Đề cương ôn tập GDCD Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

pdf 6 Trang tailieuthpt 115
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập GDCD Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập GDCD Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

Đề cương ôn tập GDCD Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật
 BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 - Nêu được khái niệm thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL ( thực hiện PL trong lĩnh vực 
bảo vệ môi trường) 
 - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và những dấu hiệu của VPPL. 
 - Hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lý, các loại VPPL và TNPL 
 - Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp 
của Nhà nước, tập thể và cá nhân. 
 - Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật hoặc 
hình sự trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 
II. NỘI DUNG KIẾN THỨC 
 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật 
a) Khái niệm thực hiện pháp luật 
H. Thực hiện PL là gì? 
 - Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp 
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
GV: Hành vi hợp pháp ? 
- Làm những việc mà PL cho phép làm. 
- Làm những việc mà PL quy định phải làm. 
- Không làm những việc mà pháp luật cấm. 
b) Các hình thức thực hiện pháp luật 
 (Tích hợp GD bảo vệ môi trường) 
Hình thức Chủ thể Hành vi thực hiện Yêu cầu đối Ví dụ 
 thực hiện với chủ thể 
 Sử dụng Cá nhân, sử dụng đúng đắn quyền Có thể thực Quyền học tập, 
pháp luật tổ chức của mình, làm những gì hiện hoặc tự do kết hôn, 
 mà pháp luật cho phép làm không quyền kinh 
 doanh 
Thi hành Cá nhân, thực hiện đầy đủ những Bắt buộc Đóng thuế, nghĩa 
pháp luật tổ chức nghĩa vụ, làm những gì mà phải thực vụ quân sự,.. 
 pháp luật quy định phải hiện 
 làm 
Tuân thủ Cá nhân, không làm những điều mà Bắt buộc Không vượt đèn 
pháp luật tổ chức pháp luật cấm. phải thực đỏ, không buôn 
 hiện bán ma túy 
 Áp dụng Cơ quan, căn cứ vào quy định của Phải tuân thủ Bản án của Tòa 
pháp luật công chức PL để ra các quyết định theo trình tự, án, quyết định xử 
 NN có nhằm làm phát sinh, chấm thủ tục pháp phạt hành 
 thẩm dứt, hoặc thay đổi quyền luật quy định chính... 
 quyền và nghĩa vụ của cá nhân, 
 tổ chức 
H. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện PL? 
 Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống, trở thành những 
hành vi hợp pháp của người thực hiện. 
 Khác nhau: Trong hình thức SDPL thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền 
được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện. - Là VPPL liên quan đến kỷ luật lao động và công vụ nhà nước trong các cơ quan, trường học, 
DN... 
- Hình thức: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc, hạ bậc lương 
=> Chịu trách nhiệm kỷ luật, do thủ trưởng, cơ quan, giám đốc DNáp dụng thuộc quyền quản lý 
của mình. 
H. Phân biệt TNPL đối với VPPL do tham nhũng và các loại TNPL khác (Vd: Người VVPL do tham 
nhũng phải chịu TNHS, HC hoặc kỷ luật khác với người VPPL do gây thiệt hại tài sản cho người 
khác phải chịu TNDS) 
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG 
Câu 1 (NB): Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc 
sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là 
 A. thực thi đường lối. B. thực hiện pháp luật. 
 C. tuân thủ chủ trương. D. tuân thủ chính sách. 
Câu 2 (NB): Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm 
hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là 
 A. vi phạm pháp luật. B. vi phạm kỉ luật. 
 C. trách nhiệm pháp lí. D. năng lực pháp lí. 
Câu 3 (NB): Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp 
hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí 
 A. nhà nước. B. xã hội. C. lao động. D. tập thể. 
Câu 4 (NB): Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ 
 A. sở hữu và lao động. B. nhân thân và tài sản. 
 C. kinh tế và xã hội. D. lao động và văn hóa. 
Câu 5 (NB): Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ 
 A. sở hữu và lao động. B. lao động, công vụ nhà nước. 
 C. nhân thân và tài sản. D. nội quy, quy tắc quản lí. 
Câu 6 (NB): Nguyên tắc chủ yếu xử lí người chưa thành niên phạm tội là 
 A. thuyết phục. B. giáo dục. C. răn đe. D. trừng phạt. 
Câu 7 (NB): Pháp luật quy định, người chưa thành niên có độ tuổi là 
 A. dưới 14 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi 
 C. dưới 16 tuổi. D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. 
Câu 8 (NB): Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm 
trọng do cố ý? 
