Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực

docx 28 Trang tailieuthpt 81
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Có thể nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học là việc rất cần thiết, thường xuyên 
và không thể thiếu trong môi trường sư phạm. Điều này được thể hiện rất rõ trong các nội 
dung Nghị quyết của Đảng, các chỉ thị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 
 Đối với bộ môn vật lý trung học phổ thông thì việc đổi mới phương pháp dạy học lại 
càng cần thiết hơn, đó là môn học mà chứa nhiều khái niệm, hiện tượng trừu tượng. Nếu 
không đổi mới phương pháp dạy học thì học sinh dễ nhàm chán và ngày càng không yêu 
thích môn vật lý. 
 Thực tế cho thấy hiện nay số lượng học sinh các trường phổ thông trên huyện tôi lựa 
chọn môn thi trung học phổ thông quốc gia nghiêng hẳn về khoa học xã hội, ít nhiều cũng 
có nguyên nhân môn học chúng tôi chưa làm nỗi bật những cái hay của nó. Nếu để bản 
chất môn vật lý là môn học lý thú bị mai một thì bản thân tôi là một giáo viên vật lý tôi 
thấy rất trăn trở. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “ Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo 
phương pháp dạy học tích cực” để nghiên cứu. Mong rằng đề tài của mình góp sức nhỏ 
vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là “Phương pháp dạy học tích cực” 
trong giai đoạn hiện nay. 
 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 
 Nghiên cứu khái niệm phương pháp dạy học tích cực
 Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực.
 Thiết kế giáo án cho bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 
 - Lý luận phương pháp dạy học tích cực
 - Một số tài liệu liên quan phương pháp dạy học tích cực
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp các phương 
pháp sau đây:
 4.1. Nghiên cứu tài liệu: 
 Trong quá trình làm đề tài tôi đã đọc qua các tài liệu, sách báo, mạng internet có liên 
quan, giúp tôi có cơ sở lí luận để phân tích phương pháp dạy học tích cực.
 4.2. Điều tra: 
 1 B. PHẦN NỘI DUNG
 PHẦN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lí luận: 
 1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cũng như đề tài thực tiễn của mình, bản thân đã 
đọc và tìm hiểu rất kĩ các công văn sau đây và xem đó làm cơ sở lí luận của đề tài:
 - Công văn số 3535/BGĐT-GDTrH, ngày 27/5/2013 của BGĐDT về việc hướng dẫn 
áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” 
 - Công văn số 791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 06 năm 2013 hướng dẫn thí điểm 
phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.
 - Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 V/v hướng dẫn 
sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và 
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên 
qua mạng.
 - Công văn số 1503/SGD&ĐT-GDTrH ngày 07/9/2015 của SGD&ĐT Hà Tĩnh về 
việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn 
dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên 
trung học năm học 2015 – 2016
 - Công văn hướng dẫn sáng tạo đồ dùng dùng dạy học năm học 2017 - 2018
 1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực: 
 1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
 Người dạy
 Định hướng Tổ chức Hỗ trợ, đánh giá
 Nghiên cứu, tìm hiểu Thực hiện Tự đánh giá, điều chỉnh
 Người học
 Mô hình phương pháp dạy học tích cực
 3 - Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được 
sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật 
của hiện tượng đang tìm’ hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Khi kết thúc cuộc đàm 
thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ 
tư duy.
 b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
 Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết 
vấn đề thường như sau:
 - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
 - Giải quyết vấn đề đặt ra
 - Kết luận:
 Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
 Các Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết Kết luận vấn đề
 mức vấn đề
 1 GV GV GV HS GV
 2 GV GV HS HS GV + HS
 3 GV + HS HS HS HS GV + HS
 4 HS HS HS HS GV + HS
 c. Phương pháp hoạt động nhóm
 Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu 
của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn 
định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những 
nhiệm vụ khác nhau.
 Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:
 Làm việc chung cả lớp:
 - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
 - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
 - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
 Làm việc theo nhóm:
 - Phân công trong nhóm
 - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
 - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
 5 Quy trình thực hiện:
 - GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
 - Chơi thử ( nếu cần thiết)
 - HS tiến hành chơi
 - Đánh giá sau trò chơi
 - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
 2. Cơ sở thực tiễn: 
 2.1. Thực trạng về phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí 
 * Đối với giáo viên: 
 Một số giáo viên rất nhiệt tình, năng nổ đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, trong đó đa số giáo viên vẫn 
còn e ngại trong đổi mới, chưa dám thoát ra khỏi quan điểm cũ trước đây, chủ yếu là dạy 
học thuyết trình, áp đặt. Trong đó nỗi cộm những khó khăn sau khiến họ chưa quyết tâm 
đổi mới phương pháp:
 + Tư tưởng, quan niệm cũ đã ăn sâu trong tiềm thức và hành vi một số giáo viên có 
thâm niên nghề cao. 
 + Việc đổi mới phương pháp cần giáo viên phải luôn tìm tòi, thiết kế các kịch bản 
phù hợp từng nội dung bài học. Điều này mất khá nhiều thời gian, nếu không yêu nghề thì 
khiến nhiều giáo viên nản chí.
 + Dạy học theo phương pháp tích cực đòi hỏi kỹ năng thực hành, kỹ năng, trình độ 
tin học và tiếng anh của giáo viên cao hơn bình thường.
 * Đối với học sinh: 
 Trừ một số trường chuyên thì đa số học sinh ở các trường tỉnh lẻ còn tồn tại một số 
thực trạng sau:
 + Phương pháp dạy học truyền thống trước đây ở các cấp học dưới đã ăn sâu trong 
tiềm thức, khiến học sinh luôn thụ động, thiếu tích cực, lười nghiên cứu trong quá trình 
tiếp nhận kiến thức. 
 + Học sinh rụt rè, thụ động, thiếu các kỹ năng thảo luận, làm việc nhóm, kỹ năng 
tranh luận và hơn hết thiếu tự tin.
 + Đa số học sinh xem môn Vật lý là môn học khó, trừu tượng. Do đó số lượng học 
sinh tham gia vào câu lạc bộ Vật lý trong trường cũng không nhiều và chất lượng cũng 
chưa được cao.
 7 PHẦN 2: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC TÍCH CỰC
 1. Các bước thiết kế
 1.1. Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
 Xác định mục tiêu bài học là bước quan trọng nhất, mục tiêu chỉ ra kiến thức, kỹ 
năng mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài học, tiết học. Mục tiêu chính xác thì việc xây 
dựng ý tưởng và thiết kế bài giảng sẽ đi đúng hướng. Trong việc xác định mục tiêu cần lưu 
ý một số điểm sau: 
 + Mục tiêu ngắn gọn, chính xác
 + Mục tiêu có thể lượng hoá, kiểm tra và đánh giá kiến thức kỹ năng học sinh thu được 
 1.2. Bước 2: Xác định phương pháp và đưa ra ý tưởng thiết kế bài giảng
 Có nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã được trình bày ở trên, vậy thì 
việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho bài dạy như thế nào? Phương pháp dạy học tích 
cực vật lý chủ yếu sử dụng ba phương pháp trong các phương pháp trên đó là: 
 - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp tạo tình huống
 - Phương pháp trò chơi
 Ví dụ khi dạy bài “Lực đàn hồi” của lò xo, “Chuyển động thẳng đều”, “Chuyển động 
thẳng biến đổi đều”, “Rơi tự do”... trong vật lý lớp 10 thì ta có thể sử dụng phương pháp 
vấn đáp. Còn khi dạy bài “Các hiện tượng bề mặt chất lỏng”, “Định luật Bôi lơ – Ma ri ốt”, 
“Phản xạ toàn phần” thì lựa chọn phương pháp tạo tình huống thích hợp nhất. Ta có thể 
lựa chọn phương pháp trò chơi (cuộc thi) khi mở bài “Lực ma sát” hay bài “Lực đàn hồi”...
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới 
cần lưu ý:
 + Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh.
 + Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề.
 + Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả.
 + Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu 
hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi khám phá hay không. 
 + Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập.
 + Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
 + Lưu ý đến những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục.
