thác kiến thức, giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Hầu hết giáo viên đều ý thức được tính cần thiết của việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí bởi nó kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, tích cực trong việc tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức mới, tạo không khí học tập sôi nổi, học sinh nắm kiến thức chủ động hơn, hiệu quả dạy học cao hơn. * Nhược điểm: 3 học, môi trường lớp học, giáo viên xác định nội dung của phiếu học tập, khối lượng và cách biểu đạt trong phiếu học tập cho phù hợp với từng điều kiện. - Bước 3: Tổng hợp thông tin, dữ liệu trong phiếu học tập để hoàn thành phiếu học tập. - Bước 4: Thiết kế phiếu học tập. Các thông tin, yêu cầu, câu hỏi, bài tập trên phiếu học tập phải ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, không tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu cần đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo hứng thú cho học sinh. 2.2. Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí 12 2.2.1. Nguyên tắc sử dụng: Để sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng phiếu học tập cần phải kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lí. Tùy vào từng nội dung và loại bài mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học thích hợp - Sử dụng phiếu học tập phải phù hợp với các hình thức dạy học như cá nhân, nhóm, cả lớp. - Sử dụng phiếu học tập cần phải kết hợp với các phương tiện dạy học: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, hình vẽ - Sử dụng phiếu học tập phải phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, đảm bảo tính bao quát và toàn diện trong dạy học, đảm bảo kiến thức, kỉ năng bài địa lí mà học sinh cần đạt được. 2.2.2. Sử dụng phiếu học tập trong các khâu dạy học địa lí: Trong dạy học địa lí phiếu học tập có thể sử dụng ở nhiều khâu của tiết dạy: - Trong kiển tra bài cũ: Giáo viên có thể phóng to phiếu học tập, treo lên bảng, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức bài học trước để hoàn thành - Sử dụng phiếu học tập trong quá trình tiết học: 5 Hình thái Thông tin phản hồi Đặc điểm Vùng núi Vùng núi Vùng Trường Vùng Trường Đông Bắc Tây Bắc Sơn Bắc Sơn Nam Giới hạn Nằm ở tả ngạn Nằm giữa Từ phía nam Từ phía Nam dãy sông Hồng sông Hồng và sông Cả đến dãy Bạch Mã trở vào sông Bạch Mã nam Hướng núi Vòng cung TB- ĐN. TB- ĐN Vòng cung Cấu trúc Có 4 cánh Có địa hình Các dãy núi song Gồm các khối núi cung lớn cao nhất nước song và so le và các cao chụm đầu về ta, có tính nhau nguyên Tam Đảo. phân bậc Hình thái - Địa hình Có 3 dải địa Thấp và hẹp - Địa hình núi thấp dần từ hình chạy theo ngang ,cao ở 2 cao phía Đông, TB->ĐN. hướng TB- đầu, thấp ở giữa. phía Tây các cao - Chủ yếu là ĐN. nguyên badan địa hình núi bằng phẳng, bán thấp bình nguyên... 7 Bài 10 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa c. Gió mùa: Dựa vào sgk, Át lat địa lí Việt Nam hãy hoàn thành bảng sau : Gió mùa Hướng Nguồn Phạm vi Thời gian Tính Ảnh hưởng gió gốc hoạt hoạt chất đến khí hậu động động Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Thông tin phản hồi Gió mùa Hướng Nguồn Phạm vi Thời gian Tính chất Ảnh hưởng đến gió gốc hoạt hoạt động khí hậu động Gió mùa Đông Từ TT Từ dãy Từ tháng +Nửa đầu Ở miền Bắc: có mùa bắc cao áp Bạch Mã XI – tháng mùa lạnh một mùa đông đông Xibia trở ra. IV năm khô lạnh khô, ít mưa sau. + Nửa sau và mùa hạ nóng mùa đông ẩm, mưa nhiều. lạnh ẩm. Gió mùa Tây TT cao Cả nước Từ tháng T/C gió - Miền nam: có 2 mùa hạ Nam áp Ấn V- tháng nóng ẩm mùa khô,mưa. Độ X - Miền - Ở vùng đ= ven Dương trung nóng biển MT: có mùa –khô( mưa lệch về thu Phơn) đông. 9 Từ dãy Bạch khí hậu xích Đới rừng gió Thiên nhiên Mã trở vào đạo, nhiệt độ tb mùa cận xích mang sắc thái trên 25°C và đạo : của vùng khí Phía Nam không tháng nào + Sinh vật của hậu cận xích dưới 20°C. vùng xích đạo đạo gió mùa. - Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, mùa khô Bài 12 :THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG( Tiếp theo) 3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ cho học sinh mỗi nhóm hoàn thành bảng sau : Đai cao Đai Đặc điểm Lớp phủ Lớp phủ SV độ cao Khậu thổ nhưỡng Nhiệt đới gió mùa Cận nhiệt đới gió mùa Ôn đới gió mùa 11 3. Thực nghiệm sư phạm: Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một trường A 3.1. Các bước thực nghiệm: - Chọn 2 lớp 12 tương đương nhau về sỉ số, trình độ, ý thức và thực nghiệm trong điều kiện như nhau - Lớp thực nghiệm dạy bằng giáo án có sử dụng phiếu học tập, lớp đối chứng dạy bằng giáo án thông thường - Bài dạy: 2 bài: “ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa( tiết 1)” và “ Thiên nhiên phân hóa đa dạng( Tiết 1)” - Sau mỗi tiết học có kiểm tra đánh giá 10 phút 3.2. Kết quả thục nghiệm Xi 4 5 6 7 8 9 10 Xtb T/số Fi TN 0 5 10 9 15 8 1 7,3 48 ĐC 5 10 14 10 8 1 0 6,2 48 Trong đó: Xi: là điểm số đạt được Fi: là số học sinh đạt điểm Xi Xtb: Điểm trung bình các bài kiểm tra Như vậy, việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học đã đem lại kết quả cao hơn dạy học thông thường. Trong quá trình dạy học, học sinh tích cực chủ động lĩnh hội tri thức, tham gia xây dựng bài tốt hơn, tiếp thu bài tốt hơn. Điều đó chứng tỏ đề tài có tính khả thi III. KẾT LUẬN. 1. Kết quả đạt được của đề tài: - Phân tích, chọn lọc được những lí luận cơ bản cho việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí - Xây dựng được các phiếu học tập và xác định được cách sử dụng chúng trong dạy học địa lí 12- phần địa lí tự nhiên 13 Do điều kiện thời gian có hạn, tài liệu tìm hiểu về phiếu học tập chưa nhiều. Vì vậy đề tài nghiên cứu phạm vi còn hẹp và trong quá trinh nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đồng nghiệp tham khảo, góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. LÊ NGỌC ANH- TỔ ĐỊA LÝ 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_dia_li_lop_12_thiet_ke_phieu_hoc_tap_t.doc