Tài liệu ôn tập Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020

docx 15 Trang tailieuthpt 74
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020

Tài liệu ôn tập Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 22-25 - Năm học 2019-2020
 TÀI LIỆU ÔN TẬP THÁNG 3/ 2020
 MÔN NGỮ VĂN 11
A- TUẦN 22 (Từ ngày 2/3/2020- trước tiết kiểm tra BV số 6)
BÀI: VỘI VÀNG (Xuân Diệu)
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học 
phong phú. Trong phong trào thơ mới (1932- 1945), ông được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong 
các nhà thơ mới.
- Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một 
quan niệm sống mới mẻ và những cách tân nghệ thuật đầy táo bạo. Gọng thơ XD bao giờ cũng sôi 
nổi, đắm say: “lúc vui cũng như lúc buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”. 
2. Tác phẩm:
Rút từ tập: Thơ thơ (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ « 
mới nhất trong các nhà thơ mới »
II. Nội dung, nghệ thuật của bài thơ :
1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
* Khát vọng của Xuân Diệu.
Tôi muốn:
- Tắt nắng -> cho màu đừng nhạt
- Buộc gió ->cho hương đừng bay đi
Điệp từ “ tôi muốn” kết hợp động từ mạnh “tắt, buộc” ->Thể hiện một ý muốn quá táo bạo, muốn 
đoạt quyền của tạo hóa, muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc, giữ cái 
đẹp của trần thế.
=> Ý tưởng có vẻ “ngông cuồng” xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống tha thiết, say mê.
* Tâm trạng vui tươi trước cảnh sắc thiên nhiên:
- Điệp từ “này đây” liên tục, dồn dập -> thể hiện tiếng reo vui của tác giả trước sự bất tận của thiên 
nhiên khi mùa xuân tới.
- Liệt kê: Ong bướm – tuần tháng mật
Hoa – đồng nội xanh rì
Lá – cành tơ phấp phới
Yến anh – khúc tình si
Anh sáng – chớp hàng mi
-> Tất cả gần gũi, quen thuộc xung quanh cuộc sống, được tác giả so sánh và cảm nhận như vẻ đẹp, 
sự ngọt ngào của tình yêu con người trong độ xuân tình.
-> Nhịp thơ nhanh gấp gáp, từ ngữ giàu hình ảnh ->Tất cả đang ở thời kì sung mãn nhất, sức sống 
căng đầy nhất. Đó là mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy hương sắc.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: Cách so sánh độc đáo, táo bạo, bất ngờ đầy sức khơi gợi- 
> gợi cho ta thấy nét đẹp mơn mởn tơ non, đầy sức sống và vô cùng quyến rũ không thể nào cưỡng 
lại được của cuộc sống, của mùa xuân.
=> Trong đôi mắt Xuân Diệu, cuộc sống xung quanh đầy sức sống, thiên nhiên đầy xuân sắc, xuân 
tình. Nhà thơ khao khát đón nhận tất cả.
2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
 1 - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ
- Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nỗi, hối hả, cuồng nhiệt...
2. Ý nghĩa : quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát 
khao giao cảm với đời
* Các dạng đề thi :
Câu 1: Khao khát giao cảm với đời, ham muốn sống mãnh liệt trong tuổi trẻ và tình yêu là đặc điểm 
nổi bật của thơ Xuân Diệu.
 Anh (chị ) hãy phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ “ Vội vàng” của Xuân Diệu để làm sáng tỏ 
nhận định trên.
Câu 2: Ta muốn ôm
 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
 Và non nước, và cây và cỏ rạng,
 Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
 Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
 - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
 Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được quan niệm sống của Xuân Diệu. 
BÀI: TRÀNG GIANG (HUY CẬN)
I. Huy Cận và bài thơ Tràng giang
1. Tác giả Huy Cận (1919-2005)
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não, chất 
chưá nỗi buồn sầu, lạc lõng, bơ vơ.
- Sự nghiệp văn học: Chia làm 2 giai đoạn:
* Trước cm tháng 8:Ông là nhà thơ lãng mãn với các tập thơ:Lửa thiêng, Kinh cầu tự,Vũ trụ ca
* Sau cm tháng 8:Huy Cận là nhà thơ cách mạng với các tập thơ:Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở 
hoa,Chiến trường gần đến chiến trường xa...
