Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 1-8 - Phạm Trọng Đoàn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 1-8 - Phạm Trọng Đoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 1-8 - Phạm Trọng Đoàn
TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 Ngày soạn:01/1102011. Chủ đề 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI, ĐỊA CHẤT I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua chủ đề này học sinh hiểu: 1. Về kiến thức: - Hiểu được vị trí của ngành Giao thông vận tải ngành Địa chất trong xã hội. - Biết đặc điểm, yêu cầu của hai ngành này. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu đc những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc 2 ngành trong giai đoạn hiện nay 3. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGK) và các tài liệu liên quan. - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải, Địa chất, hoặc phim ảnh. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề. Tiến trình: HS: I- Tìm hiểu các nghề thuộc ngành giao thông vận tải: * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Giao thông vận tải VN Học sinh phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. Có thể mỗi học sinh trình bày một phần bằng nhận thức của mình. GV: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về hệ thống giao thông vận tải của VN hiện nay? TL: Từ lâu chúng ta có hệ thống giao thông đường thuỷ phát triển và đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay hệ thống giao thông thuỷ của chúng ta tiếp tục phát triển và hoàn thiện thể hiện ở việc chúng ta đã và đang khai thác hệ thống sông ngòi, đường biển bằng các phương tiện thiết bị hiện đại như có các tàu thuyền phù hợp với từng địa hình, ngành công nghiệp đóng tàu đã có bước phát triển vượt bậc bằng việc chúng ta đã đóng được những con tàu có tải trọng hàng chục ngàn tấn phục vụ cho việc xuất khẩu và khai thác vận tải bằng đường biển nối liền các cảng biển của nước ta với các cảng biển của các nước trên thế giới. HS: Nêu hệ thống giao thông đường thuỷ, đường (đường bộ cho xe cơ giới, đường sắt); đường hàng không? Hệ thống giao thông đường bộ: Chúng ta đã có hệ thống đường bộ nối liền các tỉnh, trong mỗi tỉnh lại có hệ thống các đường liên huyện, liên xã. Đặc biệt từ các con đường trước đây do thực dân Pháp xây dựng, chúng ta đã nâng cấp để phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới (trước đây chủ yếu đường chạy xe người hoặc ngựa kéo). Ngày nay chúng ta đã và đang xây dựng được những con đường cao tốc nối liền các tam giác kinh tế, nối các vùng miền nhờ đó mà hàng hoá được lưu thông khắp mọi miền của đất nước góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cả nước. Trong tương lai gần chúng ra sẽ có con đường cao tốc Bắc – Nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá giữa hai miền của đất nước. HS: Có thể được xem phim về những thành tựu của ngành giao thông vận tải bằng hình ảnh những con tàu vận tải trên những dòng sông, trên biển và những con đường cao tốc nườm nượp xe cộ, những tàu hoả hiện đại, sang trọng, những ga hàng không tất bật máy bay lên xuống - Về hệ thống đường sắt: Từ năm 1880 Pháp mới bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên là Sài Gòn – Mỹ Tho, ngày nay chúng ta đã có hệ thống đường sắt nối liền các vùng miền của Tổ quốc, với thời gian chạy tàu ngày càng được rút ngắn, hệ thống cầu đường, nhà ga ngày càng được nâng cấp, hiện đại hoá, việc tổ chức, vận hành toàn tuyến đường sắt được đổi mới, chất lượng vận chuyển hàng hoá và phục vụ hành khách ngày một nâng cao về chất lượng cũng như phong cách phục vụ, - Về hàng không: Năm 1956 Cục hàng không dân dụng Việt Nam chính thức được thành lập. Ngày nay hàng không Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ bình quân 35% - 40%, chúng ta đã đổi mới phương tiện vận tải bằng cách thuê và mua mới nhiều máy bay hiện đại như Boeing B767 - Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 a. Đối tượng lao động: Học sinh nhận biết các đối tượng lao động qua từng nghề cụ thể. TL: Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà đối tượng lao động có những đặc điểm riêng. Ví dụ: - Xây dựng đường bộ: Đối tượng lao động gồm vật liệu xây dựng để tạo nên đường xá cầu cống như xi măng, đất đá, cát, sắt thép - Cơ khí đóng tàu: Đối tượng lao động là các tàu cũ, phương tiện vận tải đường biển, đường sông như các tàu hàng, tàu đánh cá, tàu chở khách trên sông, trên biển 6. Em hãy cho biết công cụ lao động của ngành giao thông vận tải? b. Công cụ lao động: Học sinh lên trả lên câu hỏi của thầy cô (gọi vài học sinh trả lời, mỗi học sinh nên công cụ lao động của một nghề). TL: Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà phân biệt công cụ lao động có khác nhau. Ví dụ: - Xây dựng đường bộ: Công cụ lao động là máy ủi, máy xúc, máy trộng bê tông, máy ép cọc .. - Cơ khí đóng tàu: Công cụ lao động là máy mài, máy hàn, máy khoan, cẩu c. Nội dung lao động của các nghề thuộc giao thông vận tải. Học sinh lấy ví dụ một nghề cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải sau đó trình bày về nội dung lao động (vài học sinh trình bày, mỗi học sinh một nghề cụ thể) 7. Em cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc giao thông vận tải? TL: Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà nội dung lao động có các bước khác nhau: Ví dụ: - Xây dựng công trình giao thông: Nội dung lao động bao gồm: * Giai đoạn chuẩn bị: Gồm các bước - Thiết kế và giám định công trình. - Kinh tế xây dựng để dự toán đầu tư cho công trình. - Điều tra, khảo sát địa điểm xây dựng. - Chuẩn bị về vật tư, thiết bị và công nghệ cho việc thi công ... ? Học sinh nêu các bước nội dung lao động khi xây dựng một ngôi nhà? * Giai đoạn thi công công trình: Nghĩa là giai đoạn tiến hành quá trình sản xuất trực tiếp để thực hiện những ý đồ của thiết kế thành sản phẩm cụ thể là công trình. * Giai đoạn hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng: ? Học sinh có ý kiến khác về nội dung nếu có: Gồm các bước hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để hoàn tất công trình sao cho đảm bảo tiến độ, chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đề ra sau đó có thể cho thử tải (nếu công trình là những cây cầu), cuối cùng là làm các thủ tục cần thiết để đưa công trình vào sử dụng. d. Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của nghề. 8. Em cho biết điều kiện lao động và chống chỉ định y học của các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải? ? Học sinh trình bày điều kiện lao động của một số ngành TL: Tương tự như các nội dung trên, mỗi nghề sẽ có những chống chỉ định y học khác nhau. Ví dụ: -Xây dựng công trình giao thông do đặc điểm lao động là thường xuyên phải thay đổi nơi làm việc, làm việc ngoài trời, trên cao, chịu nhiều tác động của thiên nhiên, thời tiết nên chống chỉ định với những người có sức khỏe yếu, hay chóng mặt, hay bị dị ứng ... - Nghề sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng do điều kiện lao động là nặng nhọc và môi trường lao động độc hại nên không hợp với phụ nữ .. - Nghề điều khiển những phương tiện vận tải do yêu cầu phải có thần kinh vững vàng, phản xạ nhanh, có thị lực tốt, nên chống chỉ định với những người có thần kinh yếu, phản xạ chậm chạp, thị lực yếu ... * Hoạt động 4: Vấn đề tuyển sinh vào nghề. Học sinh lên trình bày vấn đề tuyển sinh vào nghề theo từng phần a. Các cơ sở đào tạo Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 Gợi ý: Một số nhóm nghề của ngành địa chất: - Dầu khí: Khoan – khai thác dầu khí; khoan thăm dò – khảo sát; thiết bị dầu khí và công trình; Địa vật lý; Địa chất dầu khí; Lọc – hoá dầu. - Địa chất: Địa chất; địa chất công trình - địa kỹ thuật; Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình; Địa sinh thái và công nghệ môi trường; Nguyên liệu khoáng. - Trắc địa: Trắc địa; Bản đồ; Trắc địa mỏ, địa chính. - Mỏ: Khai thác mỏ; Tuyển khoáng, xây dựng công trình ngầm và mỏ. - Công nghệ thông tin: Tin học trắc địa, tin học mỏ, tin học địa chất; tin học kinh tế. - Cơ điện: Điện khí hoá xí nghiệp; Tự động hoá; Cơ điện mỏ; Điện - Điện tử; Máy và thiết bị mỏ. * Hoạt động3: Tìm hiểu về đặc điểm của ngành Địa chất. a. Đối tượng lao động: Học sinh nhận biết các đối tượng lao động qua từng nghề cụ thể. (Gọi nhiều học sinh, mỗi học sinh một nghề). GV: Gọi học sinh trả lời hoặc cho học sinh thảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo. Gợi ý: Tuỳ theo từng ngành cụ thể mà có đối tượng khác nhau, nhưng thường bao gồm: - Cấu trúc địa chất Việt Nam. - Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam. - Các trường địa lý khu vực - Các trường đại từ, cổ từ, địa chấn kiến tạo,... b. Công cụ lao động: Học sinh lên trả lời câu hỏi của thầy cô (gọi vài học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu công cụ lao động của một nghề). 14. Em hãy cho biết các công cụ lao động của các nghề thuộc ngành địa chất? Tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể mà có các loại công cụ tương ứng song trong ngành địa chất thường gồm: - Các công cụ thô sơ dùng để tìm kiếm khai thác. - Các thiết bị điều tra cơ bản địa chất như thiết bị phân tích, thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử, thiết bị quang phổ plasma, huỳnh quang rơn – ghen, kính hiển vi phân cực, thăm dò bằng vệ tinh. - Các thiết bị thăm bò khoáng sản: Khoan thổi khí, khoan thăm dò, các thiết bị thăm dò điện, từ, trọng lực, địa chấn. C. Nội dung lao động của các nghề thuộc địa chất: Học sinh cho biết nội dung cơ bản của các nghề thuộc ngành địa chất. 15. Hãy cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc ngành địa chất? Các công việc của ngành địa chất bao gồm: - Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất: phục vụ cho việc lập bản đồ địa chất, bản đồ địa lý thuỷ văn, điều tra địa chất đô thị, địa vật lý khu vực ... - Khảo sát thăm dò khoáng sản: Các khoáng sản năng lượng, quặng sắt và hợp kim sắt, quặng kim loại quý, quặng phóng xạ ... - Khai thác khoáng sản. d. Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của nghề: 16. Em hãy nêu điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của ngành địa chất? GV gọi học sinh lên phát biểu về điều kiện lao động của các nghề trong ngành địa chất. TL: Hầu hết các nghề trong ngành Địa chất thường xuyên phải đi xa, sống và làm việc ở những nơi có điều kiện sống khó khăn, công việc nặng nhọc,... Chống chỉ định y học: không phù hợp với những người có sức khoẻ yếu, ít hợp với phụ nữ. * Hoạt động 4: Vấn đề tuyển sinh vào nghề Học sinh lên trình bày vấn đề tuyển sinh vào nghề theo từng phần 17. Em hãy cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc ngành địa chất? Gợi ý: a. Các cơ sở đào tạo: Học sinh kể tên một số cơ sở đào tạo mà em biết gồm tên trường, nơi trường đóng,... Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 Ngày soạn : 13/11/2011 Chủ đề 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KINH DOANH, DỊCH VỤ I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua chủ đề này học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Hiểu được vị trí , vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Biết đặc điểm, yêu cầu nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. 3. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 2 (SGK) và các tài liệu liên quan. - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, phim ảnh về những doanh nhân thành đạt. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2- Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề. ( Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử học sinh dẫn chương trình) 3. Tiến trình lên lớp: * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, dịch vụ. 1. Bạn hiểu kinh doanh, dịch vụ là gì? Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bạn, NDCT đưa ra gợi ý về khái niệm kinh doanh, dịch vụ: Kinh doanh, dịch vụ là đầu tư nguồn lực của cá nhân, tổ chức bao gồm tiền vốn, tài sản, bí quyết, kinh nghiệm nghề nghiệp, phát minh, sáng chế nhằm trao đổi, gia công, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường rất đa dạng về loại hàng hoá, về hình thức, về quy mô. Ngày nay với sự phát triển và ứng dụng của CNTT thị trường có thể tổ chức thực hiện kinh doanh nhờ mạng máy tính, nhà sản xuất, cung cấp và người tiêu dùng không phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà vẫn thực hiện được hoạt động trao đổi kinh doanh (thương mại điện tử). Đại diện các nhóm lên nêu một số loại hình kinh doanh dịch vụ mà các nhóm đưa ra. 2. Bạn cho một số ví dụ về các loại hình kinh doanh, dịch vụ? Gia đình hoặc người thân của bạn có kinh doanh, cung cấp dịch vụ không, nếu có thì kinh doanh như thế nào? * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, vị trí của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Các nhóm thảo luận để làm rõ vai trò của kinh doanh dịch vụ. 3. NDCT: Các nhóm hãy thảo luận rồi cho biết vai trò, vị trí của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ? Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Mỗi một con người chúng ta trong cuộc sống cần rất nhiều loại lương thực, thực phẩm thuốc men, quần áo, sách vở, các đồ dùng khác ... Thế nhưng chúng ta không thể tự làm ra tất cả những thứ đó. Vậy chúng ta có được chúng ta do đâu? Chính là thông qua trao đổi hàng hoá, thông qua việc mua bán tức là thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đóng góp của các tầng lớp doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và đã lấy ngay doanh nhân Việt Nam để thể hiện sự quan tâm và ghi nhớ đóng góp của giới doanh nhân. 4. Bạn hãy kể những gương doanh nhân thành đạt. Học sinh kể chuyện các gương thành đạt trong nghề. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 vụ của mình để thị trường biết đến sản phẩm của mình. Cuối cùng là thực hiện hoạt động kinh doanh của mình với phong cách riêng, độc đáo. Ngày nay, với sự hôi nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đòi hỏi người làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, giao đúng hạn theo hợp đồng và lấy chữ tín làm đầu bởi mọi hàng hoá hiện nay đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và phải tuân theo các tiêu chuẩn của các thị trường. d. Điều kiện lao động: 7. Bạn hãy cho biết điều kiện lao động của lĩnh vực kinh đoanh dịch vụ? Học sinh trình bày về điều kiện lao động của một vài loại hình kinh doanh dịch vụ nào đó. TL: Hầu hết những người làm trong lĩnh vực kinh doanh làm việc trong nhà, tưc trong các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, văn phòng, trụ sở Công ty, nơi giao dịch ... Hiện nay nhân viên các Công ty, cửa hàng thường mặc đồng phục, có các phương tiện máy móc hiện đại để sử dụng như máy móc hiện đại để sử dụng như máy tính, xe cộ các loại khi phải đi giao dịch. Song, có lẽ điều kiện khắc nghiệt nhất trong môi trường kinh doanh hiện nay là khả năng chuyên môn trong lĩnh vực của mình, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, khả năng đàm phán, thương thuyết thâm chí cả khả năng ngoại ngữ. Học sinh thảo luận rồi nêu những chống chỉ định y học của nghề? e. Những chống chỉ định y học của nghề: TL: Những người mắc các bệnh sau đây không nên theo các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: - Người dị dạng, khuyết tật. - Người nói ngọng, nói nhịu, nói lắp. - Người mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, bệnh phổi. - Người mắc bệnh ngoài da như ghẻ lở, nấm, vảy nến. - Người có thần kinh không ổn định không cân bằng, hay quên, hay nhầm lẫn, dễ nổi khùng. - Người có tính ăn nói thô lỗ .. Đại diện một nhóm phát triển vì sao? Phải đưa đưa ra những chống chỉ định y học của nghề? 8. Bạn cho biết vì sao phải đưa ra những chống chỉ định y học của nghề? * Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề? 9. Hãy cho biết tên những cơ sở đào tạo về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ? a. Các cơ sở đào tạo: Vì kinh doanh, dịch vụ liên quan đến nhiều lĩnh vực do đó có nhiều trường đào tạo để có thể tham gia hoạt động kinh doanh. Học sinh kể tên các trường trung cấp mà mình biết? - Hệ trung cấp gồm: + Trường quản lý kinh tế Công nghiệp. + Trường trung học kinh tế. + Trường trung học thương mại TW. Học sinh kể tên các trường Đại học Cao đẳng mà mình biết? - Hệ Đại học, Cao đẳng gồm: + ĐH Thương mại Hà Nội. + ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội + ĐH Ngoại thương . + Học viện tài chính. + ĐH ngoại ngữ. + CĐ bán công quản trị Kinh doanh (Văn Lâm, Hưng Yên). b. Điều kiện tuyển sinh: Học sinh thảo luận về khối thi, môn thi vào một số trường, chỉ tiêu hàng năm, các ngành nghề đào tạo. 10. Bạn cho biết điều kiện tuyển sinh của các trường? Tuỳ theo từng trường mà có khối thi, môn thi chỉ tiêu cụ thể, có thể xem chi tiết cuốn “ Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng” hàng năm thầy cô có thể lấy ví dụ vài trường. c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 Chủ đề 3 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH NĂNG LƯỢNG BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3 tiết) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua chủ đề này học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Hiểu được tầm quan trọng và triển vọng của ngành năng lượng, Bưu chính, viễn thông, Công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội. - Biết được những thông tin về các đặc điểm và yêu cầu của một số nhóm nghề thuộc các lĩnh vực. 2. Kỹ năng: Biết cách sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến các nghề thuộc các lĩnh vực trên, Có kỹ năng sắp xếp một nghề nào đó của ngành năng lượng, Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin theo nhóm Người – Người, Người – Kỹ thuật, Người – Dấu hiệu. 3. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 3 (SGK) và các tài liệu liên quan. - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin, hoặc phim ảnh. