Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)

docx 24 Trang tailieuthpt 87
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
 1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................2
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................................2
 3. Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................................3
 4. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................4
 1. Vài nét về quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức, 
 phương pháp dạy học trải nghiệm trong trường phổ thông ..................................4
 2. Hoạt động TNST trong dạy học môn Ngữ văn...................................................5
 3. Hoạt động TNST môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay ...................6
 4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn 
 bản “Chí Phèo” (Nam Cao).......................................................................................7
 4.1. Tổ chức trải nghiệm bằng hình thức đóng vai và thảo luận theo nhóm..........7
 4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dự án dạy học ............................9
 4. 3. Tổ chức trải nghiệm tác phẩm qua hoạt động thi sân khấu hóa và xem phim 
 truyện, tài liệu. ...........................................................................................................10
 4. 3.1. Tổ chức thi sân khấu hóa một trích đoạn tác phẩm Chí Phèo ...................10
 4.3.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm bằng hình thức xem phim truyện và phim 
 tài liệu ....................................................................................................................11
 5. Thực nghiệm dạy học: .........................................................................................12
 6. Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá:..........................................................19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................22
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................22
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................23
 1 3. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo trong dạy học. Biện pháp tổ chức hoạt động TNST trong bài “ Chí Phèo”
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 3 Tóm lại, HĐTNST trong dạy học là hoạt động có mục đích, tổ chức, có hướng dẫn 
của người dạy, giúp học sinh tương tác với hiện thực khách quan. Từ đó để phát triển 
các năng lực của học sinh như năng lực làm việc nhóm, năng lực thẩm mĩ, năng lực tư 
duy sáng tạo, năng lực giao tiếp
2. Hoạt động TNST trong dạy học môn Ngữ văn
 Trải nghiệm trong môn Ngữ văn đặc biệt là trải nghiệm tác phẩm văn học người 
 đọc phải huy động toàn bộ cảm xúc, trí tưởng tượng, tình cảm của mình để hiểu được 
 thế giới đời sống của nhà văn tạo ra. Mục đích chính của việc đọc không phải để chuẩn 
 bị cho một trải nghiệm khác, mà được hoàn thành trọn vẹn trong sự kiện đọc, với tư 
 cách chính là bản thân trải nghiệm đó. Vì thế tác phẩm văn học là do độc giả trải nghiệm 
 lấy từ văn bản mà thành, không ai có thể thưởng thức hộ, rung động thay một niềm vui, 
 nỗi buồn hay sự tuyệt vọng, tiếc nuối. Trong dạy học Ngữ văn, nếu dạy học văn chỉ nhấn 
 mạnh vào những thông tin được “lấy ra”, “mang đi” từ văn bản đã làm cho học sinh 
 không có cơ hội để được học văn thực sự, làm cho giờ văn mất đi cảm xúc tươi mới, sự 
 phong phú, độc đáo của những cuộc gặp gỡ giữa mỗi tâm hồn bạn đọc với sáng tác. 
 Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện 
 cho học sinh trải nghiệm, “đốt cháy lên” những cảm xúc thực sự được bắt đầu từ câu 
 chữ, tạo ra không gian ba chiều của thế giới nghệ thuật để độc giả có thể bước vào thế 
 giới ấy, sống những chiều kích của nó, nghiệm ra những giá trị của nó, kết nối nó với 
 những gì đã kinh qua, những “chân trời của hi vọng” để rồi biết bước ra tự đánh giá về 
 những trải nghiệm của riêng mình. Các bước tổ chức trải nghiệm trong đọc hiểu văn bản 
 theo các bước: cảm nhập – tập trung đầy cảm xúc với các trải nghiệm chủ quan cùng 
 văn bản; xây dựng, tưởng tượng: bước vào văn bản và tạo ra thế giới nghệ thuật sống 
 động; kết nối: tạo ra mối liên hệ giữa trải nghiệm có tính tự truyện của người đọc đến 
 văn bản hiện thời; phản hồi: đánh giá chất lượng trải nghiệm với văn bản của người đọc. 
