Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử Tốt nghiệp lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 005 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 71
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử Tốt nghiệp lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 005 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử Tốt nghiệp lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 005 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn GDCD - Kỳ thi thử Tốt nghiệp lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 005 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 – NĂM HỌC 2020 - 2021
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Mã đề 005 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................
Câu 81: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình 
sản xuất gọi là
 A. sản xuất của cải vật chất. B. sức lao động. 
 C. hoạt động sản xuất. D. lao động.
Câu 82: Để bán mảnh đất tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần 
 A. tự quyết định. B. tự giao dịch.
 C. xin ý kiến cha mẹ. D. thỏa thuận với vợ. 
Câu 83: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án là một trong những nội dung của quyền nào 
dưới đây?
 A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
 B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
 C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
 D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 84: Gần tết nhu cầu người tiêu dùng về hàng gia dụng tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương 
án nào?
 A. Giữ nguyên quy mô sản xuất. B. Tái cơ cấu sản xuất.
 C. Mở rộng sản xuất. D. Thu hẹp sản xuất. 
Câu 85: Anh H vay tiền của anh U. Đến hẹn trả mà anh H vẫn không trả. Anh U nhờ người bắt nhốt anh H 
đòi gia đình đem tiền trả thì mới thả anh H. Hành vi này của anh U xâm phạm tới
 A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
 B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
 C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
 D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
Câu 86: Ý nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
 A. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.
 B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
 C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
 D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Câu 87: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của 
công dân? 
 A. Đánh người gây thương tích. B. Vào nhà lục soát đồ đạc của hàng xóm. 
 C. Sỹ nhục người khác trước đám đông. D. Bắt cóc trẻ em. 
Câu 88: Chủ động bảo vệ môi trường trong kinh doanh là công dân đã thực hiện pháp luật theo hình thức 
nào dưới đây? 
 A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. 
 C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. 
Câu 89: Học sinh G mua các chất gây nổ pha chế làm thuốc pháo, trong lúc pha chế thuốc đã phát nổ gây 
thương tích cho nhiều người. Để xảy ra hậu quả trên là do G đã không
 A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
 C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. 
Câu 90: Ông X chủ động xây dựng hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn quốc tế khi thành lập nhà máy 
sản xuất giấy. Ông X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
 A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. 
 C. Sử dụng quyền lợi. D. Thi hành pháp luật. 
 Trang 1/4 - Mã đề 005 Câu 103: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở 
cháu H bằng xe đạp điện đi vào đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Do có mối quan hệ họ hàng nên 
cảnh sát giao thông M chỉ nhắc nhở anh K và xử phạt ông L. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình 
đẳng về trách nhiệm pháp lí? 
 A. Anh K và cảnh sát M. B. Cháu H và ông L.
 C. Ông L và cảnh sát M. D. Anh K và ông L. 
Câu 104: Sau khi khảo sát thị trường thấy giá xe hơi trên thị trường giảm mạnh. Anh T quyết định mua xe 
hơi sớm hơn dự định . Anh T đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu?
 A. Giá cả giảm thì cầu tăng. B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
 C. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả. D. Cung - cầu tách biệt với giá cả. 
Câu 105: Nghi ngờ anh K ăn trộm điện thoại của mình nên anh L vào khám xét nhà anh K. Anh L đã vi 
phạm quyền nào dưới đây?
 A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
 B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
 C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
 D. Bất khả xâm phạm về thân thể. 
Câu 106: Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào 
sau đây?
 A. Buôn bán lấn chiếm hành lang giao thông. B. Tự ý thay đổi giới tính bản thân. 
 C. Đánh người gây thương tích. D. Tổ chức buôn bán nội tạng người.
Câu 107: Trong thời kì hôn nhân, ông E và bà F có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông E tự ý bán căn nhà đó 
mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông E đã vi phạm quan hệ
 A. sở hữu. B. hôn nhân. C. tài sản. D. nhân thân. 
Câu 108: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ 
của mỗi bên?
 A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
 C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 109: Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao 
động nữ
 A. nghỉ việc không lí do. B. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 
 C. kết hôn. D. có thai. 
Câu 110: M và N đã thỏa thuận việc mua bán nhà, trong đó M bán nhà cho N với giá 1 tỷ đồng. N đưa 
trước cho M 100 triệu đồng tiền đặt cọc và hẹn sẽ thanh toán đầy đủ sau khi hoàn thiện hợp đồng công 
chứng. Khi đặt cọc tiền hai bên viết biên nhận thỏa thuận nếu N không mua nữa sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc, 
nếu M không bán nữa sẽ phải đền gấp đôi số tiền đặt cọc cho N . Sau đó M quyết định không bán nhà và chỉ 
trả lại 100 triệu tiền đặt cọc cho N mà không đền bù như thỏa thuận. Trong trường hợp này, M đã có hành vi 
vi phạm pháp luật nào?
 A. Hành chính. B. Kỷ luật. C. Dân sự. D. Hình sự. 
Câu 111: Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực là đặc trưng nào của 
pháp luật?
 A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. 
 C. Tính cưỡng chế. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 112: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm 
môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng 
đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là 
lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách 
hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 A. Ông P và anh G. B. Ông T, ông Q và anh G. 
 C. Ông T, ông Q và ông P. D. Ông T và anh G. 
Câu 113: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau đây?
 A. Truy nã. B. Xét xử vụ án. C. Bắt bị cáo. D. Bắt bị can. 
Câu 114: Ông S và ông N ( chủ của hai cơ sở kinh doanh giặt là khác nhau) nhưng cả hai ông đều không 
lắp đạt hệ thống xả thải theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Phát hiện sự việc, anh T ( hàng xóm ông S) đã 
 Trang 3/4 - Mã đề 005

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_gdcd_ky_thi_thu_tot_nghiep_lan_1_nam_hoc_2020.doc
  • docĐáp án GDCD.doc