Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản "Chiếu cầu hiền" (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh

pdf 28 Trang tailieuthpt 75
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản "Chiếu cầu hiền" (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản "Chiếu cầu hiền" (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn Lớp 11 - Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản "Chiếu cầu hiền" (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh
 MỤC LỤC 
A – MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 
I – Lí do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 
II – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 
III – Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 2 
IV – Giả thiết khoa học của đề tài .............................................................................................. 2 
V – Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 2 
VI – Đóng góp mới của đề tài .................................................................................................... 2 
VII – Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................. 2 
B – NỘI DUNG .......................................................................................................................... 3 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 3 
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................................................ 3 
1.1.1. Vài nét về năng lực phản biện .......................................................................................... 3 
1.1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng PTNL học sinh hiện nay ..................................... 3 
1.1.3. Vài nét về tổ chức hoạt động tranh biện ........................................................................... 5 
1.1.4. Vài nét về đặc trưng thể loại của VB “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) ....................... 7 
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................................... 8 
1.2.1. Thực tế sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học đọc hiểu VB hiện nay ...................... 8 
1.2.2. Thực tế dạy học VBNL và VB Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) ...................................... 9 
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN CHIẾU CẦU HIỀN ................................... 11 
2.1. Quy trình tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học ...................................................... 11 
2.2. Tổ chức dạy học VB “Chiếu cầu hiền” theo hình thức tranh biện .................................... 12 
2.2.1. Một số lợi thế về dạy học VB “Chiếu cầu hiền” theo hướng PTNL HS ......................... 12 
2.2.2. Tiến trình tổ chức dạy học VB “Chiếu cầu hiền” theo hình thức TB ............................. 12 
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................... 15 
3.1.Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................................ 15 
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................................... 15 
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................................... 15 
3.1.3. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm ................................................................................ 15 
3.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................................... 15 
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 15 
3.3.1. Đánh giá việc tổ chức dạy học thực nghiệm .................................................................. 15 
3.3.2. Đánh giá qua kết quả học tập của học sinh ................................................................... 15 
C – KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 18 
 A – MỞ ĐẦU 
 I – Lí do chọn đề tài 
 Thế giới đang bước vào thời đại 4.0, trong đó giáo dục đóng vai trò là động lực thúc 
đẩy cuộc cách mạng này đạt được mục tiêu của nó. Vì vậy,tư duy giáo dục hiện nay 
cũng phải thay đổi. Giáo dục không chỉ có sứ mệnh cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ 
năng, mà quan trọng là phát triển tư duy và sự sáng tạo cho người học. Chính vì thế, 
việc rèn luyện tư duy phản biện và tích cực hóa hoạt động học sinh (HS), được xem là 
yêu cầu quan trọng trong tiến trình đổi mới PPDH theo hướng PTNL hiện nay. 
 Tranh biện (Debate) là một trong những hoạt động lâu đời nhất của nền văn minh. 
Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, việc thực hành tranh biện (TB) 
được thể hiện rõ ràng không chỉ qua các hoạt động giáo dục (educational debate) mà 
còn qua các phương tiện truyền thông (media) và đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã 
hội. TB là cuộc trình diễn tổng hợp các kỹ năng: tư duy phản biện, nói trước công chúng, 
nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, làm việc nhóm, nghe, ghi chép Ngày nay, TB được dùng 
như một PPDH tích cực, được người trẻ đón nhận đầy hứng thú. Sử dụng TB trong dạy 
học là bước đi đúng đắn để nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện các NL của HS. 
Môn Ngữ văn là một trong những bộ môn chính chương trình giáo dục phổ thông 
(CTGDPT) hiện nay, với nhiệm vụ hình thành và phát triển các năng lực (NL) cốt lõi 
cho người học. Trong đó NL ngôn ngữ là một trong những trọng tâm của môn Ngữ văn. 
Hoạt động tranh biện (HĐTB) sẽ là phương pháp lí tưởng trong việc rèn luyện kỹ Nói – 
Nghe cho HS. 
