Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

docx 6 Trang tailieuthpt 94
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC TUẦN 24 TỪ 16/3/2020 
 ĐẾN 21/3/2020 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
 II. TUẦN 24 (16/3/2020- 21/3/2020) 
A. Ôn tập kiến thức:Đại cáo Bình Ngô
 a. Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao 
 cho Nguyễn Trãi viết bài cáo đề tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hhái niệm: là thể văn 
 nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày 
 một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
 b. Ý nghĩa nhan đề:
 - Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo → dịch ra tiếng Việt: Đại cáo bình Ngô.
 - Giải nghĩa:
 + Đại cáo: bài cáo lớn → dung lượng lớn.
 → tính chất trọng đại.
 + Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
 + Ngô: giặc Minh.
 → Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.
 c. Đọc hểu văn bản:
 Đoạn 1
 * Tư tưởng nhân nghĩa 
 – Khái niệm tư tưởng nhân nghĩa:
 + Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên 
 cơ sở tình thương và đạo lí.
 + Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
 – Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân và trừ bạo
 -> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểmlấy dân làm gốc
 ” Đây cũng là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại 
 Việt).
 ” Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
 – Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là ‘yên dân’, ‘trừ bạo’. Yên dân cho dân được 
 an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong 
 hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là người dân 
 Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ thù tàn bạo chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với 
 Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những 
 trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội 
 dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân 
 nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt 
 Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung 
 nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc.
 * Quan niệm về quốc gia độc lập:
 – Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền 
 văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
 – Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về 
 quốc gia, dân tộc.
 – Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, 
 dân tộc. So với thời Lý học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. +Chúng khủng bố, tàn sát nhân dân ta từ người già, phụ nữ đến cả trẻ em trong biển 
máu:
 “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
 +Chúng gian trá, xảo quyệt, lừa lọc:
 “Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế”
 +Bọn giặc động binh không ngừng:
 “Gây binh kết oán trải hai mươi năm”
 +Bọn giặc bóc lột nhân dân ta tàn tê bằng thuế khóa nặng nề, phu phen liên miên:
 “Nặng thuế kóa sạch không đầm núi”
 “Nặng nề những nỗi phu phen”
 +Tội ác của quân thù khiến trời đất đảo lộn, đất nước ta xơ xác tiêu điều, sản xuất đình 
đốn, đời sống nhân dân khổ cực:
 “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”
 “Tan tác cả nghề canh cửi”
 +Người dân khốn khổ điêu linh bị dồn đến con đường cùng:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
 Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”
 +Hình ảnh điêu đứng, thê thảm của người dân hoàn toàn đối lập với hình ảnh giặc 
Minh- những con quỷ sống, những tên đao phủ:
 “Thằng há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán”
 +Sự độc ác nham hiểm của kẻ thù khủng khiếp vô cùng khiến trời không dung, đất 
không tha, thần và người đều không chịu được:
 “Độc ác thay, trúc Lam Sơn không ghi hết tội
 Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
 →Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản vì quyền sống của người dân vô tội để tố 
cáo lên án tội ác của kẻ thù, thể hiện sự khinh bỉ, căm uất “bọn cuồng Minh” cũng như nỗi 
đau xót nghẹn ngào trước sự đau thương tang tóc mà nhân dân ta phải gánh chịu. Vì thế có thể 
nói “Bình Ngô đại cáo” chứa đựng những yếu tố của một tuyên ngôn nhân quyền.
Đoạn 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a, Hình tượng chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian nan buổi đầu cuộc khởi nghĩa Lam 
Sơn.
 -Ở giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã tập trung khắc họa hình tượng 
chủ tướng Lê Lợi với đặc điểm chủ yếu là hình tượng tâm lí, bằng bút pháp tự sự-trữ tình; qua 
đó phản ánh những khó khăn, gian khổ buổi đầu và ý chí đấu tranh giải phóng đất nước của 
quân dân Đại Việt.
