Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

pdf 30 Trang tailieuthpt 91
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 1 
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 1 
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 1 
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ................................................................................ 2 
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 2 
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 2 
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 2 
1.1.1. Khái niệm “năng lực” và “phát triển năng lực” ...................................................... 2 
1.1.2. Những năng lực cần hình thành cho HS trong dạy học Ngữ văn .............................. 3 
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 4 
1.2.1. Khái niệm “Thơ mới” ................................................................................................ 4 
1.2.2. Vị trí, vai trò của “thơ mới” trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông ...... 4 
1.2.3. Tình hình dạy học thơ mới theo hướng phát triển năng lực Ngữ văn ở trường trung 
học phổ thông hiện nay ........................................................................................................ 5 
1.3. Một số năng lực Ngữ văn có thể phát triển cho học sinh khi dạy học thơ mới ..... 5 
1.3.1. Năng lực nhận thức vấn đề ........................................................................................ 5 
1.3.2. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ ......................................................................................... 5 
1.3.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ....................................................................................... 5 
1.3.4. Năng lực đối thoại trong đọc hiểu thơ mới ................................................................ 5 
1.3.5. Năng lực phản biện trong dạy học đọc hiểu thơ mới theo hướng phát triển năng lực 
HS. ........................................................................................................................................ 6 
1.4. Dạy học đọc hiểu thơ mới theo hướng phát triển năng lực ..................................... 6 
1.4.1. Xây dựng nội dung bài học theo chủ đề ..................................................................... 6 
1.4.2. Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực ............................. 7 
1.5. Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề thơ mới(6 tiết) ............................................. 10 
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI .................................. 20 
4. Ý NGHĨA MANG LẠI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 20 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 20 
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. i 
 MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
 - Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang đặt ra mục tiêu chuyển từ dạy học theo 
hướng tiếp cận tri thức sang hướng tiếp cận năng lực người học. Nghị quyết 29 của Đảng 
đã nêu rõ “đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành 
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp 
cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền 
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[4]. 
Trong bối cảnh đổi mới của giáo dục phổ thông Ngữ văn là một môn học có tính đặc thù 
và có ưu thế trong việc phát triển năng lực người học. 
 - Người thầy có vai trò truyền lửa, định hướnggiúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp 
của tác phẩm, từ đó hiểu được giá trị và tinh thần, hình thành phẩm chất, năng lực cảm 
thụvăn chương, giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương con người, yêu cái đẹpVới 
những lí do trên tôi chọn vấn đề: “Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 
11 theo hướng phát triển năng lực học sinh” làm đề tài nghiên cứu. 
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
2.1. Phạm vi nghiêm cứu 
- Nội dung nghiên cứu:Ba văn bản thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT. 
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh.(chọn một số trường) 
2.2. Đối tượng nghiên cứu 
Như tên đề tài đã xách định đối tượng nghiên cứu là:“Dạy họcChủ đềthơ mới trong chương 
trình Ngữ văn 11 THPT theo hướng phát triển năng lực học sinh”. 
3. Mục đích nghiên cứu 
Nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm thơ mới để nâng cao chất 
lượng và hiệu quả học tập môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời nâng cao hiệu quả của 
việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài và tính ứng dụng trong thực tế dạy học. Nghiên cứu 
cơ sở lý luận về văn bản thơ mớinhằm hình thành kiến thức, kĩ năng học tập theo hướng 
phát triển năng lực của HS. 
- Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho HS THPT 
qua dạy học thơ mới theo hướng phát triển năng lực. 
- Thiết kế một số giáo án thể nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định 
tính khả thi của đề tài. 
- Xây dựng các tiết học về chủ đề thơ mới theo hướng phát triển, phẩm chất năng lực HS. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 1 Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động 
nào đó với chất lượng cao”.[12] 
 - Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo 
dục phổ thông mới (Bộ Giáo dục và Đào tạo) định nghĩa: “năng lực là sự huy động tổng 
hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... 