 CTGD môn Ngữ văn mới đã chỉ ra, trọng tâm sẽ tập trung vào ba loại văn bản (VB) 
chính đó là: VB văn học, văn bản nghị luận (VBNL) và VB thông tin. Việc tìm tòi, sử 
dụng các PHDH tích cực vào dạy học hiện nay, được xem sẽ là bước chuẩn bị tốt để đón 
nhận CT và SGK mới. VB Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) là một trong những VBNL 
hay, giàu giá trị được đưa vào CT và SGK hiện hành. Ở VB này, tôi nhận thấy có rất nhiều 
lợi để rèn luyện các NL cốt lõi mà môn Ngữ văn hướng đến. Tuy nhiên, với đặc trưng là 
VBNL trung đại, nên Chiếu cầu hiền khá khô khan, khó hấp dẫn, vì thế GV và HS thường 
“cho qua” hoặc dạy học “đối phó” hoặc không khai thác được giá trị ngầm về PPDH của 
VB. Từ thực tế đó tôi quyết định lựa chọn đề tài: Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản 
“Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng 
lực phản biện cho học sinh. Qua đề tài này tôi muốn xây dựng phương án dạy học VB 
 1 
 B – NỘI DUNG 
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 
 1.1.1. Vài nét về năng lực phản biện 
 Năng lực phản biện (NLPB) là một khái niệm có nguồn gốc xuất phát từ thuật ngữ tư 
duy phản biện (Critical thinking). Nó được hiểu là một loại hình tư duy biện chứng gồm 
phân tích và đánh giá những thông tin đã có theo các cách nhìn khác nhau, qua đó nhằm 
làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề [10,5]. NLPB là là NL phát 
hiện những điểm bất cập/ bất hợp lý, bất khả thi, bất khả dụng và cất lên tiếng nói cảnh 
báo có ý nghĩa trên cơ sở lật trở vấn đề, quan sát đối tượng từ nhiều phía (nhất là phía 
nghịch, mặt trái). 
 Có thể thấy, giữa TDPB và NLPB có mối quan hệ biện chứng. TDPB là nền tảng, là 
cơ sở để hình thành NLPB. Dựa trên khả năng tư duy độc lập, khả năng phán đoán, suy 
nghĩ, lật lại vấn đề sau khi đã có cái nhìn đa chiều về vấn đề, người học huy động vốn 
tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng lập luận, biện bác của mình để khẳng định, đồng tình 
hoặc bác bỏ những suy nghĩ, quan điểm, ý kiến và biện luận của người khác, nhằm làm 
sáng tỏ vấn đề dưới một góc nhìn khác. Ngược lại, trong quá trình huy động tri thức, 
kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ để phản biện, tranh luận, đối thoại vấn đề thì khả năng 
nhận thức, phán đoán, tư duy độc lập, phản biện của con người càng được nâng cao và 
phát triển. 
 CTGDPT tổng thể và CT môn Ngữ văn đã xác định các NL cần hình thành và phát 
triển cho HS đó là: NL tự học và tự chủ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp 
và hợp tác; đối với bộ môn Ngữ văn còn có NL chuyên biệt là NL ngôn ngữ và NL văn 
học [1]. Khi phân tích các thành tố hợp thành NL chung và NL chuyên biệt, chúng tôi 
nhận thấy cho sự giao thoa với thành tố hợp thành của TDPB và NLPB. Vì thế việc phát 
triển NLPB cho HS là một trong những phương pháp để hình thành và phát triển NL 
cần thiết của người học. 
 1.1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng PTNL học sinh hiện nay 
 Dạy học theo PTNL là xu hướng của giáo dục hiện đại, với trọng tâm là chuyển từ 
dạy học định hướng nội dung sang dạy học phát triển NL. Bộ môn Ngữ văn ngoài NL 
chung thì còn có NL chuyên biệt, đó là: NL văn học và NL ngôn ngữ. Theo đó, dạy học 
 3 
HS. Về phương pháp dạy nói và nghe GV phải hướng dẫn cho HS cách thức, quy trình 
chuẩn bị một bài trình bày và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức chuẩn bị một cuộc 
thảo luận, tranh luận. 
 Như vậy có thể nhận thấy yêu cầu của CT mới đưa ra đối với các kỹ năng cần thiết 
phải rèn luyện cho HS chính là biểu hiện của NLPB. Chính vì thế việc phát triển NLPB 
cũng chính là phương pháp để hình thành và phát triển NL cần thiết của người học. 