- Phong cách thơ:
+ Thơ HC hàm xúc, giàu chất suy tưởngtriết lí và chất chưá nỗi buồn.
+ Ông luôn khát khao và lắng nghe sự hòa điệu giữa hồn người và tạo vật (là nhà thơ ám ảnh bởi 
không gian )
+ Thơ ông đậm đà màu sắc cổ điển.
2. Bài thơ Tràng giang
- Xuất xứ: In trong tập Lửa thiêng (1940) là tập thơ đầu tay và cũng là tiêu biểu nhất của Huy Cận 
trước CMT8. Bài thơ là 1 trong những thi phẩm xuất sắc kết tinh phong cách NT thơ Huy Cận.
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ đc viết vào mùa thu năm 1939 cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh 
sông Hồng mênh mông sóng nước.
- Nhan đề: 
+Là từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) gợi không khí cổ kính.
+ Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
 Gợi không khí cổ kính, khái quát nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
- Lời đề từ: Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tgiả
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát
+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
 3 - Cụm từ: Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu gợi sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng 
gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn.
Với sự kết hợp từ tài tình, âm hưởng trầm bổng, nghệ thuật đối lập..,cảnh được cơi nới ra rộng lớn. 
Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín, tất cả đều vắng vẻ, yên 
ắng lòng người đã buồn lại càng sầu buồn hơn, nỗi cô đơn vì thế được khơi sâu thêm.
*Kết bài: Nêu cảm nhận của em về 2 khổ đầu bài thơ Tràng giang
III. Bài tập tự luyện
 “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
 Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
 Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
(Trích Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11 Cơ bản, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2013, tr.29)
 Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ trên.Từ đó, làm rõ những thành công về nghệ thuật được tác giả 
sử dụng trong khổ thơ.
2. Cảm nhận của anh/ chị về không gian và thời gian trong bài thơ Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 
11 Cơ bản, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2013, tr.29.
BÀI: ĐÂY THÔN VĨ DẠ (HÀN MẶC TỬ)
I- Kiến thức cơ bản về tác giả- tác phẩm: 
1. Tác giả: 
- Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ 
ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy 
bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. 
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ 
mới.. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn 
tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. 
2. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” rút từ tập Thơ Điên (1938), có thể xem là một chủ âm trong cây đàn 
thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của thi đàn Thơ mới. Tìm hiểu thế giới 
nghệ thuật của bài thơ sẽ giúp người đọc hoá giải được phần nào lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh 
liệt nhưng đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Nội dung tự thân của bài thơ đã vượt ra khuôn khổ 
của một kỉ niệm riêng tư. Được gợi hứng từ tấm thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần là những lời 
vịnh cảnh, vịnh người từ tấm thiếp mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu cháy bỏng 
nhưng vô vọng; một niềm khao khát sống, thiết tha gắn bó với cuộc đời, nhất là lúc nhà thơ đang mắc 
phải căn bệnh hiểm nghèo.
3. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ: 
Khổ thơ đầu:
- Câu hỏi: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
+ Ao ước về thôn Vĩ bên trong toát ra bên ngoài thành lời mời mọc.
+ Hoài niệm chua xót bên trong trong bộc lộ ra bên ngoài thành niềm khát khao rạo rực; là niềm xót 
xa, nuối tiếc.
-> Sự phân thân và sắc thái phức tạp đan xen đã cho thấy nỗi ước ao trở về thôn Vĩ vừa mãnh liệt, 
vừa uẩn khúc, có chút gì đó như là là mặc cảm về khả năng thực hiện của mình.
- Những câu tiếp, nhà thơ vẽ lên bức tranh phong cảnh Huế tuyệt đẹp: hình ảnh nắng hàng cau tinh 
khôi tươi tắn; cây cau trở thành thứ thước đo ánh sáng; câu 3 là cái nhìn toàn cảnh khu vườn, giống 
như một viên ngọc lớn
- Câu cuối là sự xuất hiện của h/a con người qua “mặt chữ điền” vuông vắn, phúc hậu làm cho bức 
tranh phong cảnh trở nên nền nã, hài hoà hơn.