 - Nét độc đáo của hình tượng Lê Lợi là sự kết hợp thống nhất giữa con người bình 
thường và lãnh tụ nghĩa quân: Bình tường từ nguồn gốc xuất thân: “chốn hoang dã nương 
mình” (Lê Lợi vốn là hào trưởng-địa chủ ở Lam Sơn), cách xưng hô khiêm nhường “ta”. 
Nhưng “Bình Ngô đại cáo” cũng khắc họa được hình ảnh phi thường của vị chủ tướng của 
nghĩa quân Lam Sơn. Niềm căm thù giặc sâu sắc của Lê Lợi cũng chính là nỗi hờn căm ngút 
trời của toàn thể dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ:
 “Ngẫm thù lớn há độ trời chung
 Căm giặc nước thề không cùng sống”
 +Chính bởi niềm căm thù không độ trời chung ấy mà vị lãnh tụ nghĩa quân quyết tâm 
nuôi chí phục thù: Đánh một trận, sạch không 
 Đánh hai trận tan tác chim muông.
 Nổi gió to trút sạch lá khô,
 Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.”
 -Hình ảnh kẻ thù hiện lên với những dáng vẻ tội nghiệp, đáng thương, ham sống sợ 
chết tôn thêm khí thế hào hùng, hùng dũng của nghĩa quân. 
 -Tư tưởng nhân nghĩa của thấm đẫm trong từng câu chữ trong bài Cáo, ngời sáng 
trong từng hành động của nghĩa quân. 
 +Việc tha chết cho kẻ thù, cấp thuyền bè và ngựa cho bọn chúng về nước đã khẳng 
định tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của khởi nghĩa Lam Sơn. 
 +Hành động cao quý đó không chỉ thể hiện đức hiếu sinh, lòng nhân đạo, tình yêu 
hòa bình của nhân dân ta mà còn làm sáng ngời tư tưởng cốt lõi đã nêu ở đầu bài: nhân nghĩa- 
yên dân- trừ bạo. Đã trừ bạo, trừ giặc xong, hòa bình đã lập lại nhưng còn phải nghĩ tới quan 
hệ lâu dài với nước lớn, làm sao củng cố nền hòa bình lâu dài để muôn dân an cư lạc nghiệp 
không còn phải lo binh đao, không phải đổ núi xương sông máu. 
 +Hành động của nghĩa quân Lam Sơn chính là sách lược để tính kế lâu dài bền 
vững cho non sông và muôn dân Đại Việt.
Đoạn 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
 Nguyễn Trãi tuyên bố nền thái bình, độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, tương lai 
huy hoàng rực rỡ với giọng văn trịnh trọng, trang nghiêm, vui mừng, sảng khoái:
 “Xã tắc từ đây vững bền
 Giang sơn từ đây đổi mới
 Kiền khôn bĩ mà lại thái
 Nhật nguyệt hối mà lại minh”
 Nguyễn Trãi nêu rõ bài học lịch sử: Điều kiện thiết lập sự vững bền là sự thay đổi, 
phục hưng. Nguyên nhân thắng lợi là sự kết hợp sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên 
và quy luật thịnh-suy-bĩ-thái mang đậm tính triết lí phương Đông để khẳng định niềm tin và 
quyết tâm xây dựng đất nước của toàn dân tộc.
Tổng kết
 “Bình Ngô đại cáo” là áng văn yêu nước của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ 
quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 
Tác phẩm cũng là đỉnh cao của nghệ thuật chính luận tài tình và cảm hứng trữ tình sâu sắc.
B. Bài tập vận dụng:
I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
1) Sông núi nước Nam, vua Nam ở
 Rành rành định phận tại sách trời
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
 (Sông núi nước Nam, SGK, Ngữ văn 7)
(2) “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
 Như nước Đại Việt ta từ trước,
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
 Núi, sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_10_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.docx