 9 3. Thái độ:
 - Tích cực, tin tưởng và yêu thích môn học
 II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: 
 - Trò chơi kéo co (dây thừng), luật chơi
 - Hệ thống câu hỏi: Hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh
Câu 1: Em hãy nêu những nguyên nhân đội em giành chiến thắng trong trận kéo co này? 
Theo em kết quả sẽ như thế nào nếu đội đối phương được trang bị giày đinh còn đội em 
tiếp đất ướt bằng chân trần? Lực nào đóng vai trò quan trọng trong trò chơi này?
Câu 2: Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ chứng minh khẳng định điều đó? 
Câu 3: Với bộ dụng cụ: Hộp gỗ, lực kế, mặt phẳng. Dùng lực kế kéo khối gỗ chuyển động 
thẳng đều trên mặt phẳng ngang, sau đó hãy: 
 + Phân tích các lực tác dụng lên khối gỗ? 
 + Nêu các đặc điểm của lực ma sát trượt?
 + Nêu cách đo độ lớn lực ma sát trượt
Câu 4: + a) Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc như thế nào vào áp lực N và bề mặt tiếp xúc? 
 + b) Độ lớn lực ma sát có hay không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động, diện tích 
 bề mặt tiếp xúc?
Câu 5: Hãy nêu những cách làm tăng hoặc giảm độ lớn lực ma sát trượt trong thực tế mà 
em thấy?
 - Bộ TN về lực ma sát trượt (GV tự thiết kế: Hộp gỗ, ván trượt, các quả nặng, lực kế)
 - Một số hình ảnh liên quan lực ma sát trên máy chiếu (Phụ lục)
 - Nội dung ghi bảng:
 LỰC MA SÁT
1. Đặc điểm của lực ma sát trượt
- Điểm đặt: Tại bề mặt tiếp xúc
- Phương: Cùng phương chuyển động của vật
- Chiều: Ngược chiều chuyển động của vật
- Độ lớn: Fk Fms
2. Cách đo độ lớn lực ma sát trượt
Dùng lực kế kéo vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang
 11 dép thời gian thì lực ma sát làm mòn đế 
 dép; lực ma sát làm mòn lốp xe, lực ma sát 
 giữ cho chân bám chặt tránh trơn trượt;
- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về - HS quan sát và có thể lấy thêm ví dụ khác
lực ma sát trượt, củng cố vai trò và tác hại 
của lực ma sát (Phần phụ lục)
- GV: Vậy đặc điểm của lực ma sát ra sao?
Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong bài mới
- GV ghi mục bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu điểm đặt, phương và chiều và độ lớn của lực ma sát trượt
 Mục đích: 
 - HS nêu được các đặc điểm của lực ma sát trượt
 - HS biết cách đo độ lớn lực ma sát trượt
 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- GV giới thiệu bộ thí nghiệm đo độ lớn - HS thao tác kéo, thảo luận, vẽ hình và trả 
lực ma sát trượt: Hộp gỗ, lực kế, ván lời câu hỏi 3
trượt. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3: Dùng 
lực kế kéo khối gỗ chuyển động thẳng đều 
trên mặt phẳng ngang, sau đó hãy: 
+ Phân tích, vẽ các lực tác dụng lên khối 
gỗ? 
+ Nêu các đặc điểm của lực ma sát trượt? 
 N
(Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn)
+ Đo độ lớn các lực tác dụng lên vật? 
 P
(Cho cả 2 nhóm cùng làm, nhóm nào xong + Có 4 lực tác dụng lên khúc gỗ (h.vẽ)
trước cho trình bày, nhóm khác có thể bổ + Đặc điểm lực ma sát trượt: 
sung ý kiến, GV nhận xét và tính điểm - Điểm đặt: Tại mặt tiếp xúc
cho mỗi nhóm) - Phương: Trùng phương chuyển 
 động của vật
 - Chiều: Ngược chiều chuyển động 
 của vật
 13 tiếp xúc? tiếp xúc
 
- Thông qua kết quả của nhóm 1, GV - HS tìm hiểu đại lượng hệ số ma sát trượt t , 
hướng dẫn HS xác định trong thí nghiệm nó đặc trưng cho bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. 
