Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn

doc 24 Trang tailieuthpt 87
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao
 chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn
 Nămhọc 2019 - 2020 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do lựa chọn đề tài:
 Tiếng Anh từ lâu đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Nó là ngôn ngữ chính thức 
của gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của Châu Âu và là ngôn 
ngữ được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha. Trong 
các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu, cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ 
giao tiếp. Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm 
tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng làm ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc 
gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thành thạo 
tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến. 
 Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với 
cánh cửa toàn cầu hoá, tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng. Với các bạn học sinh, 
sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần 
thiết hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa 
tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Tiếng Anh 
cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc các cấp. 
 Nhưng thực trạng học tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề đau đầu của các 
nhà làm giáo dục. Mặc dù đầu tư khá nhiều cho việc học tiếng Anh, kết quả học tiếng 
Anh thực sự chưa được như mong đợi. Đặc biệt là đối với những vùng sâu vùng xa 
trên địa bàn Hà Tĩnh, việc dạy học tiếng Anh càng trở nên khó khăn hơn. Tuy Hà 
Tĩnh được đánh giá là đất học, và chất lượng học sinh mũi nhọn của Hà Tĩnh luôn 
đứng top đầu bảng trong các tỉnh thành trong cả nước, nhưng chất lượng học tiếng 
Anh đại trà ở nơi đây vẫn còn là một vấn đề nan giải. Các nhà quản lí giáo dục, các 
giáo viên tiếng Anh trên địa bàn đã thảo luận nhiều về nguyên nhân tình trạng, và cũng 
đã nỗ lực đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nơi 
đây.
 Với tư cách là một giáo viên dạy học trên địa bàn vùng sâu vùng xa của tỉnh Hà 
Tĩnh, bản thân tôi đã có những trải nghiệm và nhận ra những nguyên nhân khách quan, 
chủ quan dẫn đến tình trạng dạy học yếu kém tiếng Anh trên địa bàn đặc biệt là các kĩ 
năng ngôn ngữ. Cũng từ đó, tôi đã tự tìm ra một số giải pháp áp dụng bên cạnh việc 
 1 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
nhận thức, khả năng vận động, khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng thể hiện cảm 
xúc của người học. 
 Thuật ngữ giáo dục ngoài trời đã được sử dụng lâu hơn 20 năm. Nó đề cập đến 
việc tích hợp kiến thức lý thuyết với thực hành trong tự nhiên và môi trường ngoài 
trời. Ý tưởng giáo dục nên được đưa ra trong tự nhiên bắt nguồn từ Aristotle và Plato. 
Nhiều năm sau, các nhà triết học và nhà khoa học (bao gồm Rousseau, Locke, 
Schelling, Froebel, Dựaow và Pestalozzi) đã nhấn mạnh rằng trẻ em nên thường xuyên 
có cơ hội được sống trong tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy, những trải nghiệm trực tiếp, 
liên tục về thiên nhiên trong các môi trường tương đối quen thuộc vẫn là nguồn sống 
quan trọng cho trẻ em về phát triển thể chất, cảm xúc và trí tuệ. (Kellert, 2005: 81). Sự 
gần gũi và tiếp xúc hàng ngày với các thiết lập tự nhiên làm tăng khả năng tập trung và 
nâng cao khả năng nhận thức của trẻ em (Wells, 2000). Tương tác với thiên nhiên có 
tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của trẻ và không gian vui chơi ngoài trời hỗ 
trợ cho sự tương tác này (Rivkin, 1990). Trong thời thơ ấu, trẻ có được các khái niệm 
cơ bản thông qua sự tham gia tích cực với môi trường. Nội dung khoa học có thể được 
giới thiệu một cách hiệu quả vào các kinh nghiệm học tập tự nhiên (Lind, 1998). 