 1.1.3. Vài nét về tổ chức hoạt động tranh biện 
 a) Khái niệm 
 “TB được hiểu là quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lý 
thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để ra quyết định TB giúp giải 
quyết vấn đề, bằng cách chỉ ra những xung đột/ mâu thuẫn giữa các luận điểm do người 
học sử dụng tư duy phản biện để phản đối trực tiếp trên luận điểm của đối 
phương”[15;73] 
 Có thể nói TB là quá trình giao lưu ngôn ngữ đòi hỏi những người tham gia phải 
chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn bằng hệ thống các lập luận logic. Đó 
là cách ngắn nhất và ôn hòa nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức chung. 
Chính vì thế, tranh biện được coi là tinh hoa của NL sử dụng ngôn ngữ, là cách thức 
phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy. 
 b) Cách thức tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học Ngữ văn 
 Phương pháp TB được sử dụng trong dạy học là cách GV đưa ra, gợi mở cho HS suy 
nghĩ, đánh giá về một vấn đề nhất định theo những hướng khác nhau, thậm chí trái ngược 
nhau. Sau đó GV tổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó nhằm làm 
rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu 
cầu của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. 
 Tranh biện được tổ chức theo các hình thức sau: 
 + Tổ chức TB theo nhóm: TB theo nhóm là hình thức tổ chức cho HS học tập, trao 
đổi, phản biện theo từng nhóm, cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó dưới 
sự điều khiển và tổ chức của GV. Khi tổ chức tranh luận theo nhóm sẽ diễn ra đồng thời 
hai hoạt động: việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung 
và tranh luận giữa các nhóm với nhau. 
 + Tổ chức TB giữa HS với HS: Đây là hình thức có khả năng phát huy tính tích cực, 
chủ động của từng HS trong học tập rất tốt, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện 
 5 
 Như vậy có thể thấy tổ chức HĐTB là một trong những biện pháp dạy học tích cực, 
đáp ứng được những yêu cầu mới của CTGD mới hiện nay. 
 1.1.4. Vài nét về đặc trưng thể loại của VB “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) 
 Chiếu cầu hiền thuộc thể chiếu – một thể văn được các vua chúa dùng để ban bố 
mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người. Chính vì thể Chiếu cầu hiền mang đặc 
trưng của kiểu VBNL. 
 a. Vài nét về VBNL 
 “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn 
luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức...). 
Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần được giải đáp, cần được làm sáng tỏ. Luận là 
bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra 
chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin với mình” [2;110] 
 Từ đó ta có thể thấy, VBNL là sản phẩm của tư duy khoa học, là kiểu tư duy đi tìm 
đúng bản chất sự vật hiện tượng, phản ánh đúng sự vật hiện tượng bằng nhiều phương 
pháp tư duy, trong đó có tư duy logic và tư duy phản biện. Tư duy logic là một cấp độ 
cao của tư duy, ở đó các mối liên hệ được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có quy 
luật, căn cứ khoa học. Tư duy phản biện là trình độ tư duy luôn tìm ra những mặt đối 
lập trong quá trình tìm hiểu sự vật hiện tượng, vì thế luôn khám phá cái mới. Trong 
VBNL vẫn có hình tượng, cảm xúc nhưng đặc điểm nổi bật vẫn là nghệ thuật lập luận 
sắc bén, luận cứ sắc sảo, ngôn từ chính xác, sống động và thuyết phục. Chính vì thế văn 
chương nghệ thuật thường gõ cửa trái tim và kích thích trí tưởng tượng người đọc trước 
tiên, còn VNL nghiêng về khai mở tư duy, bừng sáng trí tuệ, khơi nguồn cảm hứng tranh 
luận, hùng biện ở người đọc. 