để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”.[11] 
 - Như vậy về cơ bản có thể hiểu một cách khái quát năng lực là khả năng cá nhân giải 
quyết các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả dựa trên sự huy động kiến thức, vốn sống, kinh 
nghiệm và sự vận dụng thành thạo các kĩ năng, thao tác gắn liền với một thái độ tích cực, 
đúng đắn. Năng lực không do bẩm sinh mà có, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trong 
quá trình con người học tập, lao động và rèn luyện không ngừng để mang lại những kết 
quả tốt nhất.“Phát triển năng lực” chính là mục tiêu cơ bản trong giáo dục hiện nay”.[2] 
1.1.2. Những năng lực cần hình thành cho HS trong dạy học Ngữ văn 
1.1.2.1.Năng lực giải quyết vấn đề 
 Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm việc nhận biết được mâu thuẫn giữa tình huống 
thực tế với sự hiểu biết của cá nhân và chuyển hóa được mâu thuẫn thành vấn đề đòi hỏi 
sự tìm tòi, khám phá, thể hiện khả năng cá nhân trong quá trình thu thập và xử lí thông tin 
từ các nguồn khác nhau, đề xuất phương án và thực hiện phương án đã chọn. 
1.1.2.2. Năng lực sáng tạo 
 Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của HS trong việc suy nghĩ và 
tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất 
được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong việc đề 
xuất và thực hiện ý tưởng, HS bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu, khám phá. 
1.1.2.3. Năng lực hợp tác 
 Năng lực hợp tác được thể hiện ở một số khía cạnh như: chủ động đề xuất mục đích 
hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết được trách nhiệm và vai trò của mình trong nhóm 
ứng với công việc cụ thể; nhận biết được đặc điểm và khả năng của từng thành viên; chủ 
động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; biết dựa vào mục tiêu đặt ra để tổng 
kết được hoạt động chung của nhóm. 
 Môn Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau 
trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra trong giờ học. 
Thông qua các hoạt động nhóm, HS thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về 
những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự 
điều chỉnh cá nhân mình. 
1.1.2.4. Năng lực giao tiếp tiếng Việt 
 Năng lực giao tiếp được thể hiện ở một số khía cạnh như: xác định được mục đích giao 
tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp; nhận ra được 
 3 Thơ mới chiếm một vị trí quan trọng, thơ mới sẽ là chỗ dựa quan trọng để đánh giá năng 
lực văn học của HS trong nhà trường phổ thông. Điều này thể hiện trước hết ở sự phân bố 
chương trình.Hơn nữa thơ mới luôn xuất hiện trong các kì thi được coi là quan trọng đối 
với học sinh nhưthi THPT Quốc gia, thi HSG tỉnh, HSG Quốc gia. 
1.2.3.Tình hình dạy học thơ mới theohướng phát triển năng lực Ngữ văn ở trường trung 
học phổ thông hiện nay 
Áp dụng PPDH theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học đọc hiểuthơ mới với đa 
số GV trong đó có bản thân tôi vẫn còn nhiều lúng túng. HS không biết nhiều vềthể loại 
nên việc các em tự phát hiện là khó khăn vì thế GV chọn phương pháp thuyết trình và vấn 
đáp là chủ yếu để cung cấp kiến thức. Thực tế giảng dạy như trên khiến HS thụ động trong 
tiếp thu, kiến thức có được dễ quên, tiết học trở nên đơn điệu, nhàm chán, không tạo được 
hứng thú học tập cho HS.Khi dạy các tác phẩm “thơ mới” trong chương trình Ngữ văn lớp 
11, GV nhận thấy việc đưa chúng vào cùng một chủ đề là cần thiết.[1] 
1.3. Một số năng lực Ngữ văn có thể phát triển cho học sinh khi dạy học thơ mới 
1.3.1. Năng lực nhận thức vấn đề 
Đề tài của thơ mới khá đa dạng, phong phú, vì thế có khả năng phản ánh, bao quát nhiều 
mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống văn học. Do đó đòi hỏi học sinh phải có năng 
lực phân tích, nhận diện, phân loại. Dạy học thơ mới phải rèn luyện cho người học năng 
lực tư duy nhạy bén, chính xác khi nhận diện vấn đề. Khi đọchiểu thơ mới, người học cần 
căn cứ vào hình thức, nội dung để xác định được các yêu cầu. 