Những nơi khác ngoài lớp học là môi trường học tập dựa trên hoạt động, tích hợp và 
kích thích, cung cấp cho trẻ trải nghiệm cảm xúc và cơ hội làm việc tự do. Ngay cả khi 
chúng còn nhỏ, chúng cho phép trẻ em nhận thấy những thứ thuộc về tự nhiên dễ dàng 
hơn, cơ cấu lại cảm xúc, có được thông tin ở tốc độ của riêng chúng, thử các cách học 
khác nhau và cung cấp các cơ hội học tập khác với các lớp học. Không gian ngoài trời 
giúp trẻ phát triển các kỹ năng liên quan đến quá trình nghiên cứu khoa học như suy 
luận, đo lường và quan sát. 
 Từ các quan điểm về hoạt động ngoài trời của các nhà nghiên cứu khoa học trên, 
ta có thể khẳng định hoạt động ngoài trời đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển 
trẻ em. Đây chính là cơ sở lí luận cho tôi nghiên cứu thêm về đề tài các hoạt động 
ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn.
 2. Cơ sở thực tiễn: 
 Với các kết quả nghiên cứu khoa học từ nhiều năm nay, trong việc dạy học ngoại 
ngữ, hoạt động ngoài trời cũng đã được khuyến khích nhiều. Đặc biệt tại các thành phố 
 3 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
thức hoạt động này được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng cường chất 
lượng dạy và học của bộ môn.
 3. Một số giải pháp cho các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chất lượng 
dạy học tiếng Anh.
 3.1. Câu Lạc Bộ Tiếng Anh
 3.1.1. Mục tiêu của Câu Lạc Bộ tiếng Anh
 Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa 
đối với việc học, các nhà quản lí giáo dục đã chỉ đạo hướng dẫn các trường tổ chức các 
hoạt động ngoại khóa cho một số bộ môn, trong đó có bộ môn tiếng Anh. 
 Ngay từ khi nhận được số 1497 /SGDĐT-GDPT ngày 03 tháng 10 năm 2017 của 
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Tĩnh về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cấp 
Trung học phổ thông, bản thân tôi đã nghiên cứu và lên ý tưởng đề ra kế hoạch sinh 
hoạt Câu Lạc Bộ để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động, bổ sung cho học sinh 
những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả thực sự, với những mục tiêu cụ thể 
như sau:
 - Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, thu hút đông đảo học sinh 
tham gia, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, nhằm 
giúp học sinh phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng xã hội như kĩ năng thuyết 
trình, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng lãnh đạo.. 
 - Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh cho những học 
sinh yêu thích tiếng Anh; xây dựng một địa chỉ tư vấn phương pháp học và rèn luyện 
tiếng Anh cho học sinh trong trường, và là nơi học sinh trao đổi những nội dung có 
liên quan đến việc rèn luyện Tiếng Anh;
 - Tạo nguồn hứng khởi, khơi dậy niềm đam mê cho học sinh yêu thích môn tiếng 
Anh hơn.
 3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
 Câu Lạc Bộ tiếng Anh được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, hoạt động 
ngoài trời với nhiều hoạt động vui nhộn, bổ ích khác nhau như:
 - Đóng kịch;
 - Chơi các trò chơi;
 - Thi hùng biện bằng tiếng Anh;
 5 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
bộ môn hơn. 
 Để thực hiện được tốt điều này, chúng tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và 
đồng tình ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường, và sự đoàn kết, quyết tâm của các 
thành viên trong Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ, cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Đoàn 
trường và tập thể cán bộ giáo viên trong trường. 
 - Nguyên tắc sinh hoạt với nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, vui nhộn, 
 hấp dẫn;
 Nguyên tắc thứ hai mà Ban chủ nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh của chúng tôi đặt 
ra là nguyên tắc đảm bảo tính nội dung luôn vừa mức, phù hợp với đối tượng học sinh. 