 VBNL có một số đặc trưng cơ bản như: bày tỏ quan điểm, tư tưởng; giàu cảm xúc 
và có cấu trúc chặt chẽ, logic. 
 b. VBNL trung đại Việt Nam 
 Về VBNL trung đại thường gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc, được sử 
dụng trong bộ máy hành chính quốc gia mang tính quy phạm cao. Đặc điểm nổi bật của 
loại VB này là tính chất “văn, sử, triết bất phân”. Vì thế khi đọc hiểu VBNL trung đại 
chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu sau: 
 - Luôn đặt văn bản vào thời điểm mà nó ra đời để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của 
VB; từ đó tìm những căn cứ để lí giải đặc điểm của VB 
 7 
qua các giờ dạy thí điểm, các giờ thao giảng đổi mới PPDH dần dần lan tỏa trong suốt 
quá trình dạy học. Hình thức kiểm tra đánh giá mới hiện nay đã giúp cho các PPDH tích 
càng phát huy giá trị và hiệu quả của nó. 
 b. Một số tồn tại, hạn chế 
 Đổi mới PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm, nghĩa là HS trở thành chủ thể của 
quá trình tiếp nhận tri thức, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vai trò của GV bị xem 
nhẹ. Muốn cho HS tích cực chủ động thì người GV phải năng động, sáng tạo, đưa ra các 
PPDH hiệu quả. Trên thực tế, vẫn còn một số bộ phận GV khá thụ động trong tiếp nhận 
cái mới, ít đầu tư cho công tác chuyên môn, dẫn đến việc đổi mới PPDH thực sự chưa 
đi vào chiều sâu. Bên cạnh, việc HS thiếu hợp tác, lười học văn cũng đã tác động không 
nhỏ đến tâm tư, nhiệt huyết của các GV yêu nghề. Một thực tế dễ nhận thấy, HS ngại 
tranh luận, ngại bày tỏ điểm cho nên khi GV tổ chức các PPDH mới như: thảo luận 
nhóm, nêu vấn đề cũng không đem lại được hiệu quả cao. 
 Qua thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy: để thực sự cuốn 
hút được HS vào bài học thì vấn đề đề cập đến phải phù hợp với hứng thú và sự quan 
tâm của các em; vấn đề phải có sự liên hệ thực tế; thứ nữa vấn đề phải có tính tranh luận, 
đa chiều Chính vì thế sử dụng HĐTB trong dạy học, sẽ là một lựa chọn giúp cho GV 
khơi gợi hứng thú học tập của HS, qua đó hình thành và phát triển các NL cốt lõi cho 
HS. 
 1.2.2. Thực tế dạy học VBNL và VB Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) ở trường 
THPT hiện nay 
 a. Về phía GV 
 Qua khảo sát thực tế, cũng như từ thực tiễn dạy học của bản thân thường không 
hứng thú khi dạy phần VBNL. Tỷ lệ GV chọn các VBNL để dạy thao giảng là rất thấp, 
đại đa số GV đều cho rằng VBNL khô khan, giờ dạy thiếu tính hấp dẫn. Chính vì thế, 
khi dạy phần VB này đa số GV ít đầu tư, tìm tòi đổi mới phương pháp; thường có tâm 
lí dạy cho qua, ít nhấn mạnh. Khi dạy thường thiên về truyền đạt kiến thức, chú trọng 
nội dung hơn là nghệ thuật, vì thế giờ dạy nặng về lí trí hơn là cảm xúc thẩm mỹ. 
 CT Ngữ văn hiện hành được xây dựng trên tinh thần tích hợp, tuy nhiên GV chưa 
có ý thức dạy học tích hợp các VBNL với phần tiếng Việt và Làm văn trong CT, GV 
chưa khai thác lợi thế của VBNL để rèn luyện PTNL HS. 
 b. Về phía HS 
 9 
 CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN CHIẾU CẦU HIỀN 
 (NGÔ THÌ NHẬM) THEO HÌNH THỨC TRANH BIỆN 
 2.1. Quy trình tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học 
 Đối với giờ đọc hiểu trong môn Ngữ văn phần nội dung có thể tiến hành tổ chức cho 
HS TB đó là: Ở phần hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập mở rộng vấn đề. Thông 
qua TB HS có thể tự chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức hơn. Tuy nhiên GV cần lưu ý, 
không phải VB nào hay vấn đề gì trong VB cũng có thể tiến hành HĐTB. Một VB chỉ 
nên chọn 1 đến 2 vấn đề để TB, khi HS tranh biện GV cần có sự định hướng để tránh đi 
xa đề, lạc đề hoặc làm sai lệch kiến thức. 
