Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 005 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 83
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 005 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 005 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 005 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 005
Câu 1: Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, K là học sinh dân tộc Nùng của trường THPT dân 
tộc nội trú tỉnh X đã được ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học. Điều này thể hiện 
 A. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
 B. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.
 C. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.
 D. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 2: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán 
công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn 
khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, 
những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
 A. Giám đốc và chị L. B. Chị L và M. C. Giám đốc và H. D. Chị L và H. 
Câu 3: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa
 A. là cơ sở của đoàn kết riêng các dân tộc thiểu số.
 B. là cơ sở của đoàn kết riêng các dân tộc đa số.
 C. tạo nên sức mạnh riêng cho phát triển các dân tộc thiểu số.
 D. là cơ sở của đoàn kết dân tộc và của đại đoàn kết toàn dân.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp?
 A. Đầu tư quảng cáo cho sản phẩm. B. Mở rộng thị trường.
 C. Tự do buôn bán theo nhu cầu bản thân. D. Tìm kiếm khách hàng. 
Câu 5: Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà 
con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
 A. Hành chính. B. Kỷ luật. C. Hình sự. D. Hòa giải. 
Câu 6: Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
 A. hành chính. B. trật tự xã hội. C. quan hệ kinh tế. D. dân sự.
Câu 7: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào 
dưới đây?
 A. Quan hệ gia đình. B. Quan hệ nhân thân. 
 C. Quan hệ tình cảm. D. Quan hệ tài sản. 
Câu 8: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện
 A. nghĩa vụ. B. trách nhiệm. C. công việc chung. D. nhu cầu riêng.
Câu 9: Là hàng xóm của nhau lại làm cùng công ty, bảo vệ K đã nhiều lần mở cổng trong giờ làm 
việc cho anh X ra ngoài giải quyết công việc riêng, anh T là bảo vệ cùng ca trực đã nhiều lần 
khuyên anh K không nên làm như vậy nhưng anh K không nghe lời. Trong trường hợp này những ai 
phải chịu trách nhiệm kỷ luật?
 A. Anh K, X và T. B. Anh K, T. 
 C. Anh K, X. D. Anh X, T. 
Câu 10: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự?
 A. Học sinh đi học muộn không có lý do chính đáng.
 B. Tham ô tài sản của Nhà nước.
 C. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.
 D. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật?
 Trang 1/4 - Mã đề 005 A. Luật và chính sách. B. Hiến pháp.
 C. Luật hiến pháp. D. Hiến pháp và luật.
Câu 23: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn 
tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?
 A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
 C. Tính nhân văn. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 24: Công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội
 A. tiếp cận. B. giao lưu. C. học tập. D. hoạt động. 
Câu 25: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng
 A. quyền lực Nhà nước. B. chủ trương của Nhà nước.
 C. chính sách của Nhà nước. D. uy tín của Nhà nước.
Câu 26: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
 A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
 B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
 C. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách 
nhiệm pháp lý.
 D. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 27: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
 A. dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi. B. giới tính, thu nhập, tuổi tác, địa vị.
 C. dân tộc, độ tuổi, giới tính, địa vị. D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. 
Câu 28: Sau khi sinh con, để thuận lợi cho công tác và chăm sóc con, chị A bàn với chồng chuyển 
đến nhà sống cùng bố mẹ đẻ của chị, chồng chị đã vui vẻ đồng ý. Việc làm trên thể hiện bình đẳng 
trong
 A. quan hệ nhân thân. B. quan hệ tài sản. 
 C. trách nhiệm pháp lý. D. trong tình cảm vợ chồng. 
Câu 29: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số 
công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã
 A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật
 C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 30: Quyền nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính 
trị?
 A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền hưởng an toàn xã hội.
 C. Quyền kiến nghị với Nhà nước. D. Tham gia vào bộ máy Nhà nước.
Câu 31: Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; 
được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc thể hiện quyền bình đẳng
 A. giữa lao động nam và lao động nữ. B. trong giao kết hợp đồng lao động.
 C. trong thực hiện quyền lao động. D. giữa người lao động và người sử dụng lao động. 
Câu 32: Sau khi li hôn, anh A đồng ý nhận chị B vừa tốt nghiệp trung học phổ thông thay thế vị trí 
vợ cũ của mình trực tiếp bán hàng tại quầy thuốc tân dược mà anh đã được cấp giấy phép kinh 
doanh. Vì bị anh A ngăn cản việc mình gặp gỡ người yêu, chị B đã xin nghỉ làm và công khai việc 
cửa hàng của anh A thường xuyên bán thêm nhiều thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Anh 
A đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? 
 A. Lao động. B. Hôn nhân và gia đình. C. Kinh doanh. D. Nhân phẩm và danh dự. 
Câu 33: Khoản 2, Điều 70, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là 
“Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, 
truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
 A. Giữa các thế hệ. B. Giữa anh, chị, em với nhau.
 C. Giữa cha mẹ và con. D. Giữa mọi thành viên.
Câu 34: Anh C cố ý không hoàn thành việc xây nhà cho chị D đúng thời hạn theo hợp đồng. Hành 
 Trang 3/4 - Mã đề 005

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giao_duc_cong_dan_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2.doc
  • docPhieu soi dap an-1.doc