Bài tập Chuyên đề GDCD Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống

docx 4 Trang tailieuthpt 79
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chuyên đề GDCD Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Chuyên đề GDCD Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống

Bài tập Chuyên đề GDCD Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống
 Tổ GDCD đôi lời tậm sự: Để đáp ứng yêu cầu thi THPT QG môn GDCD năm 2020, kể 
từ hôm nay, mỗi tuần tổ sẽ xây dưng hệ thống kiến thức bổ trợ việc ôn thi cho các em. 
Mong rằng các em sẽ vừa nghiên cứu, vừa làm bài tập, vừa tìm hiểu thêm tài liệu khác để 
có kết quả thi tốt nhất. Chúc các em thành công.
 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm pháp luật: 
 a. Pháp luật là gì ?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện 
bằng quyền lực nhà nước.
 - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật và Hiến 
pháp.
 - Nội dung các quy phạm PL là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải 
làm, và những việc không được làm.
 - Nhà nước không những ban hành PL mà còn có trách nhiệm bảo đảm cho các quy tắc 
chuẩn mực chung đó được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế.
 b. Các đặc trưng của PL.
 PL có 3 đặc trưng
 - Tính quy phạm phổ biến: 
 - Tính quyền lực, bắt buộc chung
 - Tính xác định chặt chẽ về hình thức 
 * Tính quy phạm phổ biến:
 - Pháp luật là quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi 
người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Là ranh giới để phân biệt PL với các quy phạm XH 
khác của các tổ chức chính trị -xh, bởi vì các quy phạm XH chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức 
riêng biệt. Chẳng hạn điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội Liên Hiệp Phụ nữ VN cũng 
bao gồm các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với tổ chức của mình nên nó không có tính 
quy phạm phổ biến như các quy phạm PL.
 -Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL.
VD : Điều 33 Hiến Pháp 2013 quy định : Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những 
nghành nghề mà PL không cấm.
 Điều này sẽ được áp dung đối với tất cả mọi công dân VN.
 * Tính quyền lực, bắt buộc chung
 - PL mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì PL do nhà nước ban hành và bảo đảm thực 
hiện bằng quyền lực của nhà nước.
 - PL có tính quyền lực bắt buộc chung nghĩa là bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất 
kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của PL.
 - Đây là điểm phân biệt sự khác nhau giữa PL với quy phạm đạo đức.
 * Tính xác định chặt chẽ về hình thức 
 - Hình thức thể hiện của PL là các VBQPPL được quy định rõ ràng chặt chẽ trong từng điều 
khoản
 - Thẩm quyền ban hành VB của các cơ quan nhà nước được quy định trong HP và luật ban 
hành VBQPPL
 - Nội dung của VB do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không 
được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội 
dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp.
 2. Bản chất của pháp luật. - Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,  quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, 
thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ 
bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 - PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 4. Bài tập vận dụng.
Câu 1: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của ai?
A.Nhân dân lao động B.Giai cấp tiến bộ 
C.Giai cấp công nhân D.Giai cấp cầm quyền
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của ai?
A.Các giai cấp B.Giai cấp cầm quyền C.Giai cấp cách mạng D.Nhà nước
Câu3: Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì?
A.Quản lý xã hội B.Bảo vệ các giai cấp
C.Quản lý công dân D.Bảo vệ các công dân
Câu 4 : Đặc trưng của PL là :
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức. D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội
Câu 5: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:
A. Lợi ích kinh tế của mình B. Các quyền của mình
C. Quyền và nghĩa vụ của mình D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 6: Không có pháp luật XH sẽ không:
A. Dân chủ và hạnh phúc B. Trật tự và ổn định
C. Hòa bình và dân chủ D. Sức mạnh và quyền lực
Câu 7 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện.
Câu 8: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Pháp luật có tính quyền lực.
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.D. Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 9 : Pháp luật do ai ban hành, bổ sung, sửa đổi:
 A. Nhà nước B. Quốc hội C. Chính phủ D. Viện kiểm sát và tòa án
Câu 10: Phương pháp quản lí XH một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng:
A. Giáo dục B. Đạo đức C. Pháp luật D. Kế hoạch
Câu 11: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Câu 12: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Hiến pháp B. Bộ luật C. Hiến pháp đã bổ sung và sửa đổi D. Luật
Câu 13: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp 
trên là thể hiện
A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 14: Vì sao pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung ?
A. Pháp luật được hình thành từ đạo đức. B. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn xã hội.
C. Pháp luật do nhà nước ban hành. D. Pháp luật do người dân xây dựng.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_chuyen_de_gdcd_lop_12_bai_1_phap_luat_va_doi_song.docx