Sáng kiến kinh nghiệm GDCD Lớp 11- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa”- Giáo dục công dân 11

doc 31 Trang tailieuthpt 119
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm GDCD Lớp 11- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa”- Giáo dục công dân 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm GDCD Lớp 11- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa”- Giáo dục công dân 11

Sáng kiến kinh nghiệm GDCD Lớp 11- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa”- Giáo dục công dân 11
 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 MỤC LỤC
Phần Mục Nội dung Trang
 A PHẦN MỞ ĐẦU 3
 I Lý do chọn đề tài 3
 II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
 III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
 IV Phương pháp nghiên cứu 5
 V Giả thiết khoa học của đề tài 6
 VI Những đóng góp mới của đề tài 6
 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7
 I Cơ sở lý luận và thực tiễn 7
 II Thực trạng nghiên cứu 8
 III Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học 
 9
 sinh qua nội dung “Hàng hóa”
 1 Kế hoạch chung dạy học 9
 1.1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 9
 1.2 Hoạt động học tập 9
 2 Nội dung dạy học 15
 2.1 Mục tiêu 15
 2.2 Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình 
 16
 thành
 2.3 Một số câu hỏi và bài tập vận dụng 16
 2.4 Vận dụng kiến thức thực tiễn vào nội dung hàng hóa 19
 IV Kết quả thực hiện 22
 V Bài học kinh nghiệm 24
 C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
 I Kết luận 25
 II Kiến nghị và đề xuất. 26
 PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Ngay từ thời cổ đại, vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn đã được đề cập. 
Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin mới đưa ra quan niệm thực sự khoa học 
về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu 
về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan, của thực tiễn và lý luận: “Tinh 
thần” coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy mọi hoạt động và thực 
tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng của sự phê phán có tính phê 
phán”. 
 Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác đã dung hợp lý luận và thực tiễn của 
cuộc đấu tranh giai cấp thành một chỉnh thể không tách rời” và ngay trong những 
quan điểm triết học Mác, vấn đề thực tiễn và lý luận là hai mặt đối lập vừa thống nhất, 
vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể không thể tách rời nhau.
 Từ những quan điểm “Lý luận và Thực tiễn” của chủ nghĩa Mác - Lênin nêu 
trên, cho ta thấy Hồ Chí Minh đã hệ thống hóa một cách tinh tế thành những quan 
điểm toàn diện và sâu sắc và rất thực tiễn về những vấn đề thực tiễn ở nước ta, đến nay 
vẫn còn nguyên giá trị. Để thực hiện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng 
ta trong những năm vừa qua đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị học tập và làm theo Người. 
Đặc biệt là vấn đề nói đi đôi với làm, lý luận phải gắn với thực tiễn. Cha ông ta đã 
khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và điều đó đã trở thành truyền thống 
quý báu của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển của đất nước, đổi mới về tư duy, đổi 
mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học; cơ chế 
quản lý...trong toàn hệ thống. Đây là nhiệm vụ lớn lao, hệ trọng và phức tạp.
 Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (Khoá 11) là “Chuyển 
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, 
phẩm chất người học”. Rèn luyện kỹ năng cho người học là một bước chuyển từ cách 
tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có phẩm 
chất, tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 
 3 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
2.Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
 - Nghiên cứu sách giáo khoa môn GDCD, sách bài tập câu hỏi trắc nghiệm, các 
văn bản pháp luật.
 - Nghiên cứu thực tế vấn đề trong trường học.
 - Rút ra kết luận và kiến nghị
 - Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
 Học sinh lớp 11 
2. Phạm vi nghiên cứu
 Vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa” trên cơ sở 
gắn lý luận và thực tiễn của môn học, để góp phần rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
 Giới hạn: 
 + Nội dung: Hàng hóa
 + Thời gian: Tiến hành tháng 9/2018 đến tháng 10/ 2019.
 + Không gian: Tại một số lớp 11.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện đề tài này người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tài liệu về lý luận dạy học 
GDCD, giáo dục học, tâm lý học, sách giáo khoa...có liên quan đến đề tài. Ngoài ra 
còn có một số tạp chí, báo, tin tức thời sự, thông tin trên Internet và trên cơ sở tổng 
hợp, chọn lọc, phân tích để đúc kết, hệ thống hóa kiến thức.
 5 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận 
 Các tài liệu liên quan rèn kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn và một số khái 
niệm:
 Thực tiễn: là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- 
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. 
 Kỹ năng: là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một 
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả 
mong đợi.
 Kỹ năng sống: là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham 
gia vào cuộc sống hàng ngày.