Trong những ngày đầu mới thành lập Câu Lạc Bộ tiếng Anh, các thành viên đăng kí 
tham gia Câu Lạc Bộ chủ yếu là học sinh khá. Tuy nhiên, đối tượng mà chúng tôi 
hướng tới là đối tượng học sinh đại trà. Để khuyến khích học sinh tham gia ngày càng 
đông, và tạo cơ hội cho học sinh đại trà tham gia và phát triển kĩ năng xã hội và kĩ 
năng ngôn ngữ, chúng tôi luôn giữ nguyên tắc về nội dung không quá khó, đảm bảo 
cho tất cả các học sinh tham gia cảm thấy dễ hiểu, bị lôi cuốn và không bị nản chí. Để 
làm được điều đó, trước khi tổ chức buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ, người được phân công 
chủ trì Câu Lạc Bộ cần lên chương trình trước hai tuần và họp thông qua Ban Chủ 
Nhiệm. Qua đó chúng tôi sẽ đánh giá nhật xét về mặt nội dung, có điều chỉnh nếu cần 
thiết để sao cho các hoạt động tương đối phù hợp với mức độ của các thành viên tham 
gia. Trường tôi công tác đóng tại vùng hạ huyện miền núi, giao thông đi lại rất khó 
khăn, học sinh ở xa trường, đời sống của học sinh còn nghèo, nhiều em có hoàn cảnh 
rất khó khăn, nên đầu vào của bộ môn tiếng Anh ở trường là rất thấp. Các em chủ yếu 
chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, chưa có động lực và nhu cầu học 
tiếng Anh, học sinh có nhu cầu học tiếng Anh để thi đại học ít, chỉ chiếm khoảng từ 7 
đến 10% mỗi khối. Vì thế để lôi cuốn các em tham gia chương trình tích cực, đông đủ, 
Ban Chủ Nhiệm cần có kế hoạch và chương trình thật sự hấp dẫn, vừa mức, các chủ đề 
cần phải gần gũi với đời sống thực tế. Đồng thời các chương trình hoạt động cũng cần 
phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa rèn luyện kĩ năng tiếng Anh với các hoạt động vui 
chơi bổ ích chẳng hạn như văn nghệ, trò chơi, đóng kịch, thuyết trìnhCác nội dung, 
các hoạt động cũng cần luôn được cải tiến, làm mới, không có sự trùng lặp để tránh tạo 
nên sự nhàm chán cho người tham gia.
 7 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
 3.2. Dạy học tình nguyện 
 3.2.1. Mục tiêu của chương trình:
 Chương trình dạy học tình nguyện được thực hiện với mục tiêu:
 - Giúp đỡ các em học sinh khối 2 chuẩn bị lên lớp 3 ở những trường vùng sâu 
vùng xa, còn khó khăn làm quen với tiếng Anh;
 - Tạo các hoạt động vui nhộn, thích thú để kích thích các em yêu thích môn học 
ngay từ đầu, tạo động lực thúc đẩy các em học bộ môn tốt hơn;
 - Tạo môi trường cho các học sinh xuất sắc bộ môn tiếng Anh có cơ hội dạy học 
tình nguyện, vừa tranh thủ được sức trẻ, sáng tạo của các bạn vừa tạo cho các bạn tình 
nguyện viên môi trường phát triển kĩ năng xã hội, biết giúp đỡ cộng đồng và từ đó 
hình thành cho các bạn trẻ tư tưởng, trách nhiệm giúp đỡ cộng đồng.