này thì yếu tố nào không đổi (bề mặt tiếp Từ đó rút ra biểu thức tính độ lớn lực ma sát 
xúc). Thể hiện trong bảng thí nghiệm có F =μ .N
 trượt: mst t
đại lượng nào không đổi (tỉ số F
 mst /N ) - HS tìm hiểu nội dung qua sách giáo khoa
 : F  F  .N
 mst /N= t mst t
 
- GV yêu cầu HS đọc một số giá trị t 
trong bảng sách giáo khoa
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả các thí - HS có dựa vào các đại lượng trong biểu thức 
nghiệm trả lời câu hỏi 5: Nêu cách làm độ lớn lực ma sát trượt để trả lời câu hỏi 5
tăng hoặc giảm độ lớn lực ma sát trượt?
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm - HS củng cố nội dung
của lực ma sát trượt (Điểm đặt, phương, 
chiều và công thức tính độ lớn vừa mới 
đưa ra)
 Hoạt động 4: Vận dụng
 Câu 1: Hãy kể một số cải tiến trong nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông để tăng hoặc 
giảm ma sát mà em biết? Bản thân em đã và sẽ vận dụng những cách này trong đời sống 
hàng ngày như thế nào?
 Câu 2: Công thức của lực ma sát trượt là : 
 A. Fmst t N . B. Fmst t N . C. Fmst t N . D. Fmst t N
 Câu 3: Một khối sắt nặng 40Kg chuyển động trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát 
trượt 0,4. Lực ma sát trượt tác dụng lên khối sắt khi nó chuyển động là:
 A. 16N B. 160N. C. 1600N. D. 1,6
 Câu 4: (Yêu cầu HS tìm hiểu về nhà thông qua bài: “Lực hướng tâm”) Tại sao trong 
những cuộc đua xe qua các đoạn cua có một số vận động viên không giữ được quỹ đạo 
chuyển động mà bị trượt văng ra khỏi đường đua? Những lực nào tác dụng lên xe khi xe 
còn trong quỹ đạo cua và những lực nào tác dụng lên xe khi xe bị trượt văng khỏi quỹ đạo?
 15 PHẦN 4: NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TỐI ĐA 
HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI
 4.1. Những ưu điểm của đề tài:
 - Đối với học sinh: Với những bài giảng được thiết kế theo hướng phát huy tính tích 
cực của học sinh như trên sẽ được học sinh đón nhận một cách tích cực, sáng tạo và rất 
hứng thú. Học sinh được đặt đúng vai trò của mình trong hành trình lí giải các hiện tượng 
trong thực tiễn. Học sinh được trình bày những lí luận của cá nhân trước tập thể nhiều lần, 
qua đó còn rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng trong cuộc sống. Đặc biệt, với phương 
pháp dạy học này thì nhiều học sinh còn tự đặt ra được nhiều tình huống thúc đẩy bản thân 
hoặc nhóm cần phải tìm ra lời giải thích đáng. Riêng đối với bài “Lực ma sát” thì dạy học 
theo hướng này học sinh có thể tự chủ hoàn toàn. Nếu trường hợp học sinh khá học sinh có 
thể trình bày các nội dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên giống như một buổi “seminar”
 - Đối với đồng nghiệp: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có tham khảo ý kiến một 
số đồng nghiệp trong và ngoài chuyên môn. Tôi thấy, sau quá trình hỗ trợ tôi thực hiện đề 
tài thì một số đồng nghiệp cũng cảm nhận được sự chuyển biến tâm lí học sinh trong các 
tiết dạy nên cũng mạnh dạn thay đổi phương pháp theo hướng dạy học tích cực.
 4.2. Những hạn chế của đề tài:
 - Do thói quen tiếp thu kiến thức truyền thống nên sự linh hoạt của học sinh trong các 
tiết đầu còn chậm.
