Tài liệu hướng dẫn ôn tập và tự học môn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020

docx 10 Trang tailieuthpt 96
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu hướng dẫn ôn tập và tự học môn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn ôn tập và tự học môn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020

Tài liệu hướng dẫn ôn tập và tự học môn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020
 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC TỪ 2/3/2020 ĐẾN 
 29/3/2020 (4 TUẦN) MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
I. TUẦN 22 (2/3/2020- 7/3/2020) 
1. Ôn tập kiến thức:
- Phú sông Bạch Đằng:
+Tác giả Trương Hán Siêu ( ?- 1354 ) tự là Thăng Phủ ,người làng Phúc Thành,huyện Yên 
Ninh ( nay thuộc thị xã Ninh Bình),vốn là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng 
Đạo,đời Trần Anh Tông,giữ chức Hàn lâm học sĩ qua mấy triều .
Con người cương trực,học vấn uyên thâm,được vua Trần tin cậy,nhân dân kính trọng.
Khi mất được vua tặng tước Thái bảo,Thái phó,được thờ ở Văn Miếu.
Tác phẩm của ông để lại không nhiều,hiện còn 4 bài thơ và 3 bài văn trong đó có bài Phú sông 
Bạch Đằng.
+Địa danh lịch sử sông Bạch Đằng: Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh,phía gần 
Thủy Nguyên Hải Phòng,nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân 
tộc.Đáng nhớ nhất là các trận thủy chiến: Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán,giết Lưu Hoằng 
Thao (938); Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông-Nguyên,bắt sống Ô Mã Nhi (1288).
+Thể phú: Là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi dùng để tả cảnh vật,phong 
tục,kể sự việc,bàn chuyện đời,
Một bài phú thường gồm 4 đoạn: đoạn mở,đoạn giải thích,đoạn bình luận và đoạn kết.
Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.
2.Nội dung của văn bản:
Phú sông Bạch Đằng :
+ Đoạn mở: Từ đầu-> “luống còn lưu”: Nói lên tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước 
cảnh sắc trên sông Bạch Đằng.
+Đoạn giải thích: Tiếp-> “nghìn xưa ca ngợi”: Các bô lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch 
Đằng.
+Đoạn bình luận: Tiếp-> “chừ lẹ chan”: Các bô lão suy ngẫm và bình luận về chiến thắng trên 
sông Bạch Đằng .
+Đoạn kết:phần còn lại : Lời khẳng định đề cao vai trò,đức độ của con người Đại Việt của các 
bô lão và nhân vật khách.
=>Bài phú thể hiện lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch 
Đằng,ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất đồng thời đề cao vai trò,vị trí của con người 
trong lịch sử.
3. Nghệ thuật của văn bản:
Bố cục chặt chẽ,hình tượng nghệ thuật vừa gợi hình gợi cảm vừa mang ý nghĩa khái quát,triết 
lý.Ngôn ngữ trang trọng ,hào sảng,lắng động.
Tác phẩm đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN.
- Văn thuyết minh:
+ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
+ Dàn ý bài văn thuyết minh
+Tính chuẩn xác,tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
+Phương pháp thuyết minh.
+Tóm tắt văn bản thuyết minh.
2. Bài tập vận dụng:
Phần đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: II. TUẦN 23 (9/3/2020- 14/3/2020) 
A. Ôn tập kiến thức:Đại cáo Bình Ngô
Phần một: Tác giả
I. Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) là con 
của Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) và bà Trần Thị Thái (con của Trần 
Nguyên Đán).
- Ông mồ côi mẹ từ năm 5 tuổi, đến năm 1400, hai cha con ông cùng đỗ Thái học sinh (Tiến 
sĩ) và làm quan dưới Triều Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị đưa sang Trung Quốc. Nghe 
theo lời dặn dò của cha, Nguyễn Trãi vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã 
góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
- Ông giúp Lê Lợi tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi (1428) và thừa lệnh Lê Lợi 
viết Đại cáo bình Ngô. Ông hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước nhưng bị bọn gian 
thần dèm pha, bị nghi oan và không được tin dùng.
- Năm 1439, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, Lê Thái Tông vời ông ra giúp nước lần 
nữa. Năm 1442 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, đến năm 1464 ông mới được vua Lê Thánh Tông 
minh oan.
- Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn. Năm 1980, ông 
được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
II. Sự nghiệp
1. Những tác phẩm chính:
- Nguyễn Trãi tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học như văn chính luận, thơ chữ Hán và 
thơ chữ Nôm.