 3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
 Những trải nghiệm trong cuộc sống, trong công việc cho tôi nhận thấy rằng tiếng 
Anh rất quan trọng và cần thiết, nó là một trong những yếu tố thiết yếu để mang lại 
cho con người cơ hội việc làm tốt. Tôi cũng nhận ra rằng, trẻ em ở huyện nghèo của 
tôi quá thiệt thòi vì không được học tiếng Anh bài bản. Các em không được tiếp cận 
với tiếng Anh sớm và đúng cách, nên ra đời các em bị mất nhiều cơ hội việc làm. Đội 
ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, phương pháp dạy 
học truyền thống, chủ yếu tập trung vào ngữ pháp là một trong những nguyên nhân 
gây nên kết quả học tập tiếng Anh thấp. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh, học sinh chưa 
nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh, học sinh chưa dành đủ thời gian, đam mê 
và phương pháp học tập đúng để đầu tư cho môn học cần thiết này cũng là một nguyên 
nhân gây nên hậu quả đánh mất cơ hội việc làm, giao tiếp của trẻ sau này. Làm thế nào 
để học sinh ở vùng sâu vùng xa học tiếng Anh tốt hơn? Làm thế nào để các em sau này 
ra đời không bị mất đi những cơ hội vàng trong công việc và trong tiếp cận với thế 
giới? Làm thế nào để các em bắt nhịp, không quá thiệt thòi so với các trẻ em ở thành 
phố? Chính vì những trăn trở đó, năm 2016, tôi đã quyết định mạnh dạn bỏ việc làm 
tốt, lương cao ở một thành phố phát triển, để về quê với quyết tâm giúp đỡ con em học 
tiếng Anh tốt hơn. Bản thân tôi là một giáo viên trung học phổ thông, nhưng từ khi 
quay trở về quê giảng dạy, trong tâm tưởng luôn nghĩ phải làm sao để giúp học sinh 
con em các cấp ở miền đất quanh năm phải hứng chịu thiên tai được tiếp cận tiếng 
 9 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
trình:
STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện
1 Lập kế hoạch Tháng 01/2019
2 Gửi kế hoạch, xin nguồn tài trợ tới các tổ Tháng 02/2019
 chức, cá nhân cho các chi phí nhỏ (Xăng 
 xe, nước uống, quà tặng cho học sinh 
 được học tình nguyện)
3 - Tuyển tình nguyện viên; Từ tháng 03/2019 đến tháng 
 - Họp các tình nguyện viên lên kế hoạch 4/2019
 cụ thể cho chương trình dạy học.
4 - Tập huấn giảng dạy cho các tình nguyện Tháng 05/2019
 viên;
 - Liên hệ với phòng Giáo Dục & Đào Tạo 
 huyện nhà để được đề xuất trường cần 
 giúp đỡ và liên hệ Ban Giám Hiệu để 
 chuẩn bị chương trình.
5 Chia nhóm và thực hiện giảng dạy Tháng 6 và tháng 7/2019
6 Họp tổng kết chương trình Tháng 8/2019
 Những ai được lợi từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện?
 Thực hiện chương trình dạy tình nguyện sẽ mất khá nhiều thời gian và mệt mỏi. 
Nhưng bù lại đó, chương trình mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, không chỉ cho 
học sinh được dạy tiếng Anh mà cho cả người làm dự án. Một số nhóm sau sẽ được 
hưởng lợi ích từ chương trình:
 - Nhóm 1: Nhóm học sinh được học tiếng Anh miễn phí:
 Đây là nhóm đầu tiên được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ chương trình dạy 
tiếng Anh tình nguyện. Trẻ em các vùng sâu vùng xa rất thiệt thòi khi không được làm 
quen với tiếng Anh sớm. Vào lớp 3, các em sẽ học với chương trình tiếng Anh lớp 3 
 11 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
việc nhóm tốt hơn. Trong khi chia đoàn tình nguyện viên thành ba nhóm về ba trường 
tiểu học, chúng tôi cũng bầu ra những bạn nhóm trưởng để quản lí, điều hành công 
việc cho từng nhóm. Chính vì thế, kĩ năng lãnh đạo của các em cũng dần dần được 
hình thành. Vì thế, tham gia chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện vừa là cơ hội để 
giúp đỡ các em nhỏ, nhưng cũng vừa là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện và học tập, trau 
dồi đạo đức, phát triển thêm các kĩ năng mềm rất cần thiết cho tương lai sau này. Các 
em cho đi, nhưng cũng đang được nhận lại từ những việc mình làm. Và đây cũng có 
thể là một trong những cơ hội để hình thành nên cho các em những bộ hồ sơ lí tưởng 
sau này khi nộp hồ sơ xin học bổng hay xin việc ở đâu đó, bởi ngày nay thay vì nhìn 
vào bằng cấp, các nhà tuyển dụng luôn săn tìm những bạn trẻ năng động, có kĩ năng và 
trải nghiệm xã hội tốt. 