 Kỹ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trong xã hội hiện 
đại. Giúp con người tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để có cái nhìn tự tin, có suy 
nghĩ theo chiều hướng tích cực. Làm cho con người biến kiến thức, cảm xúc thành 
hành động, biết cách nghĩ, ứng xử, hành động phù hợp với hoàn cảnh, với bối cảnh 
văn hóa xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn:
 + Đối với học sinh:
 - Kiến thức thực tiễn là nhưng cái xẩy ra hằng ngày, gần gũi, sinh động, hấp dẫn, 
có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
 - Vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách 
máy móc.
 - Vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học, vừa không gây quá tải, nhàm chán 
vừa giúp học sinh rút ra bài học để hoàn thiện kỹ năng sống phù hợp.
 + Đối với giáo viên:
 7 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 Để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung 
“Hàng hóa” cũng như đánh giá về mức độ hiểu biết về bài học tôi đã thực hiện điều tra 
qua phiếu (160 phiếu) ở các khối lớp 11. 
 Kết quả thu được như sau:
 Nắm bắt kiến thức Hiểu về kiến thức Vận dụng kiến thức 
 Lớp Sỉ số thực tiễn thực tiễn thực tiễn
 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ (%)
 11A1 42 35 83,3 25 59,5 20 47,6
 11A3 39 35 89,7 30 76,9 20 51,3
 11A7 41 38 92,7 32 78 32 78
 11A9 40 40 100 30 75 15 37,5
 Qua số liệu điều tra, một điều đáng mừng là học sinh đều biết về những vấn đề 
xẩy ra trong thực tiễn nhưng hiểu và vận dụng kiến thức thực tiễn vào giải quyết các 
vấn đề liên quan thì còn hạn chế.
 III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC THỰC TIỄN CHO 
 HỌC SINH QUA NỘI DUNG “HÀNG HÓA” 
1. KẾ HOẠCH CHUNG DẠY HỌC
1.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Máy tính, máy chiếu, bút laze.
 - Phấn, bảng, bút, nháp, giấy A0, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh 
 sưu tầm được.
 - Bảng phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
 - Các tài liệu, wedsite cần thiết giới thiệu cho học sinh.
 - Phiếu học tập, các bảng biểu.
1.1.2. Chuẩn bị của học sinh
 9 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 Thực hiện - Thu thập, tìm -Thường xuyên theo - Các thông tin tin 
 kiếm và xử lý dõi và hỗ trợ các cậy (tranh ảnh, 
 thông tin thông nhóm trong quá trình bảng biểu, tài liệu 
 qua: hồi cứu tư thực hiện. tham khảo khác).
 liệu, tìm hiểu - Báo cáo.
 Ở nhà
 - Trao đổi, thảo - Bài trình chiếu
 luận, sàng lọc 
 thông tin để viết 
 báo cáo.
1.2.2. Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Khởi động và giao nhiệm vụ
 1. Yêu cầu cần đạt.
 - Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu.
 - Thành lập nhóm.
 - Phổ biến nhiệm vụ.
 - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
 2. Cách thức tổ chức
 - Học sinh trình bày nội dung đã tìm hiểu.
 - Giáo viên đi vào giới thiệu chủ đề hàng hóa các em sẽ được tìm hiểu
 Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung.
 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
 Bước 2: Thành lập nhóm
 - Giáo viên phát phiếu điều tra nhu cầu học sinh (Phụ lục 1)
 - Bầu nhóm trưởng, thư ký.
 11 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
1. Yêu cầu cần đạt 
 - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các nhóm sẽ thảo luận tìm hiểu nội dung xây 
dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện các nội dung 
 - Xác định được những việc cần làm.
 - Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm.
 - Góp phần hình thành kỹ năng thu thập thông tin.
 - Kỹ năng trình bày vấn đề, viết báo cáo
2. Cách thức tổ chức hoạt động
 Bước 1: Giáo viên định hướng các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
 Bước 2: Giải đáp thắc mắc, giúp đỡ học sinh khi học sinh yêu cầu
 Bước 3: Các nhóm dựa trên phiếu định phân công để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Sản phẩm hoạt động 2
 - Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm.
 - Bản phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian hoàn thành nhiệm vụ:
 Phân công công việc:
 Nhóm trưởng:............................................
 Thư ký:......................................................
 Công việc Người phụ trách Ghi chú
 Tìm kiếm những bài học, tranh, 
 ảnh, tình huống trong thực tiễn và 
 thu thập tài liệu
 Phân tích và xử lý thông tin
 Viết báo cáo
 Báo cáo, giới thiệu sản phẩm
 13 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 - Hỗ trợ, cố vấn.
 - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm.
 - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh.
 Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và 
tự đánh giá sản phẩm của các nhóm (Phụ lục 3).