 - Đề tài chỉ mới dừng lại ở thiết kế một giáo án
 4.3. Giải pháp phát huy tối đa hiệu quả đề tài:
 Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học sinh là phương pháp dạy học mà Bộ 
Giáo Dục đã và đang hướng tới. Theo tôi, để đề tài đạt được hiệu quả tối đa thì học sinh 
phải có một tiền đề về lối tư duy tự chủ trong quá trình tiếp nhận kiến thức, giáo viên . 
Giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi, dự kiến các tình huống thật kĩ. Ngoài ra trong 
mỗi dãy học hay phòng học có máy chiếu hỗ trợ thì các tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt hơn.
 17 - Thứ hai, nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn được phép vào phòng 
thí nghiệm chuẩn bị những dụng cụ dạy học cần thiết, tránh việc phải đăng kí, mượn chìa 
khoá rườm rà, mất thời gian. Nên quản lí bằng camera hơn hình thức quản lí đăng kí như 
hiện nay.
 - Nhà trường cũng nên tạo điều kiện cho học sinh đăng kí vào phòng thực hành làm 
thí nghiệm nếu học sinh yêu thích giống như đăng kí đọc sách phòng thư viện như hiện 
nay. Việc quản lí cũng cần có camera giám sát. Nếu có vi phạm sẽ xử lí đúng nội quy, quy 
định của phòng thực hành và của nhà trường.
 19 Hình 4. Thí nghiệm đo lực ma sát trượt
 21 Phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh
 23 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................1
 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................1
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:.......................................................................1
 4. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................................1
 4.1. Nghiên cứu tài liệu: ........................................................................................................1
 4.2. Điều tra:..........................................................................................................................1
 5. Giả thuyết khoa học:.............................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................................3
 PHẦN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI......................................................................3
 1. Cơ sở lí luận: .....................................................................................................................3
 1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:...............................................................................3
 1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực:.............................................................3
 1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?....................................................................3
 Sơ đồ hoạt động của giáo viên và học sinh ....................................................................4
 1.2.2. Nguyên tắc tiến hành phương pháp dạy học tích cực...........................................4
 1.2.3. Các phương pháp dạy học tích cực.......................................................................4
 2. Cơ sở thực tiễn: .................................................................................................................7
 2.1. Thực trạng về phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí ............................7
 2.2. Sự cần thiết của đề tài:................................................................................................8
 PHẦN 2: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY 
 HỌC TÍCH CỰC....................................................................................................................9
 1. Các bước thiết kế...............................................................................................................9
 1.1. Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.............................................................................9
 1.2. Bước 2: Xác định phương pháp và đưa ra ý tưởng thiết kế bài giảng ........................9
 1.3. Bước 3: Tiến hành thiết kế bài giảng........................................................................10
 1.4. Bước 4: Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm..............................................................10
 2. Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực..........................10
 PHẦN 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ KẾT QUẢ HỌC TẬP...........................16
 PHẦN 4: NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TỐI ĐA HIỆU 
 QUẢ ĐỀ TÀI..........................................................................................................................17
 4.1. Những ưu điểm của đề tài: ...........................................................................................17
 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lương Duyên Bình, Sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản, NXB Giáo Dục, 2015
[2]. Lương Duyên Bình, Sách bài tập vật lý 10 cơ bản, NXB Giáo Dục, 2015
[3]. Lương Duyên Bình, Sách giáo viên vật lý 10 cơ bản, NXB Giáo Dục, 2012
[4]. Nguyễn Thanh Hải, Bài tập vật lý định tính và câu hỏi thực tế vật lý 10, NXB 
 Giáo dục, 2009
[5]. Nguyễn Đức Khâm, Phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ 
thông, 
 NXB Đại học sư phạm, 2003
[6]. Nguyễn Thế Khôi, Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo Dục, 2017
[7]. Nguyễn Xuân Thành, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn vật lý 10, 
NXB 
 Đại học sư phạm, 2010
[8]. Lê Trọng Tương, Bài tập vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo Dục, 2010
[9]. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Tài liệu bồi dưỡng năng lực dạy học thí nghiệm vật 
lý 
 cho giáo viên môn vật lý trường trung học phổ thông, Đại Học Vinh, Nghệ An, 
 2017
 27

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_giao_an_bai_luc_ma_sat_theo_p.docx