 - Nhóm 3: Nhóm cộng đồng chung
 Khi thực hiện chương trình này, ngoài những đối tượng người học và tình nguyện 
viên được hưởng lợi ích, tôi cũng muốn chương trình được lan tỏa rộng rãi. Mục đích 
của tôi khi thực hiện chương trình là muốn được cộng đồng biết đến những việc mình 
làm, để từ đó nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại mới. Khi chúng ta 
dạy học sinh mà không thu tiền, thậm chí còn phải tự trang trải cho một số chi phí 
khác, phụ huynh họ sẽ thấy rõ được mục đích của chương trình. Việc làm này sẽ có ý 
nghĩa nhiều hơn tiếng nói. Ta có thể nói rất nhiều về việc cần thiết học tiếng Anh, 
nhưng có thể sẽ không hiệu quả bằng chính việc làm này. Khi mình chấp nhận hi sinh 
một chút, họ sẽ cảm nhận được việc làm mình bằng cả trái tim. Phụ huynh sẽ qua đây 
mà có định hướng cho con em mình học tiếng Anh tốt hơn. Ban Giám Hiệu các trường 
cũng sẽ có động lực để thúc đẩy phát triển chất lượng dạy học bộ môn hơn.
 3.2.3. Điều kiện thực hiện chương trình
 Để tổ chức chương trình dạy học UNI thành công, bản thân tôi đã lên kế hoạch 
cụ thể, chi tiết. Các thành viên được tuyển chọn làm tình nguyện viên cần phải là 
những học sinh xuất sắc, năng nổ nhiệt huyết, không ngại vất vả và phải sáng tạo để có 
thể thiết kế những bài dạy tình nguyện và các hoạt động đi kèm hấp dẫn, đa dạng 
nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Để có sự thành công, không thể không 
kể đến sự ủng hộ và giúp đỡ của Phòng Giáo Dục cũng như lãnh đạo các trường tiểu 
học nơi đoàn đến dạy tình nguyện. 
 13 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
trường sẽ sẽ chọn những học sinh giỏi nhất để tổ chức cuộc thi cuối cùng vào tháng 11 
hoặc tháng 12 năm 2019. Tại vòng thi cuối, tôi và người tài trợ sẽ về tham dự, cùng tổ 
Ngoại ngữ của trường chấm điểm và trao giải. Mục đích của dự án kéo dài trong nhiều 
tháng nhằm để học sinh có thời gian luyện tập, từ đó các em luyện càng nhiều và phát 
triển kĩ năng nói của mình tốt hơn.
 3.3.3. Điều kiện thực hiện chương trình
 Khá với chương trình Câu Lạc Bộ tiếng Anh và dạy học tình nguyện UNI, 
chương trình học bổng EIE đòi hỏi phải có quỹ, nên tính khả thi có thể thấp hơn hai 
chương trình trên. Tuy nhiên, nếu chúng ta lập một dự án bài bản, vạch rõ được mục 
đích hợp lí, thì việc vận động quỹ cũng không phải là một vấn đề quá khó khăn. 
 Để thực hiện được chương trình học bổng EIE thành công, cần có một số điều 
kiện sau:
 - Người lập dự án phải có lí do, mục tiêu thuyết phục để xin quỹ;
 - Có sự ủng hộ và đồng hành giúp đỡ của Ban Giám Hiệu cũng như giáo viên bộ 
môn Ngoại ngữ ở các trường;
 - Người lập chương trình phải làm tốt công tác truyền thông, vừa mục đích để có 
thể xin quỹ học bổng vừa mục đích khích lệ học sinh trên địa bàn toàn huyện biết đến 
chương trình, có nguyện vọng muốn tham gia và từ đó luyện tập nói tiếng Anh tốt hơn.