 -Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:
 Bước 2: Các nhóm đại diện báo cáo các nội dung theo sự phân công
 (1). Học sinh báo cáo bằng sản phẩm học sinh làm 
 (2). Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi 
nhận thông tin.
 (3). Sau khi nhóm thuyết trình xong các nhóm khác đưa ra câu hỏi: 
 (4). Học sinh nhóm báo cáo ghi chép lại các các câu hỏi và đưa ra các phương án 
trả lời.
 (5). Giáo viên nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo.
 - Nội dung:
 - Hình thức:
 - Cách trình bày và trả lời câu hỏi.
 (6) Giáo viên vận dụng bài học thực tiễn được rút ra qua các dẫn chứng để học 
sinh nắm bắt và góp phần hoàn thiện kỹ năng cho bản thân.
2. NỘI DUNG DẠY HỌC: HÀNG HÓA (1 tiết)
2.1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức
 - Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
 b. Về kỹ năng
 15 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
2.3 Một số câu hỏi và bài tập vận dụng
1.Câu hỏi mức độ nhận thức: Nhận biết
 Câu 1: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
 a. Giá trị, giá trị sử dụng. b. Giá trị, giá trị trao đổi.
 c. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng. d. Giá trị sử dụng.
 Câu 2: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?
 a. Giá cả. b. Lợi nhuận.
 c. Công dụng. d. Số lượng.
 Câu 3: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
 a. Giá cả của hàng hóa. b. Lợi nhuận của hàng hóa.
 c. Công dụng của hàng hóa. d. Số lượng hàng hóa.
 Câu 4: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
 a. Giá trị trao đổi. b. Giá trị chất lượng.
 c. Lao động sản xuất. d. Giá trị sử dụng.
2. Câu hỏi mức độ nhận thức: Thông hiểu
 Câu 1: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính 
bằng yếu tố nào?
 a. Thời gian tạo ra sản phẩm. b. Thời gian trung bình của xã hội.
 c. Thời gian cá biệt. d. Tổng thời gian lao động.
 Câu 2: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào 
sau đây?
 a. Tốt. b. Xấu. c. Trung bình. d. Đặc biệt.
 Câu 3: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất 
phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
 17 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 Kinh tế tự Tự sản xuất Sản phẩm không 
 2 kiểu tổ nhiên để tiêu dùng là hàng hóa
 chức sản 
 xuất xã 
 hội
 Kinh tế hàng Sản xuất trao Sản phẩm hàng 
 hóa đổi mua, bán hóa
a. Hàng hóa:
 - Do lao động tạo ra mãn nhu cầu của con người: ăn, giải khát, làm 
thuốc(KTTN)
 - Thông qua trao đổi mua, bán (KTHH)
 Ăn
 Lao động sản xuất
 Bán
 Kinh tế tự nhiên: Thủ công, tự cung, tự 
 cấp
 19 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 b. Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị là sự thống nhất của hai 
mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng 
hóa.
 - Mối quan hệ giá trị hàng hóa và giá trị trao đổi ví dụ:
Giá trị trao đổi 3 quả bầu = 5 quyển vỡ 1 m vãi = 1kg gạo
Hao phí lao động 1h=1h 1h=1h
So sáng giá trị hàng hóa Ngang nhau Ngang nhau
Kết luận: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa và kết tinh 
trong hàng hóa. Giá trị là cơ sở của trao đổi.
- Cơ cấu giá trị của hàng hóa gồm có ba bộ phận:
 + Giá trị hao phí tư liệu sản xuất
 + Giá trị sức lao động
 + Lợi nhuận (phần tăng thêm)
 - Dẫn chứng bài tập: Tại Hà Tĩnh có 3 nhà mộc sản xuất bàn ghế A,B,C có cùng 
chất lượng với tổng số 1.200 bộ cung cấp ra thị trường.
 Tên nhà Số sản phẩm So sánh TG LĐCB và 
 Sản phẩm TGLĐCB
 SX cung ứng TGLĐXHCT
 A 4.00 2h/1 bộ 8.00h TGLĐCB<TGLĐXHCT
 B 4.00 2h30/1bộ 920h TGLĐCB<TGLĐXHCT
 C 4.00 3h30/1bộ 1.320h TGLĐCB>TGLĐXHCT
 Tổng thời gian 3 nhà sản xuất K= 3.040h
Hỏi: 1.Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1bộ bàn ghế là bao nhiêu?
 2. Để nhà sản xuất có lợi nhuận các yếu tố nào ẩn chứa trong hàng hóa là gì?
