Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chương trình cả năm

doc 49 Trang tailieuthpt 235
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chương trình cả năm

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 11 - Chương trình cả năm
 Chủ đề 1
 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành
 giao thông vận tải, địa chất
 I- Mục tiêu bài học: 
 Qua chủ đề này học sinh hiểu: 
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được vị trí của ngành Giao thông vận tải ngành Địa chất trong xã 
hội. 
 - Biết đặc điểm, yêu cầu của hai ngành này. 
 2. Kỹ năng: 
 Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành 
trong giai đoạn hiện nay. 
 3. Thái độ: 
 Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. 
 II. Chuẩn bị: 
 - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGK) và các tài liệu liên quan. 
 - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực Giao thông 
vận tải, Địa chất, hoặc phim ảnh. 
 III. Tiến trình bài giảng: 
 - ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 
 - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề. 
 (Nếu tổ chức hội thi thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương 
trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 
 Tiến trình: 
 HS: I- Tìm hiểu các nghề thuộc ngành giao thông vận tải: 
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Giao 
thông vận tải Việt Nam: 
 Học sinh phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. 
 Có thể mỗi học sinh trình bày một phần bằng nhận thức của mình.
 GV: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về hệ thống giao thông vận tải 
của Việt Nam hiện nay? ta không chỉ nối liền nhiều vùng miền của cả nước mà đã vươn tới nhiều nước 
trên thế giới, chúng ta đã lập nhiều đường bay thẳng tới châu Âu và Mỹ  
 2. Em có ý kiến gì về điều kiện tự nhiên của nước ta ảnh hưởng tới sự phát 
triển ngành giao thông vận tải? 
 HS: Học sinh chuẩn bị và trả lời về lý do tại sao hệ thống giao thông của 
chúng ta có lịch sử phát triển mạnh mẽ và đa dạng như thế.
 TL: Do vị trí địa lý của nước ta có nhiều đồi núi và tiếp giáp với biển, có 
nhiều sông ngòi chằng chịt nên giao thông đường thuỷ đã phát triển từ rất sớm 
cho đến ngày nay. Giao thông đường bộ, đường sắt và hàng không cũng phát 
triển để đáp ứng sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, trong thời kỳ 
hội nhập quốc tế. 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành giao thông vận tải trong xã hội. 
 3. Em hãy cho biết vai trò vị trí của các nghề thuộc giao thông vận tải 
trong xã hội? 
 Học sinh thảo luận và trả lời theo yêu cầu của thầy giáo về vai trò vị trí của 
các nghề thuộc ngành giao thông vận tải. 
 - Nhờ có hệ thống giao thông vận tải mà con người thực hiện việc đi lại, 
vận chuyển hàng hoá nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá giữa các vùng 
miền, giữa các quốc gia với nhau. Trong thời chiến nhờ có hệ thống giao thông 
vận tải mà chúng ta chiến thắng quân thù bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong giai 
đoạn hiện nay và trong tương lai Đất nước chúng ta phát triển kinh tế rất mạnh 
mẽ nên giao thông vận tảI càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát 
triển kinh tế. Chính vì tầm quan trọng như vậy mà Đảng và Chính phủ đã coi 
trọng và đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giao thông vận tải cụ thể là xây dựng nhiều 
tuyến đường quốc lộ mới hiện đại, xây dựng các tuyến đường sắt hiện đại, hiện 
đại hoá các cảng hàng không, xây dựng mới các cảng biển  
 4. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của ngành giao thông vận tải? 
 ? Học sinh trả lời những hiểu biết về các nhóm nghề của ngành giao thông 
vận tải? 
 Thầy (Cô) có thể cho một học sinh ghi lại những nghề mà các học sinh đã 
liệt kê và nhận xét, bổ sung thêm các nghề mà các em chưa biết. 
 - Các ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải gồm:
 - Xây dựng cầu đường bộ, 
 - Xây dựng những công trình cảng. 
 - Xây dựng những công trình ngầm. - Cơ khí đóng tàu: Đối tượng lao động là các tàu cũ, phương tiện vận tải 
đường biển, đường sông như các tàu hàng, tàu đánh cá, tàu chở khách trên sông, 
trên biển  
 6. Em hãy cho biết công cụ lao động của ngành giao thông vận tải? 
 b. Công cụ lao động: 
 Học sinh lên trả lên câu hỏi của thầy cô (gọi vài học sinh trả lời, mỗi học 
sinh nên công cụ lao động của một nghề). 
 TL: Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà phân biệt công cụ lao động có khác 
nhau. 
 Ví dụ: - Xây dựng đường bộ: Công cụ lao động là máy ủi, máy xúc, máy 
trộng bê tông, máy ép cọc .. 
 - Cơ khí đóng tàu: Công cụ lao động là máy mài, máy hàn, máy khoan, cẩu 
 c. Nội dung lao động của các nghề thuộc giao thông vận tải. 
 Học sinh lấy ví dụ một nghề cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải sau 
đó trình bày về nội dung lao động (vài học sinh trình bày, mỗi học sinh một nghề 
cụ thể) 
 7. Em cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc giao thông vận tải? 
 TL: Tuỳ theo từng nghề cụ thể mà nội dung lao động có các bước khác 
nhau: 
 Ví dụ: - Xây dựng công trình giao thông: 
 Nội dung lao động bao gồm: 
 * Giai đoạn chuẩn bị: Gồm các bước
 - Thiết kế và giám định công trình. 
 - Kinh tế xây dựng để dự toán đầu tư cho công trình. 
 - Điều tra, khảo sát địa điểm xây dựng.
 - Chuẩn bị về vật tư, thiết bị và công nghệ cho việc thi công ... 
 ? Học sinh nêu các bước nội dung lao động khi xây dựng một ngôi nhà? 