 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi 
và hiệu quả ứng dụng:
 Việc học ngoại ngữ, tiếp thụ một ngôn ngữ là một quá trình lâu dài, nên để thấy 
được sự thay đổi trong kết quả và phong trào học tiếng Anh đi lên hay không chúng ta 
cũng cần một thời gian để minh chứng. Tuy nhiên, để đánh giá phần nào tính hiệu quả 
của các biện pháp tôi áp dụng, tôi đã áp dụng một số phương pháp đánh giá sau:
 - Chương trình Câu Lạc Bộ tiếng Anh: 
 Với chương trình này, tôi đã cho kiểm tra đánh giá kĩ năng nói với hai nhóm học 
sinh, một là với nhóm học sinh không tham gia Câu Lạc Bộ, hai là với nhóm học sinh 
có tham gia sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh. Cả hai nhóm đều được đánh giá với hai 
bài kiểm tra môn nói vào đầu năm học và cuối năm học. Dưới đây là các bảng dữ liệu 
phân tích phổ điểm môn nói của các nhóm:
 15 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
 Ngược lại, từ các dữ liệu có được trong các bảng thống kê Bảng 3 và Bảng 4 
dành cho nhóm có tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh, ta có thể thấy điểm nói của học 
sinh nhóm này có sự thay đổi khả quan hơn. Từ 3 học sinh có điểm 2-3 đầu năm thì 
cuối năm không còn học sinh nào bị điểm 2-3 môn nói, số học sinh đạt điểm 4-5 đầu 
năm học là 14 thì cuối năm cũng còn 9 học sinh, trong khi đó số lượng học sinh đạt 6-
7 tăng từ 8 đến 12 học sinh và từ điểm 8-10 tăng từ 5 lên 9 học sinh. Mặc dù còn có 
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm nói của học sinh như động lực học tập, điều kiện học 
tập của học sinh nhưng so sánh 4 bảng tổng thể ta cũng thấy được sinh hoạt Câu Lạc 
Bộ tiếng Anh có ảnh hưởng tích cực đến phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
 - Chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện: 
 Đây là một chương trình mang tính ảnh hưởng lâu dài đến cộng đồng, nên để đánh 
giá được sự thành công của nó còn phải dựa vào kết quả học tập của cả khóa học sinh 
đó ở nhiều năm tiếp theo. Tuy nhiên, tôi cũng đã thực hiện một bảng điều tra ý kiến 
đánh giá đối với thầy cô và các phụ huynh tại những trường được dạy tiếng Anh tình 
nguyện. Sau đây là kết quả phân tích tổng hợp phản hồi từ các câu hỏi điều tra
 Số giáo viên/phụ huynh Đánh giá Đánh giá bình Đánh giá Đánh giá 
 tham gia đánh giá không tốt thường tốt rất tốt
 100 0 0 39 61
 Bảng 5: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh học sinh với 
chương trình dạy học tiếng Anh tình nguyện;
 Từ Bảng 5, ta có thể thấy 100% giáo viên, phụ huynh học sinh được tham gia 
chương trình học tiếng Anh miễn phí do nhóm UNI dạy học tình nguyên đánh giá 
chương trình tích cực, trong đó có 39 đánh giá chương trình là tốt và 61 đánh giá 
chương trình là rất tốt.
 - Chương trình học bổng tiếng Anh EIE:
Với chương trình này, vì chúng tôi để thời gian chương trình dài nhằm tạo điều kiện 
cho học sinh luyện nói thêm, nên đến tháng 10/2019 chúng tôi mới thực hiện thi và 
trao học bổng cho những học sinh nói tiếng Anh tốt. Vì thế hiện tại chưa có đánh giá 
cụ thể. Tuy nhiên qua các giáo viên bộ môn tiếng Anh, tôi được biết là học sinh các 
 17 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI VIỆC DẠY HỌC NHẰM 
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH TRÊN ĐỊA BÀN
Hình 1: Hình ảnh nhóm dạy học tiếng Anh tình nguyện UNI trong ngày đầu tiên ra 
quân.
 19 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
 Anh trên địa bàn
Hình 3: Hình ảnh nhóm dạy học tiếng Anh tình nguyện UNI cùng các học sinh và Ban 
Giám Hiệu một trường tiểu học trong buổi dạy cuối cùng. Nhóm UNI đã tặng vở, bút 
cho học sinh làm phần thưởng vì các em đã học tập tốt.
 21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_ngoai_viec_day_hoc_nh.doc