1.3.2. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ 
Điều kiện đầu tiên của mọi sự phân tích, đánh giá, thẩm định giá trị của văn bản nghệ thuật 
là người đọc đó có cảm thấy hay, hấp dẫn và xúc động thực sự khi đọc hay không. Có nghĩa 
là trong đọc hiểu văn bản nghệ thuật, người đọc phải huy động thoạt đầu là tri giác, và sau 
đó là liên tưởng, tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm 
giá trị tinh thần và hứng thú với những giá trị thẩm mĩ của nó. Nếu quá trình này không 
diễn ra thì người đọc, dù bằng cách nào đi nữa, cũng khó có thể hiểu được sâu sắc văn bản 
mình đọc. Quá trình tâm lí nói trên chính là cảm thụ thẩm mĩ văn học.[5] 
1.3.3.Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
Dạy học đọchiểu thơ mới bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho HS. Qua các bài lí thuyết, 
bài luyện tập, giáo viên có thể tạo ra những “diễn đàn” để các em trình bày chính kiến 
của mình. Những giờ thảo luận nhóm cũng có thể trở thành những giờ đối thoại nếu giáo 
viên không dạy theo kiểu áp đặt một chiều, mà nêu các tình huống có vấn đề để HS đối 
thoại. Một khi ý thức được nhiệm vụ rèn luyện khả năng nghe, nói, đọc, viết cho HS, giáo 
viên có thể có nhiều sáng kiến hay khi dạy thơ mới theo hướng phát triển năng lực.[5] 
1.3.4.Năng lực đối thoại trong đọc hiểu thơ mới 
 5 sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình 
yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Bài 
thơ Vội vànglà một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông và của phong trào thơ mới 
1932 – 1945. Vội vàng là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng 
nhiệt và quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. 
 -Huy Cận là đại biểu tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu 
chất suy tưởng triết lí, với hồn thơ u buồn, ảo não. Bài thơ Tràng giang là một trong những 
bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của ông, được viết vào mùa thu 1939 và cảm xúc được khơi 
gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. Giữa cao trào thơ mới cuối những 
năm ba mươi của thế kỉ XX, Huy Cận mang tác phẩm “Lửa thiêng” bỡ ngỡ theo Xuân Diệu 
bước chân vào dự hội Tao đàn. Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn, 
không phải tiếng sáo thiên thai, không phải điệu ái tình, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: 
có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc bông lau, có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát, 
có phải mặt trăng một mình đang cảm thông với các vì sao...Thơ Huy Cận đó ư? “Tràng 
giang” nghĩa là sông dài. Hai từ Hán Việt tựa đề bài thơ đã ngẫu nhiên gợi nhớ dòng 
Trường Giang ngàn dặm ở Trung Quốc xa xôi, từng là nguồn cảm hứng cho biết bao lớp 
thi nhân. Trường Giang dài thăm thẳm, cảnh bát ngát, tình miên man. 
 - Nếu như Huy Cận mang nỗi sầu nhân thế, thì Hàn Mạc Tử mang nỗi đau thân phận. 
Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mạc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ 
nhất trong phong trào thơ mới. Ông bắt đầu bằng thơ ca cổ điển Đường luật, sau chuyển 
sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy 
bí ẩn của thơ Hàn Mạc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc 
đời trần thế. “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938, bài thơ được gợi cảm hứng từ 
mối tình của Hàn Mạc Tử với một cô gái vốn ở thôn Vĩ Dạ, một thôn nhỏ ở bên bờ sông 
Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Nhan đề bài thơ khá độc đáo, như một lời mời 
gọi, một sự khẳng định, một lời giới thiệu và ngợi ca. Đây thôn Vĩ Dạ là một sáng tạo của 
Hàn Mạc Tử khi tài năng nhà thơ vừa tới độ chín, mà nỗi đau vì bệnh tật và bất hạnh khiến 
thơ ông quằn quại, đau thương điên loạn. Trong nỗi buồn và hoài nghi của một tâm hồn đã 
dự cảm được bất hạnh, ta nhận ra tấm chân tình của Hàn Mạc Tử gắn bó với cuộc đời thiết 
tha.[8] 
1.4.2. Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực[6] 
1.4.2.1. Hoạt động chuẩn bị bài mới 
*Chuẩn bị ở nhà: 
- HS làm việc cá nhân:Bài tập chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản:Vội vàng;Tràng giang; Đây 
thôn Vĩ Dạ 
+ Đọc ba văn bản trong sách giáo khoa 
+ Hoàn thành phiếu học tập cho bài Vội vàng 
 7 GV trình chiếu hoặc treo trên bảngcác hình ảnh và đặt câu hỏi: 
 Hình 1. Cảnh sông Hương và thôn Vĩ Dạ (nguồn internet) 
 (H) Tìm những câu thơ miêu tả hình ảnh trên? 