 Tổ chức HĐTNST trong môn Ngữ văn có ý nghĩa quan trong xu thế dạy học hiện 
 nay. So với những hình thức dạy học quen thuộc thì dạy học theo hình thức trải nghiệm 
 gợi được hứng thú của học sinh. Giúp các em bộc lộ được năng khiếu, khả năng cảm 
 nhận riêng. Hướng tới phát triển các năng lực của học sinh như: Năng lực thẩm mĩ và 
 năng lực nhận thức. Bằng việc thực tiễn trải nghiệm, học sinh biết đấu tranh với cái ác, 
 5 4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản 
“Chí Phèo” (Nam Cao)
4.1. Tổ chức trải nghiệm bằng hình thức đóng vai và thảo luận theo nhóm.
 Đóng vai là một hình thức của dạng trò chơi trong dạy học để học sinh được thực 
hiện các tình huống giả định đặt ra. Trong dạy học đọc hiểu tác phẩm, học sinh có thể 
vào vai các nhân vật, nhà văn, tổ chức các phiên tòa xét xử giả địnhĐóng vai để thể 
hiện suy nghĩ, góc nhìn của người trong cuộc. Sau phần học sinh đóng vai nhất là những 
vấn đề trọng tâm của tác phẩm, giáo viên kết hợp tổ chức nêu các vấn đề để học sinh các 
nhóm phản biện để có cách đánh giá đa diện, đa chiều. 
 Trong phần tiểu dẫn của tác phẩm Chí Phèo, giáo viên mời hai học sinh đóng vai. 
Một học sinh đóng vai nhà văn Nam Cao và em còn lại đóng vai là một học sinh yêu 
thích môn văn muốn tìm hiểu về tác phẩm Chí Phèo. Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn 
đề hoàn cảnh sáng tác và nhan đề tác phẩm. Tiến trình thực hiện như sau:
 Bước 1. Giáo viên chọn học sinh đóng vai nhà văn Nam Cao và người hỏi chuyện.
 Bước 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm và tên gọi 
tác phẩm để xây dựng kịch bản (Phụ lục)
 Bước 3. Học sinh thực hiện trước lớp.
 Bước 4. Các học sinh khác nhận xét phần đóng vai và giáo viên chốt lại một số ý 
cơ bản liên quan đến phần tiểu dẫn về hoàn cảnh sáng tác, vị trí và nhan đề tác phẩm.
 Tổ chức phiên tòa giả định để phán xét về nhân vật: Quá trình tổ chức đọc hiểu văn 
bản Chí Phèo, giáo viên tổ chức phiên tòa giả định để đánh giá về nhân vật Chí Phèo và 
Bá Kiến. Giáo viên lựa chọn các sự kiện tiêu biểu xảy ra trong cuộc đời của Chí Phèo để 
học sinh đóng vai như : Xét xử Bá Kiến và Chí Phèo; hay xét xử hành động Chí Phèo 
giết Bá Kiến; Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi đi tù  Chẳng hạn, chúng tôi lựa chọn 
hình thức cho học sinh đóng vai phiên tòa xét xử “ Chí Phèo kiện Bá Kiến”. Quy trình 
thực hiện như sau:
 + Bước 1. Phân công học sinh vào các vai chủ tọa, thẩm phán, Chí Phèo, Bá Kiến, 
dân làng Vũ Đại, kiểm sát viên, thẩm phán, thư kí tòa, luật sư bào chữa.
 7 - Nhân chứng dân làng Vũ Đại: Kể về lai lịch hoàn cảnh Chí Phèo và tội ác mà hắn 
gây ra.
 - Các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
 + Luật sư Chí Phèo: Phân tích những mưu mô thâm độc của Bá Kiến khiến Chí 
Phèo tha hóa. Bá Kiến phải chịu trách nhiệm bồi thường danh dự, nhân phẩm cho Chí 
Phèo.
 + Luật sư Bá Kiến: Bác bỏ quan điểm chỉ có Bá Kiến gây ra tội ác. Bản thân Chí 
Phèo cũng phải chịu trách nhiệm về sự tha hóa của bản thân và sự xa lánh của dân làng 
Vũ Đại.
