Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 001 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 89
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 001 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 001 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 001 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Bài thi : Khoa học xã hội; môn : Giáo dục công dân
 MÃ ĐỀ: 001 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 (Đề thi gồm 04 trang)
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................SBD:.. 
Câu 1: Ông H xây nhà đã lấn chiếm một phần đất công. Cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản 
về hành vi vi phạm và yêu cầu ông H phải dỡ bỏ và khôi phục lại nguyên trạng như ban đầu. 
Trong trường hợp này, ông H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
 A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật.
Câu 2: Câu “tấc đất, tấc vàng. Muốn nói đến yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất?
 A. Tư liệu lao động. B. Đối tượng lao động. C. Sức lao động. D. Công cụ lao động.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.
 B. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
 C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.
 D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
Câu 4: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
 A. nhiều quy định của pháp luật. B. một quy phạm pháp luật.
 C. nhiều quy phạm pháp luật. D. một số quy định của pháp lụật.
Câu 5: Công Ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với 
công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công 
ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
 A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
 C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thực tiễn xã hội.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của 
công dân?
 A. Vây bắt đối tượng bị truy nã. B. Đánh người gây thương tích.
 C. Truy lùng đối tượng gây án. D. Tố cáo người phạm tội.
Câu 7: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau 
đây?
 A. Bắt bị cáo. B. Bắt bị can. C. Truy nã. D. Xét xử vụ án.
Câu 8: Anh A vay tiền của anh B. Đến hẹn trả mà anh A vẫn không trả. Anh B nhờ người bắt 
nhốt anh A đòi gia đình đem tiền trả thì mới thả anh A. Hành vi này của anh B xâm phạm tới.
 A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
 B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
 C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
 D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
Câu 9: Ông B, bà H lấy nhau và đã có hai người con gái là chị T và chị Q. Ông B ốm nặng, xác 
định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông 
đã có chị V và anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con 
nhận bố và cũng không muốn liên quan gì đến ông nhưng ông muốn được chia tài sản của mình 
cho tất cả các con. Bà H nói: ‘Chúng nó có phải là con hợp pháp của ông đâu mà đòi chia tài 
sản”. Trong trường hợp trên những ai dưới đây được chia tài sản?
 A. Bà H, chị T,và chị Q. B. Bà H, chị T, chị Q và anh X.
 C. Chị T, chị Q, chị V và anh X. D. Bà H, chị T, chị Q, chị V và anh X.
Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ
 A. sở hữu và lao động. B.nhân thân và tài sản. C. kinh tế và xã hội. D. lao động và văn hóa.
Câu 11: Khi công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau thì sẽ phải chịu trách nhiệm
 Trang 1/4 - Mã đề thi 001 Câu 21: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt 
hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp 
cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc 
phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và 
anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về 
việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
 A. Ông H, ông B, anh K và anh M. B. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.
 C. Ông H, ông B và ông M. D. Anh K, anh M và ông B.
Câu 22: Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là
 A. hoạt động vi phạm pháp luật. B. hoạt động mê tín dị đoan.
 C. hoạt động tín ngưỡng. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 23: Công dân thuộc các dân tộc khác nhau không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng 
quyền, thực hiện nghĩa vụ là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
 A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về dân tộc, tôn giáo.
 C. Bình đẳng trước pháp luật. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 24: Nguyên tắc thể hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là
 A. tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. B. công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau.
 C. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. D. chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau.
Câu 25: Xã T thuộc vùng đặc biệt khó khăn được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế là biểu hiện 
quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
 A. kinh tế. B. văn hóa, giáo dục. C. chính trị. D. xã hội.
Câu 26: Cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ
 A. nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế của các dân tộc.
 B. sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc
 C. sự khác biệt trình độ phát triển giữa các dân tộc.
 D. quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Câu 27: Doanh nghiệp A luôn có thời gian lao động cá biệt lớn hơn lao động xã hội cần thiết thì 
doanh nghiệp đó không
 A. có lãi. B. thua lỗ. C. phá sản. D. rủi ro.
Câu 28: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” ý nói đến công dân 
bình đẳng
 A. trước pháp luật. B. về trách nhiệm pháp lí.
 C. về nghĩa vụ. D. về quyền.
Câu 29: Thấy B đi chơi với người yêu của mình về muộn, A cho rằng B tán tỉnh người yêu của 
mình nên A đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình. Nếu em là A, khi thấy B đi chơi với người 
yêu mình về muộn em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
 A. Đánh B và cấm không được gặp người yêu của mình.
 B. Nhắc nhở người yêu không nên đi chơi với bạn khác giới quá khuya.
 C. Cảnh cáo B không được gặp và tán tỉnh người yêu mình.
 D. Gọi bạn thân đến đánh B một trận rồi tha cho về.
Câu 30: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
 A. Cá nhân, tổ chức kinh doanh nộp thuế theo quy định của pháp luật.
 B. Cơ sở kinh doanh không sản xuất hàng giả và hàng kém chất lượng.
 C. Cơ sở kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt theo quy định của cơ quan thuế.
 D. Công dân đăng kí kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về 
thân thể của công dân?
 A. Khống chế tội phạm. B. Đe dọa giết người. C. Bắt cóc con tin. D. Theo dõi nạn nhân.
Câu 32: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức 
khỏe của công dân?
 A. Đầu độc nạn nhân. B. Tra tấn tội phạm. C. Đe dọa giết người. D. Giải cứu con tin.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 001

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_gdcd_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_truong.doc
  • xlsxTT_MD01_dapancacmade.xlsx