 (H)Qua ngòi bút tài hoa của Hàn Mạc Tử, cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế 
hiện lên như thế nào? 
 (H) Điểm độc đáo trong nghệ thuật miêu tả các cảnh thiên nhiên của Hàn Mạc Tử 
là gì? 
 (H) Thiên nhiên thôn Vĩ Dạ xứ Huế hiện qua ngòi bút tài hoa của Hàn Mạc Tử mang 
vẻ đẹp đặc trưng như thế nào? 
 (H) Câu thơ:“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật 
gì? Tác dụng của biện pháp ấy? 
 (H) Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên xứ Huế của 
Hàn Mạc Tử? 
 Qua chuỗi câu hỏi được thiết kết theo mức độ như trên HScó thể chủ động tìm kiếm, 
phát hiện nội dung cần đạt theo mục tiêu bài học. 
- Phương pháp dạy học theo nhóm: 
+ Là hình thức tổ chức dạy họclấy HS làm trung tâm. Trong hoạt động nhóm các thành 
viên không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm 
đến các thành viên khác của nhóm. Trong hoạt động hình thành kiến thức, GV đưa ra một 
số tình huống có vấn đề, chia nhóm và cho HS thảo luận các để rút ngắn thời gian, đồng 
thời để cho HS phát huy kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình.[9] 
 9 BƯỚC 3: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 
* Kiến thức: 
 - Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm 
thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11: Vội vàng; Tràng giang; Đây thôn Vĩ Dạ. 
 - Hiểu được những nét đặc trưng của thơ mới, sự khác biệt giữa thơ mới và thơ trung 
đại. 
 - Nắm được nghệ thuật, nội dung qua các tác phẩm.Thấy được sự đổi mới toàn diện 
của thơ mới so với thơ trung đại. 
* Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 
 - Kĩ năng tự nhận thức 
 + Bài thơVội vàng của Xuân Diệu, giúp HS nhận thức về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu 
thiên nhiên, tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt, thấy được tấm lòng nâng niu, trân trọng 
giá trị con người của tác giả, rút ra bài học cho bản thân về ý nghĩa công việc và giá trị 
con người. 
 + Bài thơTràng giang của Huy CậnHS nhận thức và trân trọng trước những vẻ đẹp 
tâm hồn, giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, bài thơ là một khúc ca về non sông, là tình yêu 
tổ quốc giang sơn. Rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương, đất nước, 
con người Việt Nam. 
 + Bài thơĐây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, giúp HS nhận thức về vẻ đẹp tâm hồn, 
tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt, thấy được tấm lòng nâng niu, 
trân trọng giá trị con người của tác giả. Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và 
cũng là tâm cảnh. Đó là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con 
người. 
 - Kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp độc đáo, cách thể hiện 
hình tượng nhân vật trữ tình, trong trang thơ của các nhà thơ mới. 
 - Kĩ năng hợp tác: HS biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng các hoạt động và nhiệm 
vụ được giao, phát huy năng lực bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
* Thái độ 
 - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 
 - Thái độ trân trọng tài năng, nhân cách của tác giả. Biết yêu cái đẹp, biết hướng 
thiện. 
2. Các năng lực được hình thành sau khi dạy học chủ đề 
* Năng lực chung 
- Năng lực tự học: Tự giác chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 11 nhà thơ xây dựng hình thuật, giải thích một số từ thấy được tài năng về ngôn 
 tượng nghệ thuật. ngữ, hình ảnh, nghệ thuật ngữ của các nhà thơ. 