- Những tác phẩm chính bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai 
thi tập, Chí Linh sơn phú
- Tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Dư địa chí.
2. Nhà văn chính luận kiệt xuất.
- Những tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới triều Lê 
mang tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Đại cáo bình Ngô là áng văn yêu nước của thời đại; là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập 
dân tộc; bản cáo trạng tội ác kẻ thù; bản hùng ca về khởi nghĩa Lam Sơn.
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực với kết cấu chặt chẽ, 
lập luận sắc bén.
3. Nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người 
anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Phẩm chất, ý chí anh hùng luôn ngời sáng trong 
chiến đấu chống ngoại xâm và trong đấu tranh chống cường quyền, bạo ngược. Thơ ông cũng 
mang nỗi đau khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội cũ và mơ ước một xã hội thái bình, 
thịnh trị.
- Tình yêu của ông dành nhiều cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống, tình cha con, 
quân thần, bạn bè... Ông gắn bó tha thiết với quê hương với nỗi nhớ nhung cụ thể, sâu sắc.
Phần hai: Tác phẩm
I. Tiểu dẫn 3/ Xác định điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc 
lập của 2 văn bản trên ?
4/ Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý thức bảo 
vệ tổ quốc của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.
II. LÀM VĂN:
Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết :
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 Anh (chị) hiểu ý nghĩa hai câu đó như thế nào ? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã 
được Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bài “Bình Ngô đại cáo”.
C. Chuẩn bị bài:Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
1. Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
2. Đọc hiểu văn bản:
- Việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?
- Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên điều gì?
- Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ.
- Nêu chủ đề của truyện
III. TUẦN 24 (16/3/2020- 21/3/2020) 
 Ôn tập kiến thức Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ
Phần I. Ôn tập kiến thức cơ bản
I. Đôi nét về tác giả
 - Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự), chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế 
 kỉ XVI
 - Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
 - Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông)
 - Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.
 - Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan 
 điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
II. Đôi nét về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
 1. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
 a) Thể loại truyền kì
 - Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì 
 lạ, hoang đường.
 - Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ 
 có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại
 - Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của 
 hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.
 b) Truyền kì mạn lục
 - Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ 
 XVI
 - Nội dung:
 + Hiện thực xã hội đương thời 2.Theo anh, chị, bài học quan trọng nhất được rút ra từ thông điệp trên là gì?
 3.Tại sao: Chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực 
sự thất bại?
 4.Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng đi từ 
thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên. Hãy nêu 
suy nghĩ của mình.
II.Đề NLVH
 Em hãy lập dàn ý phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
 I. Mở bài
 - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục: Nguyễn Dữ sống vào 
 khoảng thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li 
 kì trong nhân gian
 - Giới thiệu về “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: là một trong 20 truyện của tập truyền 
 kì mạn lục kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.
 II. Thân bài
 1. Giới thiệu khái quát về nhân vật Ngô Tử Văn
 - Tên họ: Ngô Tử Văn, tên là Soạn
 - Quê quán: huyện Yên Dũng, tỉnh Lạng Giang
 - Tính tình: khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được
 → Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo cách mở truyện truyền thống của văn học trung 
 đại tạo sự chú ý của người đọc
 2. Ngô Tử Văn – người đốt đền tà
 - Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn 
 ma tiên tướng giặc
 - Hành động của Ngô Tử Văn:
 + Tắm gội sạch sẽ, khấn trời
 → Thái độ tôn kính, nghiêm túc
 + Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi
 → Thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân
 ⇒ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ, tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm, vì dân trừ hại, 
 có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
 - Sau khi đốt đến, Tử Văn bị bệnh, mơ thấy có người đòi đền nhưng chàng vẫn thản nhiên, 
 mặc kệ
 - Cuộc giáp mặt giữa Ngô Tử Văn và tên tướng giặc:
 + Tên tướng giặc: trách mắng, đòi trả tiền, đe dọa
 + Ngô Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
 → Thái độ của con người tin vào việc làm chính nghĩa
 - Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công
 + Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác 
 quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn. bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung 
 thần và đối chất với Diêm Vương
 → Ngô Tử Văn không chiến đấu đơn độc àm có sự giúp đỡ của thổ công
 ⇒ Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bất ngờ, kết hợp với yếu tố kì ảo dày đặc.đã 
 khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, bản 
 lĩnh, kiên cường và giàu tinh thần dân tộc.
