Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 107
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020
TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 020
Câu 1: Chị N không buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ. Trong trường hợp này chị N đã thực hiện 
pháp luật ở hình thức nào?
 A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. 
 C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 2: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh 
như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm 
 A. hành chính như nhau. B. pháp luật ngang nhau.
 C. pháp lí như nhau. D. hình sự khác nhau. 
Câu 3: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
 A. bình đẳng. B. các bên cùng có lợi. 
 C. tôn trọng lẫn nhau. D. đoàn kết. 
Câu 4: Theo quy định của pháp luật nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không được thể 
hiện ở: Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều được 
 A. đối xử bình đẳng như nhau. 
 B. hoạt động theo ý muốn của mình. 
 C. bảo hộ các cơ sở tôn giáo hợp pháp.
 D. hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Câu 5: Lễ hội cồng chiêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên được khôi phục và phát huy. Điều 
này thể hiện các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về 
 A. văn hóa. B. chính trị. 
 C. truyền thống. D. giáo dục. 
Câu 6: Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung vì pháp luật
 A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. B. do người dân xây dựng.
 C. do nhà nước ban hành. D. được hình thành từ đạo đức. 
Câu 7: Anh T chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị 
không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà P mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt 
nói xấu con dâu. Thấy con gái buồn rầu, chán nản vì chuyện mẹ chồng, bà L mẹ ruột chị X đã bôi 
nhọ danh dự bà P trên mạng xã hội. Biết chuyện bà L làm với bà P, anh S cháu của bà L khuyên bà 
nên dừng lại. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
 A. Vợ chồng chị X, bà P. B. Anh T, bà P. 
 C. Bà L, bà P, anh S D. Anh T, bà P, bà L. 
Câu 8: Anh H lái xe đi ngược đường một chiều làm ùn tắc giao thông. Trong trường hợp trên, anh 
H đã vi phạm 
 A. hành chính. B. dân sự.
 C. quy tắc. D. kỉ luật. 
Câu 9: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp 
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi 
 A. phổ biến. B. tuân thủ.
 C. thực tiễn. D. hợp pháp. 
Câu 10: Công dân không thực hiện đúng hợp đồng mua bán phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới 
đây?
 A. Hành chính. B. Kỉ luật. 
 C. Công vụ. D. Dân sự. 
 Trang 1/4 - Mã đề 020 Câu 21: Thi hành pháp luật là cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật 
 A. đúng pháp luật. B. không cho làm.
 C. quy định phải làm. D. cho phép làm.
Câu 22: Đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức là 
 A. tính giai cấp.
 B. tính xác định chặt chẽ về hình thức. 
 C. tính quyền lực bắt buộc chung
 D. tính quy phạm phổ biến.
Câu 23: Đâu không phải là đặc trưng của pháp luật?
 A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
 B. Tính quy phạm phổ biến. 
 C. Tính quyền lực bắt buộc chung. 
 D. Tính giai cấp và xã hội. 
Câu 24: Nhà hàng F đã tự ý kinh doanh thêm dịch vụ massage, trong khi chỉ đăng kí kinh doanh 
dịch vụ ăn uống. Nhà hàng F đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh 
doanh? 
 A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. 
 B. Mở rộng thị trường. 
 C. Tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. 
 D. Tự chủ kinh doanh. 
Câu 25: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các
 A. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. 
 B. quy tắc quản lí nhà nước.
 C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
 D. quan hệ lao động và quan hệ kinh tế.
Câu 26: Sau khi ký hợp đồng lao động anh A vào làm việc tại công ty X, nhưng trong quá trình 
làm việc công ty X đã không thực hiện đúng nội dung về thời gian và điều kiện làm việc. Trong 
trường hợp này công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng 
 A. trong sử dụng lao động. B. trong thực hiện quyền lao động. 
 C. trong giao kết hợp đồng lao động. D. trong bố trí người lao động.
Câu 27: Để phục vụ cho công việc chị H muốn học cao học, nhưng anh Q chồng chị không đồng ý. 
Anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
 A. Quan hệ hôn nhân. B. Quan hệ nhân thân.
 C. Quan hệ tài sản. D. Quan hệ tình cảm. 
Câu 28: Trên đường chở mẹ và chị gái ra ga cho kịp giờ tàu chạy, xe máy do anh H điểu khiển 
phóng nhanh nên va chạm và làm đổ biển quảng cáo do nhà bà T dựng dưới lòng đường. Em bà T là 
ông S xông lại đánh anh H bị thương nặng phải đi cấp cứu bệnh viện tuyến trên. Những ai dưới đây 
phải chịu trách nhiệm hành chính? 
 A. Anh H và ông S. B. Anh H và bà T. 
 C. Anh H, bà T và ông S. D. Bà T và ông S. 
Câu 29: Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp 
lao động nữ
 A. kết hôn. B. có thai.
 C. nghỉ việc không lí do. D. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 
Câu 30: Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng 
giữa vợ và chồng trong quan hệ
 A. tình cảm. B. nhân thân. 
 C. gia đình. D. xã hội.
Câu 31: Đến hẹn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà 
N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Biết 
 Trang 3/4 - Mã đề 020

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giao_duc_cong_dan_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2.doc
  • docPhieu soi dap an-4.doc