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: (Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 3. Tiến trình lên lớp: I. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành năng lượng: 1. Em hãy cho biết hiểu biết của mình về quá trình phát triển ngành năng lượng của Việt Nam hiện nay? * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành năng lượng: TL: Ngay sau khi xâm lược nước ta thực dân Pháp thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên khoáng sản quý hiếm, đồng thời chúng cũng thành lập Sở Điện lực và Sở Bưu điện. Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ra đã tạo điều kiện cho ngành than, Điện lực phát triển phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ miền Bắc XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà. Mãi tới ngày 3/9/1975 Tổng cục dầu khí – tiền thân của Tổng công ty dầu khí Việt Nam hiện nay mới được thành lập. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, khí điện tạo ra điện năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó Nhà nước cũng sắp xếp, tạo điều kiện để ngành than và dầu khí phát triển. Sản lượng khai thác than đá tăng và xuất khẩu sản lượng dầu thô ngày một tăng, sản lượng điện tăng mạnh nhờ có thêm các nhà máy thuỷ điện hoàn thành và được đưa vào hoạt động. 2. Em hãy cho biết tầm quan trọng của ngành năng lượng đối với sự phát triển của đất nước? Học sinh kể tên các ngành sử dụng điện năng, các ngành sử dụng than đá, các ngành sử dụng dầu mỏ. Hiện nay chúng ta ai cũng đều thấy năng lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với nước ta mà với tất cả các nước trên toàn thế giới. Bởi hầu như không một ngành nào lại không cần đến năng lượng trong đó có điện năng. Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng nhưng các dạng năng lượng hoá thạch (than, dầu, mỏ, khí đốt ...) ngày một cạn kiệt. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một nhiều bởi chúng ra đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong khi đó khả năng xây dựng các nhà máy điện không theo kịp nhu cầu sử dụng, do đó việc thiết hụt năng lượng đã xảy ra, và chúng ra phải có ý thức tiết kiệm năng lượng bằng cách tiết kiệm điện năng. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành năng lượng. 3. Em hãy cho biết đặc điểm của các nghề thuộc ngành năng lượng? Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 - Hệ trung cấp: + Trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm (TP Hạ Long – Quảng Ninh) + Trường đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị (Uông Bí – Quảng Ninh). - Hệ Đại học, Cao đẳng: + Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (từ Liêm – Hà Nội). + Cao đẳng kỹ thuật mỏ (Đông Triều – Quảng Ninh) + Đại học mỏ địa chất (Đông Ngạc - Từ Liêm – Hà Nội) + Đại học Bách khoa Hà Nội (Đường Đại Cổ Việt – Hà Nội) b. Điều kiện tuyển sinh: Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng. 7. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh: Các thí sinh có đủ sức khoẻ, không rơi vào các chống chỉ định y học và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương có trình độ kiến thức đến đâu thì thi hệ đó. c.Nơi làm việc và triển vọng của nghề: 8. Em có biết gì về nơi làm việc và triển vọng các nghề thuộc ngành năng lượng? Học sinh cho biết nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng? Hầu hết người làm việc trong lĩnh vực này thường làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp điện, các giàn khoan, các mỏ than ... Triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng. II. TÌM HIỂU CÁC NGHỀ THUỘC NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG. * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Bưu chính – Viễn thông. 9. Hãy cho biết khái quát lịch sử phát triển ngành Bưu chính – Viễn thông? Sở Bưu điện cũng do Pháp thành lập, song ngành này phát triển khá chậm chập ngay cả khi chúng ta giành được độc lập, thống nhất đất nước. Kể từ khi chúng ta mở cửa thì ngành Bưu chính – Viễn thông đã có những chuyển biến mới, đặc biệt là Việt Nam đã thành công trong chiến lược tăng tốc phát triển viễn thông giai đoạn 1993 – 2000 tới nay mạng lưới viễn thông Việt Nam đã được tự động hoá hoàn toàn, với hệ thống chuyển mạng và truyền dẫn kỹ thuật số. Tổng số thuê bao điện thoại ở nước ta trong vòng 10 năm qua tăng 34 lần, đứng thứ hai thế giới về tốc độ phát triển. Song mật độ điện thoại ở nước ta mới đạt 4-5 máy/100 dân, các nước phát triển là 30 – 40 máy/100 dân, các nước đang phát triển trung bình 7-10 máy/100 dân. Hiện nay 90% số xã đã có điện thoại. Trong thời gian tới ngành Bưu chính – Viễn thông sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích và hiện đại với giá ngày một giảm. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành Bưu chính – Viễn thông. a. Đối tượng lao động: Học sinh nêu đối tượng lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – viễn thông. 10. Bạn hãy cho biết công cụ lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông? Đối tượng lao động điển hình của Bưu chính là tem thư, báo chí bưu kiện, bưu phẩm, giao dịch bưu điện, dịch vụ điện thoại, dịch vụ Internet ... của Viễn thông là chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ, văn bản, tiếng nói, hình ảnh ... Học sinh nêu công cụ lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. b. Công cụ lao động: 11. Hãy cho biết công cụ lao động của các nghề trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông? Chủ yếu là các phương tiện kỹ thuật điện tử như máy phát sóng, máy vô tuyến điện, máy tính điện tử, các trạm thu phát sóng, các tổng đài cơ điện, tổng đài điện tử, tổng đài quang học, các thiết bị thông tin quang, thông tin vệ tinh, thiết bị truyền số liệu, cáp mạng thuê bao điện thoại, fax, Interner, thương mại điện tử ... c. Nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông: 12. Hãy cho biết nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông? Học sinh lần lượt nêu các nội dung lao động một số nghề của ngành Bưu chính – viễn thông? Các công việc chủ yếu của Bưu chính – viễn thông là: - Nhận, chuyển phát thư từ, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền, điện tín, điện thoại ... - Ngoài ra ngành này còn có các công việc phụ trợ là: + Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, bảo dưỡng các loại tổng đài. + Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị thông tin vệ tinh. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 Tuỳ theo từng ngành cụ thể: + Dịch vụ CNTT bao gồm: - Lắp ráp MTĐT và cung cấp dịch vụ thông tin. - Thực hiện tin học hoá: Nghĩa là phát triển nhanh, rộng khắp việc ứng dụng tin học vào các ngành kinh tế quốc dân và công tác quản lý xã hội. - Thực hiện Internet hoá: đẩy nhanh quá trình phát triển các dịch vụ trên mạng. Học sinh trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình viết phần mền. + Xây dựng công nghiệp phần mềm: Khi tạo ra một sản phẩm phần mền cần thực hiện các bước công việc sau: - Phân tích, thiết kế hệ thông. - Thi công sản xuất phần mềm. - Thử nghiệm, đánh giá chất lượng phần mềm. - Đóng gói sản phẩm và kinh doanh tiếp thị. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành Công nghệ thông tin. 20. Hãy nêu yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực CNTT? Học sinh trình bày các yêu cầu của một số nghề trong lĩnh vực CNTT. Người làm việc loại hình dịch vụ cần có chuyên môn vững vàng về tin học nói chung, có tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng tốt, có năng lực quan sát để theo dõi các thiết bị điện tử, có tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng giao tiếp với khách hàng: niềm nở, lịch sử và phục vụ tận tình ... Với những người làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm cần có năng lực sáng tạo, tư duy toán học, tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp ... 21. Hãy nêu những chống chỉ định y học của một số nghề trong linh vực CNTT? Gợi ý: - Trình độ học lực kém, nhất là môn toán - Trí nhớ và tư duy kém phát triển. - Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ. - Hay đãng trí, thích bay nhẩy, không chịu ngồi yên một chỗ... * Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành CNTT. 2.2. Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của ngành CNTT? Tuỳ theo hệ ĐH, CĐ, Trung cấp. Riêng đối với hệ trung cấo hiện nay nhiều trường đào tạo các kỹ thuật viên trong ngành CNTT, ngoài ra nhiều trường ĐH, CĐ có thành lập chuyên ngành CNTT điển hình ở các trường sau: - Học viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân – Hà Nội). - ĐH Bách Khoa Hà Nội ( Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội). - ĐH Quốc gia Hà Nội (Đường Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Hà Nội). - Học viện kỹ thuật Quân sự (Đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội). b. Điều kiện tuyển sinh: Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh vực CNTT. 23. Hãy cho biết các điều kiện tuyển sinh? Theo quy định của Bộ GD& ĐT và quy định của từng trường. c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề: Học sinhu cho biết nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực CNTT. 24. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề? Nơi làm việc: Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các văn phòng đại diện, các công ty tin học, nếu có thêm nghiệp vụ sư phạm có thể tham gia giảng dạy tin học tại các trường học,... Triển vọng của nghề: Trong vài năm gần đây ngành CNTT đều đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi trong điều kiện kinh tế ổn định của Việt Namvà với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vì thế nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Tuy nhiên chỉ có thể kiếm được việc làm nếu như các sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn vững vàng, có năng lực thực sự. 4. Tổng kết đánh giá: Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 dân sự. Tuy nhiên có điểm khác biệt là các nghề được đào tạo này lại phục vụ cho quân đội hoặc Công an, những người tham gia quân đội, Công an được bao cấp toàn bộ trong thời gian đào tạo, sau khi tốt nghiệp chịu sự phân công của cấp trên, mọi thời gian, quy định đều phải chấp hành tuyệt đối theo kỷ luật. 3. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của lĩnh vực quốc phòng và an ninh? Trong lĩnh vực Quốc phòng gồm các ngành liên quan đến vũ khí đạn dược, phương tiện như ô tô, tàu chiến, máy bay, các thiết bị quân sự khác như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, hoá học, máy móc cơ khí chế tạo ... đến các ngành nghề phục vụ đời sống của cán bộ chiến sĩ như: may mặc, chăn nuôi, hậu cần, y tế ... * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và các yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 4. Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh? Đối tượng lao động: Cả Quân đội và Công an có đối tượng chính là trấn áp những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của nhân dân.Về cụ thể từng nghề thì đối tượng lao động của họ cũng tương tự như các nghề tương ứng ngoài dân sự. Công cụ lao động: Công cụ lao động của từng nghề tương tự như các nghề ngoài dân sự, nhưng nói một cách tổng quát thì đối tượng lao động chính của hai lĩnh vực này là các loại vũ khí, khí tài, máy móc thiết bị phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu như các loại súng đạn, bom, mìn, máy bay, tàu chiến, xe tăng xe bọc thép, tên lửa, các thiết bị thông tin liên lạc ... Điều kiện lao động: Thường thay đổi vị trí đóng quân, làm việc nặng nhọc, làm việc trong khuôn khổ mệnh lệnh, kỷ luật cao, đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ phải chịu đựng gian khổ, hy sinh quên mình. Nội dung lao động: Hàng ngày là sẵn sàng tư thế chiến đấu để giữ vững an ninh của Tổ quốc, trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân. Với những người làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì nội dung lao động tương tự như ngoài dân sự. Học sinh phát biểu về yêu cầu của những người muốn tham gia vào quốc phòng, an ninh và đối chiếu với bản thân có phù hợp không? Những yêu cầu đối với người lao động: - Có thể lực tốt về chiều cao cân nặng. - Dũng cảm, táo bạo, có nhiều sáng kiến. - Không sợ hi sinh gian khổ. - Tinh thần cảnh giác cách mạng. - Trung thành tuyệt đối với cách mạng. - Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỷ luật quân sự. Những chống chỉ định y học: - Không mắc các bệnh lao phổi, suy thận, đau cột sống, bệnh ngoài da, thấp bé, có dị tật ... * Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề. a. Các cơ sở đào tạo nghề. Hãy kể tên các trường thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. Học sinh nêu tên các trường và có thể cho biết địa điểm nơi trường đóng. 5. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo. Hệ thống các trường ĐH,CĐ: - Học viên An ninh nhân dân. - Học viện cảnh sát nhân dân. - Đại học Phòng cháy chữa cháy. Học viện kỹ thuật Quân sự. - Học viện Quân y. - Học viện Khoa học quân sự. - Đại học biên phòng. - Học viên biên phòng. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 2. Kỹ năng: Biết cách đặc các câu hỏi với các vấn đề mình quan tâm đối với người giao lưu. 3. Thái độ: Có nhận thức học hỏi ở những gương thành đạt, gương vượt khó để phấn đấu trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của mình. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 5 (SGK) và tìm hiểu một số nhận vật điển hình đến giao lưu với học sinh thông qua sự giới thiệu của cơ quan, đoàn thể. Về đối tượng mời giao lưu nên chọn những đối tượng sau: - Là những người thành đạt trong nghề, có nhiều thành tích công tác, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, đặc biệt là những người đạt các danh hiệu chiến sĩ thi đua của các ngành. - Đối tượng giao lưu của học sinh cũng có thể là đại diện cho một đơn vị sản xuát, kinh doanh giỏi, được Nhà nước trao tặng các loại Huân chương hoặc các danh hiệu cao quý. - Trong những người được mời cũng nên có những người đã vượt qua nhiều khó khăn bằng những nỗ lực bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình. - Tốt nhất chọn những người của chính địa phương nơi trường đóng, nếu có thể là những học sinh cũ của trường. Trong buổi giao lưu nên có cả nam và nữ, cả già lẫn trẻ đại diện cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Cũng nên lưu ý mời những người đang làm các nghề thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, lĩnh vực mà ít học sinh lựa chọn. Tuy nhiên việc mời chính thức nên để nhà trường đứng ra mời. Cần lưu ý về ngày giờ, địa điểm giao lưu ... Giáo viên gặp gỡ trước các vị khách, thông báo những yêu cầu đặt ra trong buổi giao lưu, giới thiệu cho họ về tình hình, đặc điểm của học sinh trong lớp hoặc khối lớp để khách có sự chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với học sinh. Đồng thời giáo viên cũng nên giới thiệu trước cho các em học sinh về thành phần khách mời, gợi ý cho các em chuẩn bị các câu hỏi về những gì mình quan tâm muốn khai thác trong buổi giao lưu. 2. Cơ sở vật chất: Giáo viên nhắc các em học sinh trang trí khung cảnh cho buổi giao lưu, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, một số câu hỏi theo mẫu sau: Họ và tên học sinh: ............................................................................................... Họ tên khách mời mà học sinh muốn hỏi: ............................................................. Những câu hỏi đặt ra cho khách mời: .................................................................... 1.............................................................................................................................. 2.............................................................................................................................. 3.............................................................................................................................. 4.............................................................................................................................. 5.............................................................................................................................. 3. Hình thức buổi giao lưu: - Các vị khách tham gia giao lưu ngồi ở phía trên (Có thể là sân khấu của hội trường lớn) đối diện với học sinh, số lượng khách mời khoảng 3 đến 5 người. - Chọn hai học sinh (một nam, một nữ) lên dẫn chương trình, nếu các em không đảm đương được thì thầy cô là người dẫn chương trình. - Khách đến dự buổi giao lưu nên mời đại diện Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thầy (Cô) chủ nhiệm lớp, các giáo viên phụ trách hướng nghiệp. III. TỔ CHỨC GIAO LƯU: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: (Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 3. Tiến trình lên lớp: - Người dẫn chương trình lên làm công tác tổ chức: giới thiệu chủ đề buổi giao lưu, giới thiệu khách mời giao lưu, giới thiệu khách tham dự. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện ước mở của em? Học sinh trình bày những yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của học sinh. - Khi đưa ra những ước mơ nghề nghiệp của mình em có tính tới những yếu tố tác động tới việc quyết định nghề nghiệp của mình không? Học sinh suy nghĩ và trả lời về mối liên hệ giữa nhu cầu của thị trường lao động với sự quyết định chọn nghề. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của học sinh. 3. Em hãy cho biết mối quan hệ khăng khít giữa quyết định nghề nghiệp với thị trường lao động? Thực chất là tất cả chúng ta ngồi đây phấn đấu học tập cũng chính là để có một nghề để làm việc trong tương lai. Đương nhiên sau khi học xong thì nhu cầu có việc là tất yếu, nhưng tại sao ở Việt Nam chúng ta hiện nay lại có phần nhêìu sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường lại không có việc làm hoặc phải đi làm trái nghề ? Học sinh thảo luận sau đó phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. 