 - Hình tượng nghệ thuật, - Phân tích những đặc điểm - Nhận xét chung cách xây 
 hình tượng nhân vật trữ về nội dung. dựng hình tượng nhân vật trữ 
 tình được nói đến trong - Tác dụng nghệ thuật giúp tình. 
 bài thơ. tác giả thể hiện cái nhìn về - Cảm nhận riêng của bản 
 bức tranh thiên nhiên, cuộc thân về hình tượng nhân vật 
 sống và con người. trữ tình. 
 - Tư tưởng của tác giả - Thông điệp mà nhà thơ gửi - Bài học nhận thức và hành 
 trong tác phẩm. gắm trong tác phẩm. động được rút ra qua các tác 
 phẩm đã học. 
BƯỚC 5: BẢNG CÂU HỎITHEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ 
Văn bản: VỘI VÀNG - CỦA XUÂN DIỆU 
 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng /vận dụng cao 
 - Trình bày những hiểu - Điểm độc đáo, nổi bật nhất - Qua bài thơ Vội vàng giúp 
 biết của em về tác giả của phong cách nghệ thuật thơ em hiểu thêm gì về đặc trưng 
 Xuân Diệu? Kể tên các Xuân Diệu là gì ? phong cách nghệ thuật độc 
 tập thơ, các tác phẩm đáo của Xuân Diệu? 
 tiêu biểu của ông? 
 - Bài thơ Vội vàng được - Qua bài Vội vàng em hiểu - Sau khi đã được đọc bài thơ 
 sáng tác trong hoàn biết gì về quan niệm sống của em có cảm xúc gì về vẻ đẹp 
 cảnh nào? Xuân Diệu? Điều đó được thể của thiên nhiên và con 
 hiện như thế nào trong bài người, cuộc sống trong thơ 
 thơ? Xuân Diệu ? 
 - Đọc và lí giải4 câu thơ - Theo em, nhà thơ đã có - Em đánh giá thế nào về sự 
 đầu của tác phẩm. những ước muốn gì? Nó có tài hoa của Xuân Diệu khi 
 hợp với quy luật tự nhiên nhìn nhận về thiên nhiên,con 
 không? Ước muốn đó thể hiện người và cuộc đời? 
 khát vọng gì của ông? 
 - Nhân vật trữ tình trong - Những từ ngữ trong tác - Em có nhận xét gì về tâm 
 tác phẩm là ai? phẩm giúp em xác định được trạng, cảm xúc của cái tôi trữ 
 nhân vật trữ tình? tình trong bài thơ? 
 - Tìm những câu thơ - Nhận xét về cách miêu tả - Đánh giá về cách miêu tả 
 miêu tả đặc sắc về vẻ thiên nhiên sáng tạo, mới mẻ thiên nhiên của Xuân Diệu 
 đẹp của bức tranh thiên trong thơ Xuân Diệu? So sánh trong bài thơ? Từ đó cho thấy 
 nhiên về mùa xuân? với thơ cũ để thấy được điều tài năng về ngôn ngữ, sự sáng 
 này? 
 13 - Cái tôi trữ tình trong - Những từ ngữ nào trong tác - Em có nhận xét gì về tâm 
 tác phẩm được thể hiện phẩm giúp em xác định được trạng, cảm xúc của cái tôi trữ 
 như thế nào? cái tôi trữ tình? tình trong bài thơ? 
 - Cảm xúc chủ đạo cái tôi trữ 
 tình trong bài thơ là gì? 
 - Bức tranh thiên nhiên - Ở khổ thơ mở đầu bài thơ - Những từ ngữ: “Tràng 
 hiện lên qua bài thơ của bức tranh thiên nhiên hiện lên giang”, “gợn”, buồn “điệp 
 Tràng giang của Huy với những vẻ đẹp nào? Tác điệp”, nước “song song” 
 Cận với những góc giả đã sử dụng bút pháp gì? Thuyền về, nước lại, sầu trăm 
 nhìn nào? Tác dụng của biện pháp nghệ ngãnói lên vẻ đẹp gì? 