 5 - Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ viết về Huế, viết cho Huế, bộc lộ lòng mến yêu của tác giả trước một 
xứ sở đẹp và thơ, với những hình ảnh của cảnh và người xứ Huế thơ mộng. Khổ thơ bình giảng là khố 
thơ thứ hai
THÂN BÀI
1. Dẫn dắt: Sự thay đổi về không gian, thời gian, tâm trạng từ khổ 1 sang khổ 2. 
2. Phân tích: 
- Ở khổ thơ này, tâm trí Hàn Mặc Tử hướng về một hình ảnh không thể tách rời thôn Vĩ Dạ, đó là 
dòng sông Hương với hai nét tiêu biểu cho xứ Huế là êm đềm và thơ mộng, đồng thời ẩn sâu trong đó 
biết bao cảm xúc, suy tư của nhà thơ: Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa 
bắp lay => Hai câu thơ tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế: gió mây nhè nhẹ bay đi, 
dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa. Biện pháp nhân hóa với cả gió, mây và dòng sông đã 
tạo sắc thái cảm xúc ở hai câu thơ này. Gió thổi mây bay và nhờ gió mà dòng sông mới có sóng, có 
sự sống động nhưng ở đây mây và gió lại rời xa nhau. Sự chuyển động ngược chiều của gió mây làm 
tăng thêm cái trống vắng của không gian; hay nói đúng hơn, rất ít mây và gió nên dòng sông lặng lẽ 
buồn thiu và cây cỏ bên bờ chỉ lay động rất nhẹ. Nhìn chung, đó là một hình ảnh đẹp nhưng cũng thật 
lạnh lẽo, dường như phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự thờ ơ, xa cách của 
cuộc đời đối với mình.
- Hai câu thơ sau cho thấy tâm hồn nhà thơ buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa tình yêu với con 
người và thiên nhiên xứ Huế. Đây là cảnh thực mà như hư ảo, vì dòng sông không còn là dòng sông 
của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, hay đây là dòng ánh sáng tuôn 
chảy khắp vũ trụ làm cho không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mang. Cũng vì thế, con thuyền 
vốn có thực trên dòng sông đã trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, đậu trên bến sông trăng để 
chở trăng về một nơi nào đó trong mơ. Có thể nói ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử đã phác họa được 
nét dẹp của sông Hương là vẻ huyền ảo, thơ mộng dưới ánh trăng. Đến câu thơ thứ hai, con thuyền, 
dòng sông, ánh trăng trong sự hồi tưởng quá khứ ấy lại gắn với cảm nghĩ của nhà thơ trong hiện tại, 
bởi vì nhà thơ mong muốn con thuyền chở trăng về kịp tối nay chứ không phải một tối nào khác. Phải 
chăng trong cái tối nay đó, một buổi tôi thật buồn và cô đơn, nhà thơ có điều gì muốn tâm sự mà 
riêng chỉ có trăng mới hiểu được nhà thơ? Điều đó cho thấy Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, trăng là người 
bạn thân thiết củanhà thơ. Cũng như nhà thơ rất yêu xứ Huế nhưng dường như cảnh Huế, người Huế 
không hiểu được, không đáp lại tình yêu ấy nên nhà thơ mới phải mong muốn tâm sự với một người 
bạn nơi xa vời là vầng trăng - ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa, khi có trăng bầu bạn thì con người sẽ bớt 
cô đơn.
3. Đánh giá:
- Cách cảm nhận thiên nhiên: Thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, huyền ảo nhưng chan chứa nỗi buồn và 
sự chia lìa, xa cách-> quy chiếu bởi cái nhìn mang đậm mặc cảm chia lìa. 
- Tâm trạng: vừa phấp phỏng lo âu, vừa thiết tha, hy vọng-> tình yêu cuộc đời tha thiết. 
 KẾT BÀI
- Cùng với khổ đầu và khổ cuối, khổ thơ thứ hai của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã dệt nên những hình 
ảnh thơ bằng một thứ ngôn từ trong suốt, đẹp đẽ và gợi cảm, đọng lại trong tâm hồn người đọc những 
ấn tượng da diết, khó phai mờ về một xứ Huế thơ mộng và thân thương.
- Người đọc yêu mến bài thơ, vì biết rằng bài thơ này đã được tác giả viết ra từ một tâm hồn đau 
khổ, nhưng luôn gắn bó thiết tha với cuộc đời và con người bằng một tình yêu trần thế.
2. Đề tự luyện: Mở đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (SGK Ngữ văn 11, tr 39- NXB Giáo dục 2018), 
nhà thơ Hàn Mặc Tử đưa người đọc vào một thế giới tươi đẹp, tinh khôi, tràn đầy sức sống:
 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
 7 bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi 
của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ 
những nhịp đập yêu thương
 (Trích "Lời khuyên cuộc sống...")
