Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 432 (Kèm đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 97
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 432 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 432 (Kèm đáp án)

Đề thi thử môn GDCD Lớp 12 - Kỳ thi THPT Quốc gia - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 432 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN THI: GDCD
 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 Họ và tên thí sinh:.................................................. SBD: ............................. Mã đề thi: 432
 (Đề thi có 04 trang)
-Câu 1. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở
 A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
 B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
 C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
 D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của 
 xã hội.
Câu 2. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
 A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Pháp luật có tính quyền lực.
 C. Pháp luật có tính bắt buộc chung. D. Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 3. Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là:
 A. Chính phủ. B. Quốc hội. 
 C. Các cơ quan nhà nước. D. Nhà nước.
Câu 4. Một học sinh lớp 12 (17 tuổi) điều khiển xe gắn máy nhãn hiệu DREAM trên đường đi 
học (có đội mũ bảo hiểm), hành vi của học sinh được xem là: 
 A. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại. 
 B. Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. 
 C. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 
 D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định. 
Câu 5. Cứ đến ngày Quốc khánh (2/9) phạm nhân nào cải tạo tốt, biết hối cải thì được Chủ tịch 
nước ân xá cho ra tù trước thời hạn. Điều này thể hiện bản chất gì của pháp luật? 
 A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội
 C. Bản chất nhân đạo sâu sắc D. Bản chất nhân dân 
Câu 6. Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này 
ông A đã:
 A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
 C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
 A. Là hành vi trái pháp luật. 
 B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
 C. Lỗi của chủ thể.
 D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 8. Vi phạm hình sự là hành vi
 A. rất nguy hiểm cho xã hội. B. nguy hiểm cho xã hội.
 C. tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 9. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố 
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
 A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi 
 B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
 C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi 
 D. Người dưới 18 tuổi
Câu 10. Cá nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động 
làm những gì mà pháp luật
 A. quy định không làm B. quy định phải làm 
 C. cho phép làm D. không cấm
 Trang 1/4 - Mã đề thi 432 C. Một dân tộc ít người D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ 
Câu 24. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
 A. các bên cùng có lợi B. bình đẳng 
 C. đoàn kết giữa các dân tộc D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số 
Câu 25. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín 
ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước? 
 A. Buôn thần bán thánh B. Tốt đời đẹp đạo 
 C. Kính chúa yêu nước D. Đạo pháp dân tộc
Câu 26. Anh T là người không theo đạo, còn chị H theo đạo Thiên chúa. Sau khi kết hôn anh T 
buộc chị H phải bỏ đạo của mình. Việc làm của anh T
 A. phù hợp với văn hóa, đạo lí của người Việt Nam.
 B. vi phạm pháp luật hành chính. 
 C. vi phạm quyền bình đẳng của các tôn giáo.
 D. vi phạm quyền tự do của vợ và chồng.
Câu 27. Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các 
trường Đại học, điều này thể hiện sự bình đẳng về
 A. chính trị. B. kinh tế. 
 C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng.
Câu 28. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, 
chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát 
triển. Điều này thể hiện
 A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 C. quyền bình đẳng giữa các công dân. D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân 
Câu 29. Nghi ngờ ông A lấy chiếc điện thoại SAMSUNG J6 của mình, ông B cùng con trai tự 
ý vào nhà ông A khám xét, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây?
 A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
 B. Quyền nhân thân của công dân
 C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
 D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 30. Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem 
tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền gì của công dân?
 A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
 B. Quyền nhân thân của công dân
 C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
 D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 31. Nhận định nào sau đây sai?
 A. Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật
 B. Bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể 
của công dân
 C. Không ai được bắt và giam, giữ người
 D. Bắt và giam, giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật
Câu 32. Quyền tự do về thân thể thực chất là 
 A. quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng 
 B. quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự 
 C. quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội
 D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 33. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T 
đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn 
cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? 
 A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T. 
 B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. 
 C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook. 
 Trang 3/4 - Mã đề thi 432

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_gdcd_lop_12_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_hoc_2016.doc
  • docxĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I MÔN GDCD.docx