4. Thầy (cô) cho học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Điều đó chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa quyết định chọn nghề với nhu cầu của thị trường. Rõ ràng giữa thị trường lao động và nhân lực là quan hệ cung – cầu, khi đào tạo một nghề nào đó vượt quá nhu cầu của xã hội thì khả năng kiếm được việc là rất ít, ngược lại một nghề nào đó vượt quá nhu cầu của xã hội thì khả năng kiếm được việc là rất ít, ngược lại một nghề nào đó được đào tạo rất ít nhưng nhu cầu thị trường lại rất nhiều thì xảy ra tình trạng khan hiếm nhân lực, dĩ nhiên những người nào theo nghề đó thì không lo thiếu việc làm. Ở đây muốn nói tới sự ăn khớp giữa đào tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động là rất quan trọng. Muốn có định hướng đúng đắn, chúng ta phải thấy được những đặc điểm của nền kinh tế của nước ta hiện nay. Trước mắt, nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nên xã hội đòi hỏi phải có những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lập trình ... có trình độ cao. Rõ ràng vấn đề hiện đại hoá đất nước ngày càng đề ra yêu cầu cao đối với đào tạo nghề. Không có trình độ học vấn cao, tay nghề vững vàng, nắm chắc kỹ thuật tiên tiến sẽ khó tìm được công ăn việc làm trong các doanh nghiệp lớn, nhà máy hiện đại, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, cũng cần nhận thức rõ ràng rằng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tuổi thọ nghề nghiệp cũng không ngừng rút ngắn, nội dung việc làm thay đổi không ngừng, tri thức nghiệp vụ cũ, phương pháp kỹ thuật cũ trở nên lỗi thời, bị thay thế bởi tri thức nghiệp vụ mới, phương pháp kỹ thuật mới. Ngoài ra cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội làm cho phương hướng phát triển ngành nghề cũng ngày càng đa dạng, mỗi nghề không chỉ bó hẹp trong một phạm vi cố định như trước kia. Sự phân công nghề nghiệp ngày càng tỉ mỉ, nhưng khuynh hướng tổng hợp ngày càng rõ rệt, giữa các ngành nghề có sự đan xen, ranh giới ngày càng mờ nhạt. Các xí nghiệp hiện đại đòi hỏi thanh niên học sinh không những là một chuyên gia giỏi mà còn là một nhà quản lý tài ba. Do vậy đòi hỏi người hành nghề phải có những phẩm chất nghề nghiệp tổng hợp ngày càng cao. Học sinh phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động ở nước ta. Giới thiệu khái quát về thị trường lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Em có thông tin gì về thị trường lao động của nước ta hiện nay? Tuy đa dạng và phức tạp nhưng có thể phân thành ba khu vực sau: Thị trường lao động nông – lâm – ngư nghiệp. Thầy cô cho học sinh xem đĩa hình để các em được biết trực quan một số nghề thuộc nông – lâm – ngư nghiệp. Em cho biết những hình ảnh trên cho ta biết những ngành nghề nào? Thầy (cô) có thể nhấn mạnh: Về cơ bản nước ta là nước nông nghiệp đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành nghề trong lĩnh vực này cũng đang từng bước được cơ khí hóa, điện khí hoá vì thế sẽ thu hút những thanh niên, học sinh có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất. Ngành thuỷ sản của nước ta cũng có nhiều lợi thế và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đòi hỏi thanh niên học sinh định hướng vào ngành này để tăng cường xuất khẩu. Vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng góp phần hạn chế lũ lụt, cải thiện môi trường sinh thái cũng là nỗi bức xúc của mỗi chúng ra, đòi hỏi thanh niên đóng góp công sức. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 Thanh niên, học sinh cũng có thể đến các trung tâm tư vấn Lao động – Hướng nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm. ở đây các em được cung cấp các thông tin về hướng chọn nghề, về thị trường lao động, về tình hình nhu cầu nhân lực của địa phương và của cả nước. Học sinh phát biểu về quan điểm của bố mẹ mình trong việc định hướng nghề nghiệp cho con. Một bộ phận lớn các em lại có thông tin nghề nghiệp, việc làm từ bố mẹ, người thân và bạn bè. Đôi khi bố mẹ, người thân lại là người nắm rất rõ về nhu cầu việc làm của một vài ngành nghề nào đó mà họ biết hoặc đã và đang trải qua. Thông qua thực tiễn xã hội, qua các buổi giao lưu và thực hành các em có dịp được tham gia trực tiếp vào một số ngành nghề để từ đó các em hiểu rõ được vấn đề kỹ thuật, những nhu cầu của nhà máy cũng như các em trực tiếp được nghe những kinh nghiệm từ những người giao lưu. IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Động viên các em hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp từ bây giờ trên cơ sở chúng ta nắm bắt được đầy đủ những thông tin về thị trường lao động của địa phương và đất nước. - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho buổi sauu với chủ đề “Tôi muốn đạt được ước mơ”. Chủ đề 7 TÔI MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC MƠ (3 tiết) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua chủ đề này học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Nhận thức được sự cần thiết phải nỗ lực phấn đấu để rèn luyện để đạt được ước mơ nghề nghiệp. 2. Kỹ năng: Nêu được những ước muốn, những trăn trở của bản thân trong việc chọn nghề tương lai và lý giải được cách phấn đấu để mong muốn đó trở thành hiện thực. 3. Thái độ: Có thái độ tin tưởng vào sự rèn luyện bản thân khi thực hiện ước mơ nghề nghiệp, điều chỉnh được động cơ chọn nghề của bản thân. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề. Tiến trình: Hoạt động 1: Học sinh kể những câu chuyện liên quan đến những ước mơ, hoài bão của những người thành đạt trong nghề khi họ còn nhỏ, còn là học sinh, sinh viên .. 1. Nêu khái quát về chủ đề hoặc bắt đầu bằng một câu chuyện về ước mơ nghề nghiệp của một danh nhân, một nhà khoa học nào đó để thu hút học sinh ngay từ phút đầu của chủ đề. 2. Em hãy kể về những ước mơ của những người thành đạt trong nghề mà em biết? Học sinh lần lượt phát biểu mơ ước nghề nghiệp của mình. 3. Em hãy cho cả lớp biết ước mơ nghề nghiệp của mình? Nghe các em thổ lộ ước mơ nghề nghiệp. 