Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 321 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 321 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 321 (Kèm đáp án)
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN THI: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:.................................................. SBD: ............................. Mã đề thi: 321 (Đề thi có 04 trang) Câu 1. Pháp luật là hệ thống các A. quy tắc xử sự chung. B. quy định chung. C. quy tắc ứng xử chung. D. chuẩn mực chung. Câu 2. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ A. các lợi ích của Nhà nước. B. các giá trị tinh thần. C. các lợi ích cá nhân. D. các giá trị đạo đức. -Câu 3. Để buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt việc làm trái pháp luật, Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực A. có tính giáo dục. B. có tính cưỡng chế. C. để giáo dục họ và răn đe người khác. D. để họ chấm dứt việc vi phạm. --Câu 4. Theo Nghị định 46/CP năm 2016, công dân không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt từ 100.000đ – 200.000đ. Hình thức xử phạt trên thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 5. Chị C kết hôn, công ty X cho rằng chị không còn phù hợp với công việc nên chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Nhờ được tư vấn pháp luật, chị C đã được trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã A. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ. B. đáp ứng mọi nhu cầu và nguyện vọng của chị C. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị C. D. bảo vệ mọi đặc quyền của lao động nữ. Câu 6. Anh N không buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ. Trong trường hợp này anh N đã thực hiện pháp luật ở hình thức nào? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 7. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Người từ 14 tuổi đến 16 tuổi. C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Người từ dưới 16 tuổi đến 18 tuổi. Câu 8. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi thi hành pháp luật? A. Ông B tham gia kinh doanh và đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật. B. Bà A dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm an toàn giao thông. D. Công ty X thực hiện đúng quy trình xử lý nước thải công nghiệp. Câu 9. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. Trang 1/4 - Mã đề thi 321 A. tôn trọng lẫn nhau. B. yêu thương lẫn nhau. C. giúp đỡ lẫn nhau. D. chăm sóc lẫn nhau. Câu 22. Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được A. hưởng quyền và nghĩa vụ bằng nhau. B. thực hiện nghĩa vụ như nhau. C. hưởng quyền lợi như nhau. D. hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Câu 23. Đâu không phải là nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị? A. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. B. Tham gia vào bộ máy nhà nước. C. Tham gia phát triển kinh tế. D. Thảo luận góp ý các vấn đề chung của đất nước. Câu 24. Ý kiến nào sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tôn giáo đều được hoạt động theo ý muốn của mình. B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. C. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. D. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Câu 25. Tại trường Dân tộc nội trú X, nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, mặc những trang phục của dân tộc mình. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. giáo dục. Câu 26. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Bị nghi ngờ phạm tội. C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. Câu 27. Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó là hành vi xâm phạm đến A. tính mạng, sức khỏe của người khác. B. uy tín, danh dự của người khác. C. đạo đức của người khác. D. danh dự và nhân phẩm của người khác. Câu 28. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm tới quyền A. bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. B. tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân. C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 29. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền A. bí mật của công dân. B. bí mật đời tư của cá nhân. C. bí mật của công chức. D. bí mật của nhà nước. Câu 30. Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây? A. Đánh người gây thương tích. B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật. C. Khám xét nhà khi không có lệnh. D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác. Câu 31. Quyền nào là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở. D. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. Câu 32. Khi bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm. Em sẽ dựa vào quyền nào để bảo về mình? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về bí mật đời tư. Trang 3/4 - Mã đề thi 321
File đính kèm:
- de_thi_thu_mon_gdcd_lop_12_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_hoc_2016.doc
- ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I MÔN GDCD.docx