 - Hội đồng xét xử phân tích các cáo trạng và chứng cứ
 - Chủ tọa phiên tòa tuyên án 
 Sau khi tổ chức đóng vai phiên tòa xét xử, giáo viên đặt câu hỏi để các nhóm thảo 
luận:
 - Trong phần bào chữa cho Bá Kiến, luật sư có cho rằng Chí Phèo cũng phải chịu 
trách nhiệm về sự tha hóa của mình. Theo các em, ý kiến này có cơ sở không? Vì sao?
 - Từ vấn đề tha hóa của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao muốn truyền đi thông điệp gì?
 Qua phần thảo luận, giáo viên định hướng cho học sinh một số nội dung: Vấn đề 
tha hóa, biến chất của Chí Phèo bắt nguồn từ môi trường sống ở của người nông dân Việt 
Nam ở nông thôn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Với những âm mưu thâm độc, 
Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ở 
chặng đường sau khi ra tù, bản thân Chí Phèo cũng có phần trách nhiệm về sự tha hóa 
của mình. Nam Cao không chỉ tố cáo xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn trước Cách 
mạng đã đẩy người nông dân hiền lành, lương thiện, muốn tồn tại chỉ còn cách lưu manh 
hóa mà còn nói lên nỗi băn khoăn về nhân phẩm, danh dự của con người bị lăng nhục. 
4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dự án dạy học
 Dạy học theo dự án là một hình thức phù hợp để học sinh trải nghiệm thực tiễn, tăng 
cường tính hợp tác, trao đổi trong nhóm và có tính tích hợp cao. Các hình thức dự án tìm 
hiểu về tác giả, tác phẩm; hoàn cảnh lịch sử; sân khấu hóa về tác phẩm; tìm hiểu môi 
 9 Truyện Chí Phèo là một tác phẩm thích hợp để sân khấu hóa. Trong quy mô tổ chức 
bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh thi sân khấu hóa tác phẩm bằng hình thức chuyển 
thể thành kịch ngắn. Để tiến hành thi sân khấu hóa tác phẩm giữa các nhóm trong lớp, 
giáo viên thực hiện các bước sau.
 Thứ nhất: Xác định yêu cầu sân khấu hóa tác phẩm và thành lập ban giám khảo, 
tiêu chí chấm điểm. Với tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có nhiều lựa chọn giữa các sự 
kiện như Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ra tù; Chí Phèo và Thị Nở; Chí Phèo đòi 
quyền làm người lương thiện; Tiếng chửi của Chí Phèo để học sinh chuyển thể thành 
kịch. Tuy nhiên, để có thể so sánh, đánh giá khả năng nhập vai của từng nhóm, giáo viên 
nên chọn một sự kiện cho các nhóm diễn kịch. Ban giám khảo được lựa chọn từ những 
học sinh có năng khiếu văn học. Giáo viên làm trưởng ban giám khảo để đảm bảo sự 
công bằng. Ban giám khảo tiến hành xây dựng các tiêu chí chấm điểm. Tiêu chí chấm 
dựa vào nội dung và hình thức diễn.
 Thứ hai: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ. Phân nhóm trên cơ sở của các nhóm 
tham gia dự án. Các nhóm cùng chuyển thể đoạn “ Chí Phèo và Thị Nở” thành kịch 
ngắn. Yêu cầu các nhóm chuyển thể văn bản kịch bám sát nội dung văn bản gốc. Nội 
dung phải làm nổi bật khát vọng làm người lương thiện của Chí Phèo khi gặp Thị Nở; 
đồng thời cả nỗi đau khi bị từ chối tình yêu. Hình thức trang phục phải phù hợp. Giao 
các nhóm tự luyện tập.
 Thứ ba: Trong quá trình học sinh xây dựng kịch bản và luyện tập, giáo viên tiến 
hành kiểm tra, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp. Phải đảm bảo nội dung lời loại 
chuyển thể văn bản và hình thức biểu diễn không phản giáo dục.
 Thứ tư: Tổ chức thi sân khấu hóa đoạn trích trong tác phẩm Chí Phèo. Giáo viên 
đánh giá nhận xét, công bố kết quả điểm từng nhóm. Nhóm chiến thắng sẽ được phần 
thưởng.
