Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24 - Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2019-2020

docx 5 Trang tailieuthpt 76
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24 - Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24 - Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2019-2020

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24 - Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2019-2020
 TUẦN 24 (Từ 16/3 ĐẾN 21/ 3/ 2020)
BÀI: TỪ ẤY (TỐ HỮU)
I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm (mười sáu tuổi đã tham gia phong trào 
đấu tranh của học sinh sinh viên, mười tám tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản 
Đông Dương). Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng
- Với Tố Hữu lí tưởng đấu tranh cách mạng là lẽ sống và cũng là nguồn cảm hướng 
vô tận của thi ca
- Các tác phẩm chính:
 + thơ: Lượm (1949), Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận 
(1962-1971), Máu và Hoa (1977), Từ Cuba, Một tiếng đờn (1992), Ta với ta 
(1999)
 + Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời 
đại ta, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật
- Đặc điểm sáng tác:
 + Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng 
đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể 
hiện sự vận động trong tư tưởng nhà thơ
 + Thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc 
đậm đà trong nghệ thuật
II. Đôi nét về tác phẩm Từ ấy (Tố Hữu)
 A. NỘI DUNG CHÍNH
1 – Khổ thơ một : Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
 Bài thơ “Từ ấy” gồm ba khổ thơ. Mở đầu là khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, 
say mê khi gặp lí tưởng của Đảng.
 Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự, kể lại một dấu mốc thời gian có ý 
nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu :
 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 “Từ ấy”, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung, được giác ngộ lí tưởng 
cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời 
chân lí chói qua tim”, nhà thơ khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới 
làm bừng dậy tâm hồn nhà thơ. 
 Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, “mặt trời 
chân lí” – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái 
tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu quan niệm lẽ sống là sự 
gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người. Với động từ 
“buộc” – cách nói ẩn dụ, câu thơ thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ 
của Tố Hữu muốn sống chan hoà với mọi người (“trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi 
người sống ở khắp nơi). Từ “trang trải” có thể gợi liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng 
với cuộc đời, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
 Hai dòng thơ sau của khổ thơ thứ hai bộc lộ tình yêu thương con người 
bằng tình yêu giai cấp rõ ràng :
 Để hồn tôi với bao hồn khổ
 Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
 Hai dòng thơ cho thấy tình yêu thương con người của tác giả không phải là thứ 
tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong câu 3, nhà thơ đặc biệt 
quan tâm đến quần chúng lao khổ : “bao hồn khổ”. Trong câu 4, “khối đời” là một ẩn 
dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời. Có thể hiểu khi 
“cái tôi” chan hoà trong “cái ta”, cá nhân hoà mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức 
mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Ta cũng bắt gặp cách nói này trong thơ 
Nguyễn Khoa Điềm sau này :
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất Nước vẹn tròn to lớn
 Tóm lại, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của 
quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới bằng sự giao 
cảm của trái tim. Qua đó, nhà thơ cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và 
cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
3 – Khổ thơ cuối : Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ.
 Từ sự nhận thức mới về lẽ sống (khổ thơ 2), đến khổ thứ ba nhà thơ thể 
hiện những chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn mình. 
 Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng 
cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua 
tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp đối với – Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng, tâm hồn nhà thơ bừng sáng như nắng hạ, bởi nhà 
thơ biết đây chính là con đường đúng đắn nhất, là ánh sáng soi đường cho những 
chặng đường hoạt động cách mạng tiếp theo của mình.
– “Từ ấy” ở đây chính là thời điểm 1938, khi nhà thơ Tố Hữu được giác ngộ cách 
mạng, ánh sáng chân lí ở đây chính là cách nói ẩn dụ về tư tưởng, chủ nghĩa Mác- 
Lê-nin.
– “Chói” là hành động chiếu sáng đầy mạnh mẽ, cách sử dụng động từ mạnh nhằm 
thể hiện chân thực sự xúc động mạnh mẽ
– Để làm nổi bật lên niềm vui sướng tột cùng đó, nhà thơ đã sử dụng so sánh đặc 
biệt “Hồn tôi là một vườn hoa lá”.
– Hình ảnh khu vườn gợi cho độc giả những cảm nhận về sự sống tràn ngập âm sắc 
“đậm hương”, “rộn tiếng chim”.
– Các từ ngữ đậm, rộn như mang đến cho khu vườn một sức sống dạt dào, nó cũng 
là sự rộn rã, phong phú của tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng.
Kết luận
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn trong khổ thơ đầu, tác giả Tố Hữu không chỉ thể hiện 
được niềm vui sướng khi được giác ngộ cách mạng mà còn thể hiện niềm tin mãnh 
liệt vào con đường cách mạng đúng đắn mà mình đã lựa chọn.
2. Đề tự luyện: Chất trữ tình- chính trị là một đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu.
 Anh/chị hãy phân tích bài thơ Từ ấy để làm sáng tỏ điều đó. 

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_11_tuan_24_tu_ay_to_huu_nam_hoc.docx