 - Qua bức tranh thiên thuật đó? Tìm những câu thơ, Nhận xét về cách dùng từ của 
 nhiên đẹp mà buồn đó từ ngữ miêu tả vẻ đẹp đó? Huy Cận? 
 gợi lên tâm trạng gì của 
 tác giả? 
 - Đọc đọc câu thơ: “Củi - Câu thơ:“Củi một cành khô - Khi đọc câu em có cảm xúc 
 một cành khô lạc mấy lạc mấy dòng” làm em liên như thế nào? Lí giải vì sao? 
 dòng” và nhận xét. tưởng đến điều gì? Hình ảnh 
 cành củi khô nói về ai? 
 - Nhận xét về giọng thơ - Chất cổ điển và hiện đại của - Chất cổ điển và hiện đại của 
 và bút pháp nghệ thuật bài thơ được tác giả thể hiện ở bài thơ được tác giả thể hiện 
 của Huy Cận qua bài cách sử dụng ngôn từ, các qua những phương diện nào? 
 thơ? biện pháp nghệ thuật, trí 
 tưởng tượng phong phú, Hãy 
 chọn một vài từ ngữ, câu thơ 
 để chứng minh. 
 - Tư tưởng, tình cảm - Lí giải tại sao nhân vật trữ - Tác phẩm đã giáo dục cho 
 của nhà thơ được thể tình lại mang tâm trạng buồn em những tình cảm gì đối với 
 hiện rõ nhất trong khổ trước vẻ đẹp, sự bao la của quê hương đất nước. 
 thơ nào? thiên nhiên đất trời. 
Văn bản: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẠC TỬ 
 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng /vận dụng cao 
 - Nêu những nét chính - Tuy cuộc đời đầy bi thương, - Bài thơ giúp em hiểu thêm 
 về cuộc đời và sự nhưng Hàn Mạc Tử đã có gì về tác giả Hàn Mạc Tử? Về 
 nghiệp củaHàn Mạc những đóng góp lớn lao cho phong cách nghệ thuật độc 
 Tử? nền văn học Việt Nam hiện đáo của ông? 
 đại, đặc biệt là phong trào thơ 
 mới. Đóng góp đó là gì? 
 15 - Tràng giang (Huy Cận): Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên và nỗi buồn của Huy Cận. Giúp 
học sinh cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm 
khao khát hòa nhập với cuộc đời, tình cảm đối với quê hương đất nước. Thấy được màu 
sắc cổ điển, hiện đại trong một bài thơ mới. 
- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) Tìm hiểu vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ, xứ 
Huế và tâm trạng buồn của Hàn Mạc Tử. Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ 
thể trữ tình và bút pháp độc đáo tài hoa của một nhà thơ mới. 
II. Văn bản luyện tập: Chiều xuân, Nhớ đồng. 
III. Tiến trình dạy học 
*Hoạt động 1 – Khởi động: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên các tác phẩm thơ mới mà em đã đọc, đã học? 
+ Tác phẩm nào làm em yêu thích và ấn tượng nhất? Vì sao? 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, treo lên bảng các hình ảnh sưu tầm vềthôn Vĩ Dạ, sông 
Hương, sông Hồng và thuyết trình sản phẩm của mình. 
- GV trình chiếu một đoạn phim liên quan đến các tác giả Xuân Diệu; Huy Cận; Hàn Mạc 
Tử. 
- Từ hoạt động khởi động GV giới thiệu về Chủ đề thơ mới Việt Nam trong chương trình 
Ngữ Văn 11. 
*Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức 
1. Đọc - hiểu bài thơVội vàng của Xuân Diệu 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tác giả 
- GV sử dụng phương pháp vấn đáp, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. 
+ Trình bày những những hiểu biết về cuộc đời, con người và sự nghiệp của nhà thơ Xuân 
Diệu? 
+ Đề tài sáng tác của Xuân Diệu trước và sau Cách mạng tháng tám có gì khác nhau? Lí 
giải vì sao có sự khác nhau đó? 
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
+ Đặc trưng của thể loại thơ mới? So sánh thơ mới với thơ trung đại để làm sáng tỏ? 