4.3.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm bằng hình thức xem phim truyện và phim tài 
liệu
 Trải nghiệm qua các hình ảnh, phim, tư liệu là một dạng trải nghiệm trực quan. Với 
hình ảnh, âm thanh, màu sắc, con người, cảnh vật được ghi lại chân thực sinh động tác 
 11 - Hình thức dạy học: tại lớp, kết hợp ngoại khóa.
 - Phương pháp dạy: Làm việc nhóm (4 nhóm); thảo luận; vấn đáp; trò chơi.
 - Chuẩn bị của giáo viên: 
 + SGK Ngữ văn 11 – Tập 1; Máy tính kết nối internet; máy chiếu; phim “ Làng Vũ 
Đại ngày ấy” và phim tài liệu “ Làng Vũ Đại ngày ấy – bây giờ”.
 + Kế hoạch phân chia nhóm: Chia làm 4 nhóm trên cơ sở 4 tổ. Giao nhiệm vụ các 
nhóm: Nhóm Chí Phèo thực hiện báo cáo theo chủ đề: “ Nỗi khổ đau của Chí Phèo sau 
khi ra tù”; nhóm Thị Nở thực hiện báo cáo vấn đề “ Chí Phèo và khát vọng làm người 
lương thiện”; nhóm Bá Kiến thực hiện báo cáo vấn đề: “Chí Phèo và câu hỏi Ai cho tao 
lương thiện?; nhóm dân làng Vũ Đại: Tìm hiểu về thực trạng và hậu việc lạm dụng bia 
rượu ở địa phương em.
 + Thiết kế bài học; chuẩn bị phòng để học sinh diễn tiểu phẩm kịch.
 - Chuẩn bị học sinh:
 + SGK Ngữ văn 11, tập 1; bút, vở; chủ động đọc văn bản và ôn lại kiến thức về 
Nam Cao, tìm hiểu về truyện ngắn Chí Phèo từ các nguồn thông tin khác nhau.
 + Đóng vai: nhà văn Nam Cao; phỏng vấn; phiên tòa xét xử.
 + Hoàn thành dự án theo nhóm; chuyển thể văn bản thành kịch bản; chuẩn bị trang 
phục, luyện tập; đạo cụ biểu diễn.
 Bước 2. Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 Đọc văn: Chí Phèo ( Nam Cao)
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Bức tranh đời sống của người nông dân ở nông thông Việt Nam trước Cách mạng. 
Thông điệp của nhà văn Nam Cao về số phận của người nông dân dưới chế độ thực dân 
nửa phong kiến.
 - Những điểm độc đáo về nghệ thuật trần thuật linh hoạt, mới mẻ của tác phẩm
 13 viên. Đội nào ghi được nhiều thông tin, đúng, đội đó giành 
chiến thắng.
 - Giáo viên chia bảng thành 4 ô, tổ chức trò chơi. Đọc câu 
hỏi “ Hãy kể tên các tác phẩm của nhà văn Nam Cao”.
 - Giáo viên kiểm tra kết quả và trao thưởng.
 * Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua đóng vai, dự án học tập, trải 
 nghiệm hình ảnh.
 - Mục đích: Hiểu được giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm 
 Chí Phèo. 
 - Phương pháp và hình thức: đóng vai, dự án học tập, trải nghiệm hình ảnh
 - Năng lực hướng tới: Cảm thụ thẩm mĩ; hợp tác nhóm; năng lực chuyển thể văn 
 bản; ngôn ngữ trong giao tiếp
 - Tiến trình thực hiện:
 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Kiến thức, kĩ năng 
 cần đạt
 Học sinh làm việc theo nhóm - Trải nghiệm qua I. Tìm hiểu chung:
 đôi, thời gian 5 phút hình thức đóng vai trò 
 1. Hoàn cảnh sáng tác:
 - Gv mời 02 Hs lên đóng vai về trò chuyện với nhà văn Nam 
 chuyện với nhà văn yêu quí: 01 học Cao - Tác phẩm xuất bản 
 sinh đóng vai Nam Cao, 01 học sinh 1941.
 dẫn chuyện
 – Gv yêu cầu các học sinh khác đánh - Bối cảnh thời đại ra 
 giá việc nhập vai của các bạn và bày đời tác phẩm
 tỏ ý kiến của bản thân.