 3. Ngô Tử Văn bị bắt dẫn xuống Minh Ti và thắng kiện + 16 câu đầu: Cảm hứng chủ đạo là buồn, nhớ,day dứt và lo lắng.
. Người chinh phụ ngóng chồng hết ngày dài lại đến đêm thâu:ngày dạo hiên vắng, hết kéo 
rèm lại buông rèm,hết ngóng chim thước lại dõi bóng hòe, đêm nghe tiếng gà,trông ngọn đèn 
tàn mà thêm não nề, hy vọng chinh phụ trở về ngày càng lụi tắt.
. Muốn thoát khỏi tâm trạng u uất, chán chường hết đốt hương, soi gương lại gảy đàn..nhưng 
làm gì cũng khiến nàng thêm nhớ chồng.Nàng không thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn 
thương,nhớ,buồn,sầu.
+ 12 câu tiếp: Chinh phụ bộc bạch nỗi nhớ chồng nơi phương xa.
. Đợi tin chồng không được, chỉ biết gợi tất cả tâm tư theo ngọn gió mùa xuân mang đến nơi 
biên ải cho chồng, cả tác giả và dịch giả diễn tả nỗi nhớ thương buồn khổ trải dài trải rộng 
theo không gian, thời gian
. Mang tâm trạng buồn thương người chinh phụ nhìn thiên nhiêm cũng ảm đạm, cảnh và tình 
đã cùng hòa thành một.
+ 8 câu cuối: Thiên nhiên tiếp tục làm nổi bật thêm nỗi cô đợn người chinh phụ.
. Xuất hiện hình ảnh thiên nhiên hoa-nguyệt giao hòa quấn quýt gợi cho chinh phụ ý thúc về 
hạnh phúc lứa đôi nhưng càng khao khát thì hiện thực lại càng phũ phàng 
. Kết thúc đoạn trích là bi kịch của thiếu phụ về sự lụi tàn của tuổi trẻ, mà hạnh phúc sum vầy 
vẫn là viễn cảnh xa vời.
* Nghệ thuật:
- Thể thơ song thất lục bát, ngôn ngữ thơ hàm súc,gợi cảnh,tình..tạo nhịp thơ buồn man mác.
- Hệ thống từ láy tượng thanh, tượng hình,hình ảnh thơ ước lệ..chân dung u sầu người chinh 
phụ.
- Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật sắc sảo,ngôn ngữ độc thoại nội tâm,tả cảnh ngụ 
tình.
2. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Đọc hiểu
..Trong khi các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu vất vả tìm ra những lí thuyết,những 
học thuyết mới,thì chúng ta lại quên đi những nguồn lực vô cùng quý giá này.Tình yêu là ánh 
sáng soi rọi những nơi u uất nhất trong tâm hồn con người, chúng được chúa tạo ra là là để 
con người biết cho đi và được nhận lại.tình yêu là năng lượng, bởi vì khiến chúng ta cảm thấy 
hấp dẫn và bị thu hút bởi một người khác. Giúp chúng ta thay đổi và vươn đến những điều tốt 
đẹp.
Tình yêu, bản thân nó đã mang trong mình sức hấp dẫn kỳ diệu, nó tiêu diệt sự ích kỷ, khiến 
con người ta nhân văn hơn, hạnh phúc hơn.Tình yêu là điều không thể che giấu và cần được 
trao đi. Bởi vì có tình yêu chúng ta mới sống, mới tồn tại.Tình yêu khiến chúng ta thêm hy 
vọng để tiếp tục sống.Nhưng cũng bởi tình yêu mà chúng ta sẵn sàng hy sinh cho nhau.Tình 
yêu là chúa trời, chúa trời cũng là tình yêu
 ( Bức tâm thư của Anh-Xtanh giành cho con gái- Nguồn Internet)
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
2. Nêu nội dung chính của văn bản?
3.Trình bày suy nghĩ của A/chị về câu nói:Tình yêu, bản thân nó đã mang trong mình sức hấy 
dẫn kỳ diệu,nó tiêu diệt sự ích kỷ, khiến con người ta nhân văn hơn, hạnh phúc hơn ?
4. Thông điệp nào trong đoạn rtichs có ý nghĩa nhất đối với A/chị ?
Câu 2: Làm Văn

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_huong_dan_on_tap_va_tu_hoc_mon_ngu_van_lop_10_tuan.docx