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu(sử dụng phiếu học tập 
) 
- “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”,Theo em, nhận xét đó là của ai? 
Nhận xét đó có thực sự đúng về nhà thơ Xuân Diệu? 
- GV yêu cầu HS sử dụng phiếu học tập số 1 đã làm ở nhà. 
-GV trình chiếu từng hình ảnh và yêu cầu HS đọc bài thơ Vội vàng, GV đặt câu hỏi: Em 
suy nghĩ gì về cách về 4 câu thơ đầu của bài thơ? 
 17 - Trình chiếu một đoạn phim về tác giả Huy Cận (cho học sinh xem) và đặt câu hỏi 
- Dựa vào SGK và tư liệu, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn 
của Huy Cận? 
- Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? 
- Nhan đề Tràng giang có ý nghĩa gì? 
* Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- GV chia lớp làm 4 nhóm (theo tổ), phân công nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 1. 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 2. 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 3. 
+ Nhóm 4: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 4. 
- Sau khi thảo luận HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chung theo trình tự 
các tổ. 
- GV cho HS trong hoặc ngoài nhóm nhận xét, góp ý bổ sung để hoàn thiện. 
- GV nhận xét đánh gia và đưa ra kết luận chung. 
- GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận và đóng vai. 
- Tràng giang giúp em hiểu thêm những gì về tác giả Huy Cận và thể loại thơ mới? 
- Tại sao nói Tràng giang bộc lộ niềm tự hào với quê hương, tình yêu nước thầm kín của 
nhà thơHuy Cận? 
3. Đọc - hiểu bài thơĐây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Hàn Mạc Tử 
Trình chiếu một đoạn phim, hoặc tranh về tác giả Hàn Mạc Tử (cho học sinh xem) và đặt 
câu hỏi: 
- Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ của Hàn Mạc Tử? 
- Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm? 
- Nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ có ý nghĩa gì? 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- GV chia lớp làm 4 nhóm (theo tổ), phân công nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 1. 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 2. 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 3. 
+ Nhóm 4: Tìm hiểu chung về nghệ thuật của bài thơ. 
- Sau khi thảo luận HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chung theo trình tự 
các tổ. 
- GV cho HS trong hoặc ngoài nhóm nhận xét, góp ý bổ sung để hoàn thiện. 
- GV nhận xét đánh giá và đưa ra kết luận chung. 
- GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận: 
 19 một trong những môn học rất có nhiều tiềm năng trong việc định hình nhân cách, rèn luyện 
kĩ năng để tạo nên một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám bộc lộ 
những cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân. Đổi mới dạy học Ngữ văn là việc đổi mới cách 
dạy học truyền thống sang dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Đề tài mà tôi triển 
khai bàn về công việc đổi mới cách thức dạy học Ngữ văn đang đặt ra trong bối cảnh hiện 
nay. 
 Qua kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm đã chứng minh 
và khẳng định tính đúng đắn, khoa học của đề tài. Đề tài có sự ứng dụng vào thực tế khá 
hiệu quả, với cách tiếp cận khoa học, cùng với phương pháp dạy học mới đã giúp HS tiếp 
cận kiến thức nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết, phát huy 
tính tích cực của HS, biến giờ đọc văn trở nên hứng thú, sôi nổi. 
2. Kiến nghị: 
 Việc dạy học cho học sinh THPT qua đọc hiểu thơ mới theo hướng phát triển năng 
lực là một trong những mục tiêu có ý nghĩa bao trùm, chỉ có thể đạt được khi có sự đồng 
bộ cao độ giữa mục tiêu, chương trình,sách giáo khoa và các cấp quản lí giáo dục, người 
GV trực tiếp giảng dạy. 
 Việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh THPT qua dạy học thơ mới cần 
tôn trọng đặc trưng của văn học, không máy móc, khiên cưỡng. 
 Với cán bộ quản lí cần xây dựng kế hoạch hướng dẫn chủ trương đổi mới, tích cực 
đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. 