4. Vì sao em lại có ước mơ đó? Em đã hình dung được những thuận lợi, khó khăn khi theo nghề nghiệp đó không? Nhận xét: Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào cũng có những dự định nghề nghiệp cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ hoài bão về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Các em lưu ý là sự hình thành dự định nghề nghiệp hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc tới các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 người thân hay rủ rê của bạn bè trong việc chọn nghề cho bản thân. Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực nghề nghiệp là phải có ý chí, lòng quyết tâm vươn lên. Do vậy học sinh cần đánh giá đúng về năng lực của bản thân mình để có quyết định chọn nghề cho phù hợp. * Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp. Các khó khăn mà học sinh phải đối mặt. - Khó khăn từ năng lực bản thân: Nếu thiếu năng lực bản thân sẽ khó đáp ứng được các yêu cầu của nghề, do đó học sinh phải biết tìm ra năng lực thực sự của bản thân và bồi dưỡng năng lực đó. Học sinh phát biểu về những khó khăn chung khi chọn nghề. - Khó khăn từ phía gia đình: Thể hiện ở hoàn cảnh gia đình (điều kiện kinh tế, điều kiện về nhân lực trong gia đình), những ý kiến trái ngược nhau của cha mẹ, anh chị .. trước việc lựa chọn nghề của mình. - Khó khăn từ phía xã hội: Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ do đó kiến thức kỹ năng luôn được cập nhật đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế, do đó đòi hỏi học sinh sinh viên không ngừng học tập, không chỉ học lý thuyết mà còn học tốt trong cả thực hành thực tế, không chỉ học trong trường mà còn học ở ngoài xã hội ... * Hoạt động 4: Tìm hiểu những biện pháp cần thực hiện khi thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Vậy cần khắc phục các khó khăn trên như thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp? - Thứ nhất: Phải biết những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch chọn nghề để phát huy những thuận lợi đó, tạo đà cho sự nỗ lực bản thân vươn lên thực hiện ước mơ nghề nghiệp. - Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn như đã phân tích ở trên, xác định được đâu là khó khăn từ bản thân, đâu là từ phía gia đình, từ xã hội. Từ đó vạch ra những việc làm cụ thể để chủ động vượt qua những khó khăn đó. Học sinh lần lượt nêu những biện pháp khắc phục khó khăn theo giả định. - Thứ ba: Khi giải quyết những khó khăn có thể tham khảo ý kiến của người lớn (Cha mẹ, thầy cô giáo, anh em họ hàng, bè bạn ...) để tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Những lời khuyên, những ý kiến quý báu của họ sẽ giúp bản thân có định hướng tốt hơn. - Thứ tư: Cũng có những trường hợp vìhoàn cảnh không cho phép phải từ bỏ ước mơ này, xây dựng ước mơ khác. tuy nhiên chúng ta hãy cố gắng, có ý chí vươn lên dù khó khăn mấy cũng cố vượt qua để thực hiện ước mơ của mình. 4. Tổng kết đánh giá: - Nhận xét đánh giá về tháI độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Động viên các em hay nuôi những ước mơ nghề nghiệp từ bây giờ trên cơ sở chúng ta biết chỉ ra những thuận lợi để phát huy,những khó khăn để tìm khắc phục. - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho buổi sau với chủ đề "Tham quan trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề". Chủ đề 8 THAM QUAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC (HOẶC CAO ĐẲNG). TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, DẠY NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG (3 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua chủ đề này học sinh phải: 1. Về kiến thức: Biết các yêu cầu tuyển sinh, chuyên môn đào tạo và điều kiện học tập của sinh viên của nhà trường tham quan. 2. Kỹ năng: Biết thông tin vè nhu cầu cuả thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp của trường. 3. Thái độ : Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu liên quan. Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn TRƯỜNG THPT HÀM NGHI GI¸O ¸N H® GD Híng NGHIÖP 11 địa điểm tập kết. - Lớp trưởng sinh đến - Tập hợp toàn - Thầy (cô) thẳng địa lớp để nắm sĩ số, phổ điểm tham biến nội qui tham quan hoặc quan... tập trung tại trường rồi đi. Từ..... Hoạt động 2: Đại diện cơ sở tại hội Nói ....... gặp gỡ đại diện tham quan làm việc trường tham chuyện trực tiếp, đến.... lãnh đạo cơ sở tham với đoàn. quan cho học sinh ....... quan để nghe giới xem băng hình thiệu một số nét ghi lại các sự chung, kháI quát về kiện quan trọng truyền thống của nhà của nhà trường. trường, qui mô đào tạo, thành tích mà nhà trường đã đạt được, kế hoạch phát triển của nhà trường, trả lời một số thắc mác của học sih, phổ biến một số nội qui khi tham quan nhà trường... Từ..... Hoạt động 3; Các bộ đại diện khu Giới thiệu ....... Tiến hành tham của trường sở tại nhà làn việc từng phòng cụ đến.... quan nhà trường: học hướng dẫn cùng thầy của Ban thể cho học sinh. ....... sinh chia thành từng (cô) giáo hướng dẫn. giám hiệu, nhóm nhỏ đi thăm các phòng quan theo hướng dẫn ban, nhà của đại diện nhà truyền trường. Trước hết thống, khu tham quan khu hiệu giảng bộ của nhà trường đường, khu gồm các phòng ban, thínghiệm, nhà truyền thống, khu thực hành, giảng đường, khu thí thư viện, nghiêmk, thực hành, khu thể thao thư viện, khu thể thao giảI trí, nhà giảI trí, nhà ăn, dịch ăn, dịch vụ, vụ, khu ký túc xá khu ký túc sinh viên... xá sinh vien. Từ..... Hoạt động 4: Cán bộ đại diện Hội Trao đổi ....... Đoàn tham nhà trường Thầy(cô) trường đến.... quan trở về hội giáo hướng dẫn. Lớp ....... trường giao lưu với trưởng SV,HS đến cán bộ giáo viên của tham quan. trường Đại học, Cao đẳng, Trung cáp, Dạy nghề... tại đây học sinh sẽ nêu các câu hỏi thắc mắc, các vấn đề học sinh quan tâm Giáo viên: Phạm Trọng Đoàn
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_11_chu_de_1_8.doc