Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24, Bài: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thư

docx 5 Trang tailieuthpt 94
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24, Bài: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24, Bài: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thư

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24, Bài: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thư
 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 11
 TUẦN 24 (Từ ngày 19/3)
 GV biên soạn: Nguyễn Thị Thư
A- KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả
1.Tiểu sử:
 - Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969), quê 
ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu 
nước.Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
- Thời trẻ học chữ Hán ở nhà, sau học tại Trường Quốc học Huế, rồi học ở Trường Dục Thanh 
- trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (Bình Thuận).
 Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hoà 
bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
 - Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng 
Cộng sản Pháp.
 - Người chủ trì Hội nghị thống nhấtcác tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành 
lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 – 2 – 1930.
 - Tháng 2 – 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ngày 13 – 08 – 1942, Người 
sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, nhưng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch 
bắt giữ và giam 13 tháng, trải qua 18 nhà tù.
 - Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, 
ngày 2 – 9 – 1945, Tuyên ngôn Độc lập được đọc tại quảng trường Ba Đình.
- Người khai sáng sự nghiệp cách mạng vĩ đại; đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Người đặt 
nền móng vững chắc cho văn học cách mạng Việt Nam.
Người được UNESCO suy tôn “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”.
2. Những nhân tố tác động tới sự hình thành nhân cách và phong cách Hồ Chí Minh:
- Thời đại: đất nước nô lệ, nhân dân điêu linh, gia đình ly tán.
- Quê hương: Nghệ An- mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa, truyền thống 
yêu nước và cách mạng.
- Gia đình: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà nho-> thừa hưởng vốn văn hóa Hán học.
- Tố chất bẩm sinh của người nghệ sĩ: thông minh thiên bẩm.
3. Di sản văn học văn học HCM
- Văn chính luận : Những áng văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ 
sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng của một trái tim vĩ đại - để đấu tranh chính trị. Tác phẩm tiêu 
biểu :
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp).
+ Tuyên ngôn Độc lập (1945).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966).
+ Di chúc (1969).
 - Truyện và kí : Viết trong thời gian hoạt động ở Pháp nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn 
bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai, đồng thời đề cao những tấm gương yêu 
nước và cách mạng. Tác phẩm tiêu biểu :
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922).
+ Con người biết mùi hun khói (1922).
 1 ra, đây vẫn là buổi chiều nay, với cảnh thật và người thật (người tù - nhà thơ) đang tận mắt 
nhìn ngắm.
 Bức tranh phong cảnh kia tuy đẹp và nên thơ nhưng vẫn có nét buồn. Quyện nghĩa là mỏi, 
chán, mỏi mệt. Tầm là tìm kiếm. Cánh chim sau ngày rong ruổi, trong cái giờ khắc của ngày 
tàn, mỏi mệt, phải trở về rừng đặng tìm kiếm chỗ trú. Cô là lẻ loi, một mình. Mạn mạn là dài 
và rộng, không là trên bầu trời dài, rộng mênh mông. Bản thân bầu trời vẫn dài rộng như là 
triệu năm qua, nhưng đám mây đơn lẻ kia đã khiến nó càng trở nên mênh mang hơn. Hai câu 
thơ, theo đúng nghĩa đen cũng chỉ ra một cảnh buồn. Với người bình thường, thậm chí đang 
vui, trước cảnh ấy, lòng hẳn không sao tránh một cảm xúc man mác, bâng khuâng. Câu thơ 
khiến người ta liên tưởng đến một buổi chiều khác, trong thơ cổ:
 Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
 Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
 Gác mái ngư ông về viễn phố
 Gõ sừng mục tử lại cô thôn
 Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
 Dặm liễu sương sa khách bước dồn
 Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ,
 Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
 (Cảnh chiều hôm - Bà Huyện Thanh Quan)
 Buổi chiều xưa không vắng lặng, nhưng lòng người đã tím ngát nỗi buồn. Còn cảnh ở đây, 
vốn là đơn chiếc. Cảnh ấy nói hộ lòng người, hẳn đang buồn. Đúng thôi, ngay đến cánh chim 
kia, khi chiều tắt đã vội trở về. Thế mà, giờ này, người tù mắt mờ, chân yếu, lại bị gông cùm, 
vẫn đang lê bước trên đường dài. Người đó không than vãn, do nhân cách vĩ đại, song ai 
không cảm được nỗi đau rất thật từ cảnh tình ấy? Phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, 
phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm 
thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường 
vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về. Tuy 
chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều 
muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm 
mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.
* Hai câu cuối:
 - Hai câu kết chuyển hướng vận động của hình tượng thơ. Ở trên, cảnh vật mênh mông, vắng 
lặng, ánh nắng ngày đang dần tắt, nhường chỗ cho bóng đêm ập xuống. Còn ở đây, dù không 
tả nhưng ai cũng biết, đất trời đã vào đêm, bóng tối len dày muôn nơi. Vậy, điều gì khiến 
người ta cảm nhận được từng bước đi của thời gian, cảm nhận thấy được ánh sáng và bóng tối? 
Đó là cánh chim đơn lẻ bay về chốn cũ. Đặc biệt, đó là ánh rực hồng của lò than nơi xóm núi. 
Đây cũng là lối chấm phá, lấy ánh sáng tả bóng tối.
- Nhưng sự chuyển hướng đích thực của hình tượng thơ không chỉ có vậy. Nếu cảnh ở trên 
mang nét buồn của sự lẻ loi, hoang vắng, thì cảnh ở đây, dù là đêm tối nhưng ấm áp, giàu sức 
sống. Đôi mắt của người nghệ sĩ ở cảnh trước khi phóng nhìn ra xa và lên cao, càng nhìn càng 
mất hút và trống trải. Khi đôi mắt ấy nhìn gần, đã bắt gặp hình ảnh không ngờ:
 Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
 - Vóc dáng người thôn nữ cùng với công việc lao động dường như là thường ngày ấy đã xua 
đi sự cô quạnh giữa miền sơn cước. Và, đến lúc công việc đã xong, thì ánh sáng tràn ngập.
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
 3 + Bài thơ thông qua bức tranh tả cảnh đã làm toát lên hình tượng nhân vật trữ tình: hình ảnh 
người tù Hồ Chí Minh với lòng yêu thương rộng lớn, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống 
trên đời; ý chí bất khuất, kiên cường, tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai, ánh sáng.
+ Nội dung ấy được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật vừa đậm đà màu sắc cổ điển, hiện 
đại, tạo nên vẻ đẹp đặc sắc cho bài thơ.
II- Đề tự luyện:
 HS lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối, từ đó làm rõ vẻ 
đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh được thể hiện qua bài thơ. 
 5

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_11_tuan_24_bai_chieu_toi_ho_chi.docx