Trả lời: 
 1.Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1bộ bàn ghế viên là:
 K = 3.040/1.200h = 2,5h/1 bộ 
 21 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 - Để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi tiến hành 
thực nghiệm bằng câu hỏi kiểm tra.
 - Kết quả thu được như sau:
 Trước khi áp dụng sáng kiến kinh Sau khi áp dụng sáng kiến kinh 
 nghiệm nghiệm
 Lớp
 Giỏi, khá Trung Yếu, kém Giỏi, khá Trung Yếu, kém
 (%) bình (%) (%) (%) bình (%) (%)
 11A1 79 15 6 85 15 0
 11A3 72 19 9 85 13 2
 11A7 69 25 6 82 15 3
 11A9 62 29 9 78 18 4
 Nhận xét chung:
 - Về mặt định tính: Căn cứ vào mức độ tập trung, khả năng trình bày, phát biểu ý 
kiến bổ sung của các nhóm học sinh có thể rút ra một số nhận xét:
 Tỷ lệ học sinh tham gia ý kiến của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Qua 
giờ thực nghiệm dạy vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học giữa các nhóm học sinh 
với nhau có những trao đổi sôi nổi, khả năng tương tác lớn.
 - Về mặt định lượng: Căn cứ vào kết quả kiểm tra giữa bài thực nghiệm và đối 
chứng, nhận thấy:
 Lớp thực nghiệm số điểm giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng, tỷ lệ học sinh 
đạt điểm trung bình ít hơn như số liệu bảng trên.
 Qua dẫn chứng trên có thể khẳng định việc dạy học vận dụng kiến thức thực tiễn 
vào bài học được giáo viên đầu tư đúng mức, chuẩn bị chu đáo, giao nhiêm vụ rõ ràng 
cho các nhóm học sinh mang lại hiệu quả cao.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy và đã đúc rút kinh nghiệm sau:
 Đối với giáo viên:
 23 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
con người Việt Nam phát triển toàn diện; trong tương lai gần các em chủ động, tích 
cực trong định hướng nghề nghiệp, xây dựng gia đình; và xa hơn là một thành viên của 
xã hội đầy năng động, hiểu biết, có văn hóa để xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. 
 25 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
2. Kiến nghị và đề xuất
 Đề tài có tính thực tiễn cao, là vấn đề đang còn mới trong giáo viên, vì vậy tôi 
xin có một số kiến nghị đề xuất như sau:
 - Cần có sự hợp tác của nhà trường, giáo viên, phụ huynh, học sinh vận dụng 
kiến thức thực tiễn thường xuyên nhằm hoàn thiện kỹ năng cho học sinh.
 - Thường xuyên cung cấp bồi dưỡng trang bị cho đội ngũ giáo viên kênh thông 
tin kịp thời, bổ ích, mới nhất để giáo viên có tư liệu đáp ứng nội dung dạy học mới.
 - Trong những giai đoạn tiếp theo tôi rất mong muốn vị trí và vai trò của môn 
giáo dục công dân sẽ được nâng lên để xoá đi định kiến của xã hội xem nó là một môn 
phụ.
 Trên đây là một số kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi qua quá trình dạy học. 
Trong phạm vi thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi 
kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy, cô và đồng 
nghiệp, Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của Sở Giáo dục và đào tạo để sáng kiến 
kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 27 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
 1. Thời gian, địa điểm, thành phần
 - Địa điểm:
 - Thời gian: từ.....giờ.....đến.....giờ........ngày........tháng.........năm............
 - Nhóm..........................; Số thành viên:.............................
 - Số thành viên có mặt................; vắng mặt:.........................
 2. Nội dung công việc: 
 ................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 Thời hạn 
 STT Họ và tên Công việc được giao Ghi chú
 hoàn thành
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 3. Kết quả làm việc
 4. Thái độ tinh thần làm việc
 5. Đánh giá chung
 6. Ý kiến đề xuất
 Thư ký Nhóm trưởng
 ...................................... .....................................
 29 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng 
 hóa”- Giáo dục công dân 11
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Bộ giáo dục và đào tạo - Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11 
 2. Sách bài tập câu hỏi trắc nghiệm - NXB Giaó dục
 3. PGS. Lê Văn Hồng chủ biên - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB 
 Hà Nội 1995.
 4. Một số website
 5. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác - Lê nin (tái bản), Nhà xuất bản Chính trị 
 quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005.
 6. Kinh tế Chính trị Mác - Lênin , Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí 
 Minh, năm 2007.
 7. 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác - Lênin, An Như Hải, Nhà xuất bản 
 Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008.
 8. Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản 
 Chính trị quốc gia - Sự thật.
 31

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_gdcd_lop_11_ren_luyen_ky_nang_van_dung.doc