 Bước 1: Xác định vấn đề TB: Mỗi bài học có thể có nhiều vấn đề để TB, tuy nhiên 
GV chỉ nên chọn 1 vấn đề phù hợp nhất với đối tượng HS để tổ chức. 
 Bước 2: Giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề TB: GV cần phân công 
cụ thể: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối; định hướng tài liệu phù hợp. 
 Bước 3: Tiến hành tranh biện: 
 Quá trình TB sẽ có 2 phần: 
 - Phần 1: Trình bày 
 + Mỗi nhóm sẽ trình bày về vấn đề mình bảo vệ 
 + Nhóm ủng hộ sẽ trình bày trước 
 + Thời gian cho phần trình bày tối đa là 2 phút 
 - Phần 2: Tranh luận 
 + Mỗi nhóm sẽ căn cứ vào phần trình bày của nhóm đối phương để phản biện 
 + Thời gian cho mỗi lượt phản biện tối đa là 1 phút 
 + Các thành viên trong mỗi nhóm cần thay phiên nhau, tránh trường hợp chỉ một 
người TB từ đầu đến cuối 
 Bước 4: Nhận xét đánh giá 
 GV sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá cho mỗi nhóm và chốt lại kiến thức cốt lõi của bài 
học. Tiêu chí đánh giá sẽ là: 
 - Chất lượng các luận điểm tranh luận 
 - Kỹ năng trình bày của mỗi nhóm 
 - Thái độ làm việc và tranh biện của mỗi nhóm 
 11 
 * Yêu cầu về hình thức: Mỗi lớp phân thành 2 nhóm theo yêu cầu ỦNG HỘ và PHẢN 
ĐỐI 
 Bước 3: Tiến hành tranh biện: 
 * Kịch bản dự kiến vấn đề 1: 
 + Nhóm ủng hộ: Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ tấn công ra Bắc, quét sạch thù 
trong giặc ngoài, lập nên triều đại mới gọi là triều đại Tây Sơn. Tuy nhiên các sĩ phu 
Bắc Hà là những trí thức của các triều đại phong kiến trước, đều trưởng thành từ “Cửa 
Khổng sân Trình”, nghĩa là đều nhập tâm lời dạy của Nho gia “trung thần không thờ hai 
chủ”. Hơn nữa, theo quan niệm của họ, triều đại Tây Sơn vốn xuất thân từ nông dân (áo 
vải cờ đào), là “giặc cỏ” vì thế có tâm lí e ngại bất hợp tác cũng là một lẽ tự nhiên thể 
hiện là người có tự trọng, có nhân cách. Các sĩ phu Bắc Hà hầu hết là chưa hiểu biết gì 
về nhà Tây Sơn và vua Quang Trung nên có thái độ dè dặt, ẩn mình là điều rất cần thiết. 
 + Nhóm phản đối: Là hiền tài của quốc gia, thì mỗi sĩ phu Bắc Hà cần hiểu rõ vai trò 
của bản thân là phải phò vua giúp nước, việc làm này thuận theo đạo lí mà Khổng Tử 
đã đề ra. Thuở đất nước còn loạn lạc thì có thể ẩn mình, còn bây giờ triều đại mới đã 
hình thành thì cần có trách nhiệm hợp sức để xây dựng đất nước, triều đại hưng thịnh. 
Nếu cứ thu mình, ở ẩn, bất hợp tác là thái độ của người sống thiếu trách nhiệm, không 
đáng mặt hiền tài. Hơn nữa, triều đại cũ quá mục ruỗng, không đem lại được thái bình 
cho nhân dân, không chống được ngoại xâm liệu như vậy có đáng để trung thành? 
 * Kịch bản dự kiến vấn đề 2: 
 + Nhóm ủng hộ: Hiện nay, chảy máu chất xám đang là vấn đề lớn của Việt Nam. Vì 
thế các du học sinh, đã có thời gian học tập, nghiên cứu, tu nghiệp, học hỏi ở nước ngoài 
thì nên dùng những tri thức ấy về góp phần xây dựng phát triển đất nước. Việc làm này 
thể hiện ý thức tự tôn dân tộc của người trẻ, cần được phát huy và lan rộng. Đó cũng là 
trách nhiệm của nhân tài đối với quốc gia dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước trong thời 
đại mới. 
