Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 008 (Kèm đáp án)
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019, LẦN 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi: KHXH; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 04 trang) Họ, tên thí sinh: ........................................................................ Số báo danh: ............................................................................. Mã đề thi: 008 Câu 81. Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người, khi người đó đang A. thực hiện hành vi phạm tội. B. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. C. bị nghi ngờ phạm tội. D. có dấu hiệu tội phạm. Câu 82. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng? A. Tự tiện giam giữ người. B. Đánh người gây thương tích. C. Đe dọa đánh người. D. Tự tiện bắt người. Câu 83. Những việc phải được thông báo để công dân biết và thực hiện là nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào? A. Cả nước. B. Cơ sở. C. Chính quyền. D. Đoàn thể. Câu 84. Theo quy định của pháp luật Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. C. Dân chủ, công bằng, tập trung, dân chủ. D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện. Câu 85. Công dân được sống trong môi trường xã hội, tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển thể chất là thể hiện quyền nào dưới đây? A. Học tập. B. Sáng tạo. C. Tự do. D. Phát triển. Câu 86. Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là A. quan hệ giữa người bán và người mua B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. C. giá trị của hàng hóa D. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận. Câu 87. Vào cuối mùa đông, khi cung lớn hơn cầu, giá cả quần áo ấm trên thị trường thấp hơn giá trị trong sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất muốn có lãi thì không thực hiện A. thu hẹp sản xuất, kinh doanh. B. đầu cơ tích trữ hàng hóa. C. chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác. D. mở rộng sản xuất, kinh doanh. Câu 88. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết thì kéo dài không được quá A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 18 giờ. D. 36 giờ. Câu 89. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt đối xử bởi A. dân tộc, tôn giáo, thu nhập, giới tính, địa vị xã hội. B. dân tộc, vùng miền, giàu nghèo, địa vị xã hội. C. giới tính, thu nhập, thành phần, địa vị xã hội. D. dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Câu 90. Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua A. quyền lao động. B. pháp luật lao động. C. văn bản về lao động. D. hợp đồng lao động. Câu 91. Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 92. Theo quy định của pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm A. độ tuổi và nhận thức. B. độ tuổi và hành vi. C. độ tuổi và trình độ. D. nhận thức và hành vi. Câu 93. Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. Trang 1 - Mã đề 008 C. dân sự bảo vệ. D. hình sự bảo vệ. Câu 107. Công an xử phạt A vì lỗi lạng lách, đánh võng trên đường. Hành vi của A là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 108. T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông K yêu cầu T đưa phiếu cho ông xem rồi tự ý gạch tên ông N trong phiếu bầu của T rồi bỏ luôn phiếu của T vào hòm phiếu. Hành vi của ông K đã vi phạm những nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử? A. Phổ thông và bình đẳng. B. Bình đẳng và trực tiếp. C. Trực tiếp và phổ thông. D. Bỏ phiếu kín và trực tiếp. Câu 109. Ông T điều khiển xe ô tô, do không làm chủ tốc độ nên đã đâm vào người đi đường làm họ bị thiệt hại sức khoẻ là 30% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này ông T phải chịu trách nhiệm nào? A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và kỷ luật. D. Dân sự và kỷ luật. Câu 110. Chị K biết mình không đủ điều kiện nên chị K đã lấy danh nghĩa bố mình là dựợc sỹ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó chị K trực tiếp quản lí và bán hàng. chị K đã vi phạm nội dung nào dưới đây của bình đẳng trong kinh doanh? A. Thay đổi phương thức quản lí. B. Tự chủ đăng kí kinh doanh. C. Chủ động mở rộng kinh doanh. D. Chủ động giao kết hợp đồng kinh doanh. Câu 111. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường nhận thấy giá cả, nhu cầu tiêu dùng các loại hoa lụa, hoa giấy ngày càng cao. Chị H quyết định chuyển từ sản xuất vàng mã sang làm các loại hoa lụa, hoa giấy cao cấp. Trong trường hợp này chị H đã vận dụng tốt tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất hàng hóa. B. Điều tiết lưu thông hàng hóa. C. Kích thích kinh tế phát triển. D. Phân phối lại hàng hóa. Câu 112. Vì phản đối một số khoản nộp đầu năm của nhà trường, ông A đã không cho con của mình là B đi học. Hết học kỳ I, vì B muốn tiếp tục được đi học nên ông A đã đến gặp thầy C Hiệu trưởng nhà trường để xin cho B vào học, thầy C đã từ chối vì B nghỉ quá thời gian quy định và đã hết quyền học ở trường trung học phổ thông, đồng thời khuyên ông A đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên để xin cho B vào học. B đã kể sự việc cho mẹ mình là bà D nghe, bà D phản đối và làm đơn khiếu nại gửi giám đốc sở Giáo dục. Những ai dưới đây vi phạm quyền được học tập của công dân? A. Ông A, bà D. B. Ông A, bà D và B. C. Ông A và hiệu trưởng C. D. Thầy hiệu trưởng C. Câu 113. Anh H và chị P cùng làm một loại công việc trong cơ quan, nhưng do có trình độ chuyên môn tốt hơn nên anh H được ông T là thủ trưởng cơ quan cử đi tập huấn ở nước ngoài và trả lương cao hơn chị P. Ông T đã thực hiện đúng nội dung bình đẳng A. trong thực hiện quyền lao động. B. trong giao kết hợp đồng lao động. C. giữa lao động nam và lao động nữ. D. lao động thông qua tìm việc làm. Câu 114. Đang làm việc tại trụ sở Ủy ban, ông V là công an xã nhận được tin của anh T con trai của ông báo vừa bị mất chiếc xe máy và nghi ngờ S ở trong xã lấy. Ngay lập tức ông V và anh T đến nhà S, vừa lục soát nhà vừa chửi bới S thậm tệ và bắt S đưa về giam tại trụ sở ủy ban nhân dân xã để điều tra. Trong trường hợp này hành vi của ông V đã không xâm phạm tới quyền nào sau đây? A. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở. D. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. Câu 115. Sau khi ký các hợp đồng bán và bàn giao căn hộ chung cư cho các hộ dân đến ở, giám đốc A đã thuê các anh D, K và M làm quản lý và bảo vệ chung cư. Vì có việc riêng, anh D phân công cho hai anh K, M thực hiện ca trực. Do ngủ quên, các anh K, M để hỏa hoạn xẩy ra làm cháy tầng hầm và lan rộng, hệ thống báo cháy của khu chung cư không hoạt động nên vụ cháy đã làm chết 5 người. Sau sự việc không thấy giám đốc A đến giải quyết, hai anh B, N là cư dân đã đến văn phòng để phản đối và dọa sẽ kiện ra tòa buộc giám đốc phải đến hiện trường giải quyết. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Trang 3 - Mã đề 008
File đính kèm:
- de_thi_thu_mon_gdcd_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_nam_2019.docx
- DAP AN GDCD, LẦN 2.xlsx