 Quyết liệt triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy mang tính sáng 
tạo và đột phá, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. Tạo điều kiện tốt nhất, 
thường xuyên động viên, khuyến khích phát huy năng lực của GV bằng vật chất lẫn tinh 
thần. 
 Mỗi GV bộ môn phải xem việc đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển 
năng lực của HS là việc làm thường xuyên. 
 Tất cả các GV phải có ý thức tự học tập nâng cao trình độ giảng dạy thông qua việc 
dự giờ, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ các đơn vị bạn, nghiên cứu cách dạy hay, 
tra cứu thông tin trên mạng. 
 21 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. ĐỀ KIỂM TRA 
 ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT 
 Môn: NGỮ VĂN 11 
 Câu 1 2 3 4 5 6 7 
 ĐA MÃ ĐỀ 01 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1: Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho phong trào thơ mới ở những điểm nào? 
A. Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm tin trần thế và một khát khao sống mãnh 
liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực. 
B. Một nhận thức ráo riết về giá trị sống của cá thể, một ý thức nhân bản, nhân văn rất cao. 
C. Một quan niệm táo bạo, đầy cá tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản 
trở việc giải phóng con người cá thể. 
D. Tất cả A,B,C đều đúng. 
Câu 2: Chủ đề của bài thơ Vội vàng là gì? 
A. Bài thơ thể hiện sự bất lực của con người trước cuộc sống. 
B. Xuân Diệu bộc lộ vẻ u buồn của kiếp người bị giới hạn trong cái vô cùng. 
C. Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân văn và niềm say mê thiết tha, yêu cuộc sống và thèm 
sống đến vồ vập. 
D. Tất cả A,B,C đều đúng. 
Câu 3: Dòng thơ nào sau đây nói đúng về những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Vội vàng 
của Xuân Diệu? 
A. Cách sử dụng ngôn từ của tác giả rất sáng tạo, gợi cảm. 
B. Hình ảnh biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm giàu liên tưởng. 
C. Giọng thơ sôi nổi, nhịp thơ hăm hở và những hình ảnh táo bạo đầy cảm xúc. 
D. Giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sống động hóm hỉnh. 
Câu 4: Để hiểu được cái mới mẻ, cái hay trong thơ Xuân Diệu, ngoài việc căn cứ vào hiện 
thực được nói đến, ta cần dựa vào nhân tố nào của ngữ cảnh. 
A. Người đọc 
B. Người viết (Tác giả) 
C. Bối cảnh giao tiếp rộng 
D. Bối cảnh giao tiếp hẹp 
Câu 5: Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có câu: “Ai biết tình ai có đậm đà”. Câu hỏi này 
nhằm mục đích gì? 
A. Câu hỏi là lời ướm hỏi, dò hỏi mang đậm mối hoài nghi. 
B. Câu hỏi có nhiều sắc thái vừa hỏi, vùa nhắc nhở, vừa mời mọc. 
 i Phụ lục 2. PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH 
CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP 
Phiếu học tập 1: 
Tên/ nhóm học sinh 
Lớp: 
 Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống và quan niệm nhân sinh mới mẻ 
 của Xuân Diệu 
 Bức tranh thiên nhiên mùa xuân Quan niệm nhân sinh mới mẻ của XD 
 Bức tranh thiên nhiên: - Quan niệm nhân sinh mới mẻ của XD: 
  .. 
 Nhận xét về nghệ thuật: Nhận xét về nghệ thuật 
 Ngôn ngữ Ngôn ngữ: 
  .. 
 Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: 
 iii Sơ đồ tuy duy bài Đây thôn Vĩ Dạ 
 Hình 2. Sơ đồ tư duy dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ (nguồn internet) 
 Phụ lục 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
 Tiến hành kiểm travà chấm điểm kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC tôi thu được kết quả 
 như sau: 
 Bảng 1. Phân phối tần suất, tần số tích lũy bài kiểm tra 45 phút cặp TN-ĐC 
 Sĩ Điểm Xi 
Lớp 
 số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 41 0 0 0 0 1 1 3 9 14 9 4 
ĐC 39 0 0 0 2 3 7 5 10 7 3 2 
 v 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ngu_van_lop_11_day_hoc_chu_de_tho_moi.pdf