 + Nhóm phản đối: Thực tế hiện nay, du học sinh sau khi học xong thường ở lại nước 
ngoài để tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Có rất nhiều luồng ý kiến phản đối việc này, tuy 
nhiên có rất nhiều du học sinh về nước không thể phát huy được NL. Có rất nhiều lí do 
dẫn đến thực trạng này: cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, thu nhập, 
cơ hội phát triển Do đó việc họ ở lại cũng là một việc bình thường. Bởi họ còn trẻ, 
tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài để khẳng định bản thân cũng là một cách thể hiện tinh 
 13 
 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
 3.1.Thực nghiệm sư phạm 
 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 
 Mục đích thực nghiệm là tôi muốn kiểm tra tính khả thi của HĐTB được xây dựng 
trong đề tài, từ đó đánh giá khả năng ứng dụng của PPDH này trong việc PTNL HS. 
Thông qua thực nghiệm để xác định tính đúng đắn và mức độ thành công của đề tài. 
 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 
 Tôi chọn 4 lớp 11 ở hai nhóm đối tượng: 
 + Nhóm học sinh khá giỏi: 11C thực nghiệm và 11D đối chứng 
 + Nhóm học sinh trung bình và yếu: 11H thực nghiệm và 11K đối chứng 
 Tùy vào nhóm đối tượng HS tôi lựa chọn vấn đề TB phù hợp để thực nghiệm, kiểm 
chứng tính hiệu quả của việc tổ chức HĐTB 
 3.1.3. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm 
 - Thời gian thực nghiệm: năm học 2018 – 2019 (Tháng 10/2018) 
 - Bài thực nghiệm: Chiếu cầu hiền 
 - Nội dung thực nghiệm: 
 + Giáo án thực nghiệm (xem phụ lục 1) 
 + Đề kiểm tra 
 3.2. Kết quả thực nghiệm 
 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
 3.3.1. Đánh giá việc tổ chức dạy học thực nghiệm 
 * Ưu điểm: 
 - GV làm việc trên lớp khoa học hơn, thể hiện đúng vai trò là người định hướng, 
thúc đẩy quá trình học tập của HS. 
 - GV tổ chức các hoạt động cho HS khá linh hoạt và phù hợp với đối tượng 
 - HS hứng thú trình bày, bộc lộ quan điểm của cá nhân và thực sự đã làm chủ được 
quá trình tiếp nhận tri thức. 
 * Nhược điểm: 
 - Ở phần thảo luận nhóm nề nếp lớp có đôi lúc còn lộn xộn. 
 - Thời gian phân bố giữa các phần kiến thức chưa phù hợp 
 3.3.2. Đánh giá qua kết quả học tập của học sinh 
 - Đánh giá định tính qua thái độ học tập của HS: 
 15 
 C – KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
 Dạy học theo định hướng PTNLHS là mục tiêu trọng tâm, cơ bản của giáo dục hiện 
nay. Nó thể hiện CTGD hiện đại, phù hợp với nhu cầu người học và xu thế phát triển của 
giáo dục thế giới. Do đó GV cần tìm hiểu và thực sự đổi mới về tư duy, nhận thức để công 
cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục được thành công. 
 Đổi mới PPDH là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
HĐTB được xem PPDH tích cực để giúp GV rèn luyện kỹ năng nói, nghe cho HS rất 
hiệu quả. Đặc biệt, với PP này sẽ giúp HS phát triển được TDPB và NLPB, đó là một 
trong những tố chất cần thiết của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, khi sử dụng PPDH 
này, GV cần linh hoạt, sáng tạo tùy vào từng đối tượng HS và bài học cụ thể để đạt hiệu 
quả tốt. 
 VB Chiếu cầu hiền thuộc VBNL – một trong ba thể loại VB chính sẽ được đưa vào CT 
và SGK mới. Việc tìm tòi, vận dụng các PPDH mới là các cách tiếp cận tích cực nhất cho 
việc đón nhận CT mới sắp tới. Đây cũng là những kinh nghiệm dạy học của bản thân tôi 
trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà hiện nay. 