 A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. 
 C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 
Câu 9 (NB): Trách nhiệm kỉ luật được áp dụng đối với chủ thể nào sau đây? 
 A. Cán bộ nhà nước. B. Viên chức, người lao động. 
 C. Cán bộ, công chức, viên chức. D. Cá nhân, tổ chức. 
Câu 10 (NB): Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: 
 A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. 
 B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. 
 C.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. 
 D.Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách 
nhiệm pháp lý. 
 Câu 11(NB): Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại? 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 
 Câu 12 (NB): Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được qui định trong: 
 A. Luật hành chính. B. Luật hôn nhân - gia đình 
 C. Luật dân sự. D. Hiến pháp 
Câu 13 (TH): Hình thức văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật? 
 A. Điều lệ của Đoàn thanh niên. B. Đơn đề nghị xét miễn giảm thuế. 
 C. Lệnh ân xá của Chủ tịch nước. D. Nội quy ra vào cơ quan. Câu 28 (VD): Sau khi tốt nghiệp Đại học dược, anh A đã làm đơn xin được cấp giấy phép kinh doanh 
bán thuốc tân dược. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện có vai trò là phương tiện như thế nào 
đối với công dân? 
 A. Thực hiện quyền của mình. B. Bảo vệ quyền tự do của mình. 
 C. Bảo vệ quyền dân chủ của mình. D. Thực hiện lợi ích kinh tế của mình. 
Câu 29 (VD): Chị B bán đồ ăn chế biến sẵn nhưng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm 
hai vợ chồng gia đình chị H bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu. Chị H đã yêu cầu cơ quan chức năng 
giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì đối với 
công dân? 
 A. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 
 B. Đảm bảo sự phát triển của công dân. 
 C. Bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. 
 D. Đảm bảo đời sống của công dân. 
Câu 30 (VD): Ông H xây nhà đã lấn chiếm một phần đất công. Cơ quan có thẩm quyền đã lập biên 
bản về hành vi vi phạm và yêu cầu ông H phải dỡ bỏ và khôi phục lại nguyên trạng như ban đầu. 
Trong trường hợp này, ông H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? 
 A. Dân sự. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Kỉ luật 
Câu 31 (VD): Do mâu thuẫn cá nhân, Q (học sinh nữ lớp 11) đã rủ bạn chặn đường đánh bạn S cùng 
lớp và dẫn đến hậu quả S phải nhập viện với tỉ lệ thương tật là 15%. Hành vi của Q thuộc loại vi 
phạm pháp luật nào? 
 A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. 
Câu 32 (VD): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X ra quyết định chuyển cán bộ từ các sở về địa phương 
làm việc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
 A. Áp dụng quyền lực. B. Sử dụng pháp luật. 
 C. Thực hiện quyền lực. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 33 (VD): H tham gia đua xe mô tô trái phép là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào 
dưới đây? 
 A. Sử dụng khả năng. B. Thể hiện năng khiếu. 
 C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. 
Câu 34 (VD): Anh H lái xe đi ngược đường một chiều làm ùn tắc giao thông. Trong trường hợp trên, 
anh H đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
 A. Quy tắc. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. 
Câu 35 (VD): Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện 
pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
 A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
 C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 36 (VD): Chị B chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước nên đã xảy ra va chạm với xe 
đạp đi ngược chiều. Hành vi này của chị B đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? 
 A. Tuyên truyền pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
 C. Giáo dục pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. 
Câu 37 (VDC): Để có tiền trả nợ quán game, anh K và anh C lập kế hoạch cướp tiệm vàng. Đến ngày 
hẹn, sợ bị bắt nên C giả vờ ốm và nhờ anh M báo cho K việc mình phải đi khám bệnh. Do sức ép của 
chủ nợ, K rủ anh N và cùng nhau thực hiện kế hoạch. Trong trường hợp này, những ai dưới đây đã vi 
phạm pháp luật? 
 A. Anh K, M và N. B. Anh K, C, M và N. 
 C. Anh K, C và N. D. Anh K và N. 
Câu 38 (VDC): Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là G đưa tin đồn thất 
thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N 
tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi và bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải 
chịu trách nhiệm pháp lí? 
 A. Vợ chồng chị V, em gái G và chồng chị N. B. Vợ chồng chị V và chị N. 
 C. Vợ chồng chị V và G. D. Chị V, G và chồng chị N. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_gdcd_lop_12_bai_2_thuc_hien_phap_luat.pdf