 2. Nhan đề tác phẩm:
 15 - Gv đặt câu hỏi học sinh thảo - Học sinh thảo luận, về nhân phẩm, danh dự con 
luận: Trong phần bào chữa cho Bá phản biện ý kiến luật sư người bị hủy hoại.
Kiến, luật sư có cho rằng Chí Phèo Bá Kiến.
cũng phải chịu trách nhiệm về sự tha 
hóa của mình. Theo các em, ý kiến 
này có cơ sở không? Vì sao? Từ vấn 
đề tha hóa của Chí Phèo, nhà văn 
Nam Cao muốn truyền đi thông điệp 
gì?
 2.2. Chí Phèo và khát 
 -Gv tổng kết những vấn đề cơ 
 vọng làm người lương thiện.
bản.
 - Đại diện nhóm Thị - Cuộc gặp gỡ với Thị 
 Tổ chức trải nghiệm qua dự án 
 Nở trình bày báo cáo. Nở: thay đổi tính cách, tâm 
nhóm Thị Nở với vấn đề “Chí Phèo 
 Sản phẩm minh họa. hồn của Chí Phèo
và khát vọng làm người lương thiện”
 - Bát cháo hành thị Nở 
 - Gv tổ chức học sinh nhận xét 
 thức tỉnh lương tri Chí Phèo
về báo cáo. - Trải nghiệm hình 
 ảnh phim truyện cảnh - Giá trị nhân đạo sâu 
 - Chiếu trích phim “ Làng Vũ 
 Thị Nở chăm sóc Chí sắc, mới mẻ tác phẩm
Đại ngày ấy” cảnh Thị Nở chăm sóc 
 Phèo
Chí Phèo 2.3. Chí Phèo và câu 
 hỏi Ai cho tao lương thiện?
 - Đại diện nhóm Bá - Ý thức nỗi đau khi bị 
 Tổ chức trải nghiệm qua dự án 
 Kiến trình bày báo cáo. Thị Nở từ chối tình yêu.
nhóm Bá Kiến với vấn đề “ Chí Phèo 
và câu hỏi Ai cho tao lương thiện?” - Trải nghiệm hình - Bản tính hung dữ lại 
 ảnh phim truyện cảnh nổi lên.
 - Chiếu đoạn trích phim “ Làng 
 Chí Phèo đến nhà Bá 
Vũ Đại ngày ấy” cảnh Chí Phèo đến - Hành động giết Bá 
 Kiến lần cuối
nhà Bá Kiến lần cuối. Kiến và tự sát: ý thức được 
 17 - Năng lực hướng tới: Cảm thụ thẩm mĩ; hợp tác nhóm; năng lực chuyển thể văn 
bản; ngôn ngữ trong giao tiếp
 - Tiến trình thực hiện:
 * Phần thi sân khấu hóa tác phẩm Chí Phèo:
 Bước 1. Phân lớp 4 tổ thành 4 nhóm và đặt tên nhóm lần lượt là nhóm Chí Phèo, 
Bá Kiến, Thị Nở, làng Vũ Đại. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thi chuyển thể đoạn Chí 
Phèo và Thị Nở thành vở kịch ngắn. Thành lập ban giám khảo ( chọn 4 học sinh) và xây 
dựng thang điểm chấm thi.
 Bước 2. Học sinh xây dựng kịch bản, tự luyện tập. Giáo viên kiểm tra công việc 
chuyển thể văn bản và luyện tập của các nhóm.
 Bước 3. Tiến hành tổ chức thi: nêu thể lệ cuộc thi; ban giám khảo làm việc; các 
nhóm thực hiện tiểu phẩm ( kich bản phụ lục 2); giáo viên nhận xét, đánh giá và trao 
thưởng
 * Phần tổ chức xem phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” và phim tài liệu “ Làng Vũ Đại 
ngày ấy – bây giờ”. Quy trình thực hiện như mục 4.3.2 ở trên đã trình bày.
6. Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá:
 Trong quá trình tổ chức thực hiện dạy học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” theo hướng 
tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo đã thu được những kết quả tốt hơn so với 
phương pháp đọc hiểu truyền thống. Chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi: Em có yêu 
thích hoạt động dạy học bài Chí Phèo không?. Hãy đánh dấu vào một lựa chọn sau: 
 1. Yêu thích 2. Không yêu thích 
 3. Bình thường 4. Ý kiến khác
 Kết quả khảo sát thu được như sau:
 Nhóm Sĩ Kết quả kiểm tra
 Lớp số
 Yêu Khôn Bình Ý 
 19 chú ý một số điểm: Cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo về các khâu phân chia nhóm; 
hướng dẫn học sinh chuyển thể văn bản thành kịch ngắn. Kiểm tra việc thực hiện của 
học sinh, cần điều chỉnh những điểm không phù hợp với tác phẩm. Cần kết hợp giữa đọc 
hiểu văn bản và tổ chức trải nghiệm. Có các hình thức khen thưởng, khuyến khích cho 
những nhóm làm việc tích cực. Chủ động đề xuất với nhà trường kế hoạch thực hiện bài 
dạy.
 21 Nhà văn Nam Cao (Bảo) : Hôm nay, bác cũng rất vui khi được trò chuyện với các 
cháu về bối cảnh ra đời tác phẩm Chí Phèo. Truyện Chí Phèo được sáng tác năm 1941. 
Trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, đặc biệt tình cảnh cuộc sống của người 
nông dân ở nông thôn Việt Nam cơ cực, một bộ phận nông dân muốn tồn tại phải tha 
hóa. Từ hiện thực cuộc sống của người nông dân làng Đại Hoàng của quê hương mà bác 
đã xây dựng lên những hình tượng như Bá Kiến, Chí Phèo trong tác phẩm.
 Học sinh ( Thu Trang): Bác hãy cho biết ý nghĩa của những lần thay đổi nhan đề 
tác phẩm, ban đầu có tên “Cái lò gạch cũ” rồi “ Đôi lứa xứng đôi” và cuối cùng chọn tên 
“ Chí Phèo”.
 Nhà văn Nam Cao ( Bảo) : Đối với tác phẩm văn học, nhan đề đã nói lên nội dung 
tư tưởng của tác phẩm. Tên gọi “Cái lò gạch cũ” gắn với nơi sinh Chí Phèo là bị bỏ rơi 
ở cái lò gạch cũ, còn tên gọi “Đôi lứa xứng đôi’’ muốn nói đến mối tình Chí Phèo – Thị 
Nở và cuối cùng lấy tên gọi nhân vật Chí Phèo đặt tên cho tác phẩm cho gần gũi, giản dị 
nhưng sâu sắc.
 Học sinh ( Thu Trang): Trước khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, trên văn đàn lúc ấy 
đã có nhiều tác phẩm viết về người nông dân thành công và ngay cả bản thân nhà văn 
cũng đã có nhiều tác phẩm viết về nông dân. Vậy, đâu là điểm mới mà bác muốn viết về 
người nông dân qua truyện Chí Phèo?
 Nhà văn Nam Cao ( Bảo): Đúng vậy, đề tài người nông dân đã có nhiều tác giả 
viết thành công như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng hay bản thân bác cũng đã viết trong một 
số truyện. Chí Phèo là kiểu người nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa. Nỗi đau 
của Chí Phèo không phải vì sưu cao thuế nặng, hay cái đói và miếng ăn mà là nỗi đau vì 
bị xã hội cướp đi quyền làm người lương thiện.
 Học sinh ( Thu Trang) : Xin trân trọng cảm ơn bác đã có buổi trò chuyện để chúng 
cháu hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Chí Phèo
 PHỤ LỤC 2
 Kịch bản “ Chí Phèo và Thị Nở”
 Cảnh Chí Phèo sau trận ốm 
 Phát âm thanh: tiếng chim, tiếng cười nói, tiếng mái chèo
 Chí Phèo ( Tỉnh dậy sớm, mệt mỏi, buồn): Hình như ở ngoài kia có nhiều âm thanh 
vui vẻ quá. Hình như một thời ta đã có mơ ước về một gia đình nho nhỏ.
 23

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_tra.docx