 2. Khuyến nghị 
 Đối với Sở giáo dục đào tạo: Cần tổ chức tập huấn sâu rộng và có tài liệu hướng dẫn 
cụ thể về đổi mới dạy học theo hướng phát triển NLHS 
 Đối với nhà trường THPT: Cần tạo điều kiện cho tổ chuyên môn tổ chức những Hội thảo 
về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng PTNLHS. Triển khai những 
chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng vào giảng dạy thực tế. 
 Đối với tổ chuyên môn: chủ động xây dựng PPCT như hiện nay, cần sắp xếp các 
VBNL trong CT thành chủ đề để giảng dạy được hợp lý và hiệu quả hơn. Thông qua 
sinh hoạt chuyên môn, cần đưa ra các trao đổi về các PPDH mới để GV tích cực chủ 
động khi tiếp nhận CT mới. 
 Đối với GV: Dạy học theo định hướng PTNL là một xu hướng dạy học mới, tiến bộ, để 
đạt được hiệu quả tốt, GV cần phải tích cực tự học hỏi, tràu dồi kiến thức chuyên môn và 
liên môn; rèn luyện kỹ năng ICT, khả năng tìm kiếm thông tin mở. Bồi dưỡng PTNLHS, là 
GV cũng đã tự bồi dưỡng chính năng lực nghiệp vụ cho bản thân. 
 17 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 : Giáo án thực nghiệm 
 Đọc văn: CHIẾU CẦU HIỀN (Ngô Thì Nhậm) 
 A - Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc 
tập hợp người hiền tài. 
 2. Kỹ năng: Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người 
viết. Từ đó rèn luyện kỹ năng lập luận và phát triển NL cho HS 
 3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn và trách nhiệm của người trí thức đối với công 
việc xây dựng đất nước. 
 B - Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị của thầy: 
 - SGK, SGV, Giáo án, Tư liệu, Đồ dùng, thiết bị, học liệu dạy học 
 - Chuẩn bị hệ thống nội dung, nhiệm vụ để tổ chức HS tìm hiểu tác phẩm 
 - Xây dựng tình huống học tập 
 2. Chuẩn bị của trò: 
 - Đọc tiểu dẫn và tóm lược những nét chính về tác giả, tác phẩm. Tìm hiểu bối cảnh 
lịch sử Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Xem lại bài Hiền tài là 
nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung - Ngữ văn 10, tập hai) để hiểu rõ hơn về tư 
tưởng cầu hiền và đặc điểm văn nghị luận trung đại. 
 - Đọc văn bản ở SGK Ngữ văn 11 (tập 1). 
 - Soạn bài theo Hướng dẫn học bài trong SGK. 
 - Chuẩn bị bài học ở nhà theo yêu cầu của GV. 
 C - Hoạt động: 
 1. Khởi động: 
 2. Giới thiệu bài mới: 
 Vâng! Tại sao lại là Canh Tân? Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ là vị vua 
của những bước chân thần tốc, của những trận đánh quật cường, của ý chí tự tôn dân 
tộc: "Đánh cho để dài tóc 
 Đánh cho để đen răng 
 Đánh cho nó chích luân bất phản (đánh cho nó không kịp trở tay) 
 i 
 - Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời 
 mình viết Chiếu cầu hiền nhằm kêu gọi những 
GV: Theo em, bài chiếu này chúng người tài trong nước ra giúp dân giúp nước. 
ta có thể chia làm mấy phần? b. Bố cục: 3 phần 
HS: trả lời - Phần 1: (Từ đầu...người hiền vậy ): Quy luật 
 xử thế của người hiền 
 - Phần 2: (Trước đây... hay sao?): thực tại và 
 nhu cầu thời đại. 
Hoạt động 2: Đọc hiểu - Phần 3: (còn lại): đường lối cầu hiền của vua 
Thao tác 1: Mối quan hệ giữa hiền Quang Trung. 
tài và thiên tử II – Đọc hiểu 
GV: Người viết đã xác định vai trò 1. Quy luật xử thế của người hiền 
của hiền tài như thế nào? - Vai trò người hiền: Người hiền - ngôi sao 
HS: trả lời sáng 
 →NT so sánh: đề cao người hiền, là tinh hoa, 
 là vốn quý của đất nước. 