 3. Thao tác lập luận chứng minh:
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải 
phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, 
chặt chẽ và hợp lí.
- Ví dụ: 
Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn 
hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt 
Nam. Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình 
ảnh người tiên phong này. Nếu bạn hỏi "Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ "khác biệt"? 
Câu trả lời dễ dàng nhận được là "Trung Nguyên". Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và 
văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu. Trung Nguyên đã thật sự thu hút tầng lớp trung 
lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam."
(Trích Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên - Diễn đàn Ý tưởng làm giàu – Báo Vietnet, 
19/5/2014)
4.Thao tác lập luận so sánh: 
Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan 
điểm, ý kiến của người viết.
- Ví dụ: 
 Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua trước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho 
dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, 
mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi 
trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải 
“dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm 
những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
 (Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
5.Thao tác lập luận bình luận:
Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến 
nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
- Ví dụ: 
 Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người 
làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc 
nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi 
người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn 
hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời 
gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận 
động, điểm vui chơi,...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy 
càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn 
 9 rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t 
(tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), 
thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng 
phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội 
dung văn bản.
4 :“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá 
chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng 
rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi 
công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết 
nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu 
chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có 
bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng 
tưởng như mình lạc sang một nước khác”. (Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
5. “ Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước 
mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn 
ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ 
của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
 Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại 
không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài 
của con người? Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì 
người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. ” (Nguyễn An 
Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Thứ sáu, 27/12/2019, 14:03 (GMT+7)
C- TUẦN 24, 25 (Từ 15/3)
BÀI: TỪ ẤY (TỐ HỮU)
I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm (mười sáu tuổi đã tham gia phong trào đấu tranh của học 
sinh sinh viên, mười tám tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương). Cả cuộc đời ông gắn 
bó với cách mạng
- Với Tố Hữu lí tưởng đấu tranh cách mạng là lẽ sống và cũng là nguồn cảm hướng vô tận của thi ca
- Các tác phẩm chính:
 + thơ: Lượm (1949), Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và 
Hoa (1977), Từ Cuba, Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)
 + Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời đại ta, Cuộc sống 
cách mạng và văn học nghệ thuật
- Đặc điểm sáng tác:
 + Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song 
hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng nhà thơ
 + Thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ 
thuật
II. Đôi nét về tác phẩm Từ ấy (Tố Hữu)
1. Hoàn cảnh sáng tác
 11 – “Từ ấy” ở đây chính là thời điểm 1938, khi nhà thơ Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, ánh sáng 
chân lí ở đây chính là cách nói ẩn dụ về tư tưởng, chủ nghĩa Mác- Lê-nin.
– “Chói” là hành động chiếu sáng đầy mạnh mẽ, cách sử dụng động từ mạnh nhằm thể hiện chân thực 
sự xúc động mạnh mẽ
– Để làm nổi bật lên niềm vui sướng tột cùng đó, nhà thơ đã sử dụng so sánh đặc biệt “Hồn tôi là một 
vườn hoa lá”.
– Hình ảnh khu vườn gợi cho độc giả những cảm nhận về sự sống tràn ngập âm sắc “đậm hương”, 
“rộn tiếng chim”.
– Các từ ngữ đậm, rộn như mang đến cho khu vườn một sức sống dạt dào, nó cũng là sự rộn rã, 
phong phú của tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng.
 Kết luận
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn trong khổ thơ đầu, tác giả Tố Hữu không chỉ thể hiện được niềm vui 
sướng khi được giác ngộ cách mạng mà còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng 
đúng đắn mà mình đã lựa chọn.
2. Đề tự luyện: Chất trữ tình- chính trị là một đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu.
 Anh/chị hãy phân tích bài thơ Từ ấy để làm sáng tỏ điều đó. 
BÀI: CHIỀU TỐI (MỘ)- HỒ CHÍ MINH
I- Củng cố kiến thức cơ bản:
1. Tác giả: Phong cách Hồ Chí Minh rất hấp dẫn, độc đáo, đa dạng mà rất thống nhất: 
 * Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết 
phục, đầy tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp. 
* Truyện, ký của Người được viết với bút pháp rất hiện đại, đầy sáng tạo, thể hiện tính chiến đấu 
mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. 
* Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh; lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ 
mang màu sắc dân gian, kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, lấp lánh chất 
thép mà chứa chan chất tình, có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
2. Bài thơ Chiều tối: 
- Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù”: Tháng 8/1942, với danh nghĩa là đại biểu của VN độc lập 
đồng minh hội và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN, Hồ Chí Minh sang TQ để tranh thủ sự 
viện trợ của thế giới. Sau nừa tháng đi bộ, vừa đến Quảng Tây, Bác bị bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 
tháng tù, tuy bi đày ải vô cùng cực khổ nhưng Bác vẫn làm thơ. Người sáng tác 134 bài bằng chữ 
Hán, đặt tên là Ngục trung nhật ký.
- Bài thơ Chiều tối
+ Là bài thơ thứ 31 của tập thơ được Bác sáng tác vào mùa thu 1942, trên đường từ Tĩnh Tây đến 
Thiên Bảo. Đó là một buổi chiều tối, tuy đã trải qua một ngày gian lao nhưng Bác vẫn bị giải đi trên 
đường và trước mắt là một đêm trong nhà giam chật hẹp, bẩn thỉu.
+ Bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình HCM: nhà thơ không bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ mà thông qua cách 
cảm nhận hình ảnh, cảnh vật khách quan.
a. Nội dung:
* Hai câu thơ đầu:
+ Bức tranh thiên nhiên:
. Không gian: Rộng lớn, thanh vắng- Nổi bật sự lẻ loi, cô đơn
. Thời gian: Chiều tối – Cuối ngày, cần được nghỉ ngơi.
. Điểm nhìn: Dưới lên cao- Ung dung, lạc quan
. Cảnh vật: Hai hình ảnh: Chim và Mây
 13 – Không gian rộng lớn cao xa, thoáng đãng nhưng gợn buồn ở sự trống vắng, lẻ loi.
– Đây là những chi tiết quen thuộc trong thơ ca tạo ra cho bài thơ mang một màu sắc cổ điển
– Bức tranh cảnh vật mang nét đặc trưng của thơ cổ ướt lệ, tượng trưng nhưng vẫn rất gần gũi hoà 
hợp với nhân vật trữ tinh, cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn hay chính là sự mỏi mệt của 
người tù sau một ngày đầy ải, chòm mây lẻ loi hay chính là nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách 
quê người, cảnh vật được bao phủ bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình, người tù như tìm thấy sự đồng 
cảm, sẻ chia từ thiên nhiên.
* "Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng"
+ Ấm áp, vui vẻ
– Hình tượng thơ đã có sự chuyển động của thiên nhiên chuyển sang cuộc sống con người, tâm trạng 
nhà thơ đang buồn cũng trở nên vui tươi, dường như nhà thơ đã quên hẳn nỗi buồn của riêng mình để 
hoà nhập vào niềm vui của mọi người.
– Hình ảnh cô gái không phải thoáng qua để trang điểm cho bức tranh mà là trọng tâm của bức tranh, 
cũng không phải cô gái khuê các, lãng mạn mà là người lao động, cái đẹp trong cuộc sống đã đi vào 
trong thơ một cách tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, sinh đọng, bếp lửa rực hồng gợi nên một 
gia đình ấm áp, sum họp, nó là vẻ đẹp của cuộc sống, đồng thời cũng là niềm khao khát mái ấm gia 
đình.
– Chuyển động thời gian bằng bút pháp liên tưởng rất đặc trưng của thơ Đường:dùng cái sáng để tả 
cái tối. Chỉ khi bóng tối đã bao trùm thì bếp lửa mới rực hồng.
– Bản dịch thêm vào chữ "tối" không sai nhưng làm mất đi cái ý vị của thơ Đường.
2. Đề tự luyện: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”.
LƯU Ý: Trên đây là những KTCB, cốt lõi cho từng tuần học cụ thể. HS ôn tập kiến thức từng 
tuần. Tuy nhiên, có 3 bài thơ mới (Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ) và 2 bài thơ cách 
mạng (Chiều tối, Từ ấy), HS cần phải tiếp tục ôn tập, sưu tập dạng đề phong phú hơn, từ lập dàn 
ý để sử dụng cho bài Kiểm tra kết thúc học kỳ II. 
 15

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_11_tuan_22_25_nam_hoc_2019_2020.docx