 - Dẫn ra quy luật: Quy luật tự nhiên → Quy 
 luật xử thế. 
 → Tư tưởng canh tân: trách nhiệm của hiền tài 
 - Mượn lời Khổng Tử: lời nói trở nên thuyết 
 phục hơn 
GV: Nhận xét về cách đặt vấn đề của + Tính chính danh 
bài chiếu? + Đánh trúng tâm lí sĩ phu Bắc Hà 
HS: trả lời + Vua Quang Trung: có học, hiểu lễ nghĩa 
 → Cách đặt vấn đề: ngắn gọn, chặt chẽ, giàu 
 sức thuyết phục. 
 TIẾT 2 2. Thực trạng và nhu cầu thời đại: 
Thao tác 2: Thực trạng và nhu cầu a. Thái độ của sĩ phu Bắc Hà và tâm trạng của 
thời đại vua Quang Trung: 
GV: Sĩ phu Bắc Hà đã tỏ thái độ như * Thái độ của sĩ phu Bắc Hà 
thế nào đối với triều đại của vua - Bỏ đi ở ẩn 
Quang Trung? - Mai danh ẩn tích 
HS: trả lời - Uổng phí tài năng 
 - Những người đương nhiệm thì sợ hãi, im 
 lặng, làm việc cầm chừng 
 → Sĩ phu Bắc Hà đang có thái độ e dè và quay 
 lưng lại với triều đại mới. Tất cả như làm tăng 
 iii 
Thao tác 3: Đường lối cầu hiền của - Không phân biệt quan dân, ai có tài đều được 
vua Quang Trung phép dâng sớ tâu bày. 
GV: Con đường cầu hiền của Quang - Cách tiến cử người hiền rộng mở, tiến bộ: 
Trung hết sức rộng mở. Em có đồng + Tự mình dâng sớ tâu bày sự việc. 
ý với kiến đó không? Vì sao? + Quan văn, quan võ được phép tiến cử. 
HS: trả lời + Những người từ trước đến nay tài năng còn 
 bị che kín, chưa được nhiều người biết đến thì 
 cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử. 
 - Lời kêu gọi, động viên: '' Trời trong sáng, 
 đất thanh bình...tôn vinh'' 
  Đường lối cầu hiền vừa rộng mở, vừa đúng 
 đắn, thiết thực và dễ thực hiện. 
 - Cách lập luận: 
 + Thấu lí đạt tình đầy sức thuyết phục 
GV: Nhận xét về đường lối cầu hiền + Lời lẽ mềm mỏng, khiêm nhường để khích 
của vua Quang Trung? lệ những người có tài, có đức hãy cùng triều 
HS: trả lời đình mới gánh vác việc nước và hưởng phúc 
 lâu dài. 
 III. Tổng kết 
 1. Nội dung: Chiếu cầu hiền thể hiện chủ 
Hoạt động 3: Tổng kết trương cầu hiền đúng đắn, tầm nhìn xa rộng 
Thao tác 1: Nội dung và tấm lòng vì nước vì dân của vua Quang 
GV: Hãy rút giá trị nội dung của bài Trung. 
chiếu? 2. Nghệ thuật: 
HS: trả lời - Bài văn nghị luận mẫu mực: 
Thao tác 2: Nghệ thuật + Lập luận: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết 
GV: Nhận xét về nghệ thuật của bài phục. 
chiếu trên các phương diện: + Lời lẽ: mềm mỏng, khiêm nhường, chân 
- Lập luận thành. 
- Lời lẽ - Từ ngữ, hình ảnh: 
- Từ ngữ + Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ. 
HS: trả lời + Từ ngữ chỉ không gian vũ trụ (trời, đất, gió 
 mây, sao,...) 
 + Từ ngữ chỉ không gian xã hội (triều đường, 
 triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ,...). 
  Tạo cảm giác trang trọng cho lời kêu gọi 
 → Tác dụng : 
 v 
vii 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ngu_van_lop_11_to_chuc_day_hoc_doc_hie.pdf