 * Giai đoạn thi công công trình: 
 Nghĩa là giai đoạn tiến hành quá trình sản xuất trực tiếp để thực hiện 
những ý đồ của thiết kế thành sản phẩm cụ thể là công trình. 
 * Giai đoạn hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng: 
 ? Học sinh có ý kiến khác về nội dung nếu có: - Hệ Cao Đẳng: Trường Cao đẳng giao thông vận tải Chi tiết xem những 
điều cần biết về tuyển sinh Đại học Cao đẳng hàng năm để biết chỉ tiêu cụ thể 
của từng ngành nghề.
 - Hệ trung cấp : Trường trung cấp giao thông vận tải Chi tiết xem những 
điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hàng năm để biết chỉ tiêu cụ thể 
của từng ngành nghề.
 b. Điều kiện tuyển sinh: 
 Học sinh nêu một số điều kiện tuyển sinh của một số trường trong ngành 
giao thông vận tải. 
 Tuỳ theo từng trường, từng ngành nghề mà có những yêu cầu tuyển sinh 
khác nhau: 
 Khối thi, ngày thi, những điều kiện khác ... 
 c. Triển vọng của nghề và nơi làm việc: 
 Ngành giao thông vận tải hiện nay có triển vọng rất lớn bởi chúng ta đang 
trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về du lịch, đi lại 
ngày một tăng mạnh, hệ thống giao thông ngày một phát triển và mở rộng, nhiều 
công nghệ mới được áp dục trong xây dựng các công trình giao thông và trong 
công nghệ vật liệu. Do đó đòi hỏi cần một đội ngũ làm việc trong ngành giao 
thông vận tải có năng lực chuyên môn, có lương tâm trách nhiệm với nghề. 
 Nơi làm việc: hầu hết người lao động được làm việc tại các công ty, doanh 
nghiệp trong ngành giao thông vận tải.
 II. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành Địa chất.
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khía quát về lịch sử phát triển của ngành Địa 
chất Việt Nam.
 Học sinh phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định 
về lịch sử phát triển của ngành Địa chất Việt Nam
 10. Em hãy nêu tóm tắt lịch sử phát triển của ngành Địa chất Việt Nam ?
 (Gv gọi vài học sinh lên trình bày hiểu biết của các em về ngành địa chất)
 Gợi ý:
 Từ lâu cha ông ta đã biết khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên 
mà ngày nay chúng ta biết đến qua các di chỉ khảo cổ học như : trống đồng, mũi 
tên, tháp đồng... Đến cuối thế kỉ XIX Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng 
sản và đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX ngành Địa chất Việt Nam mới bắt 
đầu phát triển. Ngày nay ngành địa chất đã hoạt động trên khắp chiều dài đất * Hoạt động3: Tìm hiểu về đặc điểm của ngành Địa chất.
 a. Đối tượng lao động:
 Học sinh nhận biết các đối tượng lao động qua từng nghề cụ thể.
 (Gọi nhiều học sinh, mỗi học sinh một nghề).
 GV: Gọi học sinh trả lời hoặc cho học sinh thảo luận rồi cử đại diện lên 
báo cáo.
 Gợi ý: Tuỳ theo từng ngành cụ thể mà có đối tượng khác nhau, nhưng 
thường bao gồm:
 - Cấu trúc địa chất Việt Nam.
 - Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam.
 - Các trường địa lý khu vực
 - Các trường đại từ, cổ từ, địa chấn kiến tạo,...
 b. Công cụ lao động: 
 Học sinh lên trả lời câu hỏi của thầy cô (gọi vài học sinh trả lời, mỗi học 
sinh nêu công cụ lao động của một nghề). 
 14. Em hãy cho biết các công cụ lao động của các nghề thuộc ngành địa 
chất? 
 Tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể mà có các loại công cụ tương ứng song 
trong ngành địa chất thường gồm: 
 - Các công cụ thô sơ dùng để tìm kiếm khai thác. 
 - Các thiết bị điều tra cơ bản địa chất như thiết bị phân tích, thiết bị quang 
phổ hấp thụ nguyên tử, thiết bị quang phổ plasma, huỳnh quang rơn – ghen, 
kính hiển vi phân cực, thăm dò bằng vệ tinh. 
 - Các thiết bị thăm bò khoáng sản: Khoan thổi khí, khoan thăm dò, các 
thiết bị thăm dò điện, từ, trọng lực, địa chấn.
 C. Nội dung lao động của các nghề thuộc địa chất: 
 Học sinh cho biết nội dung cơ bản của các nghề thuộc ngành địa chất. 
 15. Hãy cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc ngành địa chất? 
 Các công việc của ngành địa chất bao gồm: 
 - Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất: phục vụ cho việc lập bản đồ địa 
chất, bản đồ địa lý thuỷ văn, điều tra địa chất đô thị, địa vật lý khu vực ... 
 - Khảo sát thăm dò khoáng sản: Các khoáng sản năng lượng, quặng sắt và 
hợp kim sắt, quặng kim loại quý, quặng phóng xạ ... c. Triển vọng của nghề và nơi làm việc:
 Học sinh trình bày triển vọng của nghề và nơi làm việc.
 - Ngành Địa chất hiện đã thực hiện những chính sách đổi mới, hợp tác 
quốc tế trong khai thác, thăm dò... do đó ngành Địa chất đang dần tiếp cận với 
môi trường hội nhập vào khu vực và thế giới để phát triển.
 Học sinh phát biểu những khó khăn về yếu tố hấp dẫn của hai ngành Giao 
 thông vận tải và địa chất.
 18. Liên hệ bản thân: 
 Hãy cho biết những khó khăn và những yếu tố hấp dẫn của các nghề thuộc 
 Giao thông vận tải và Địa chất.
 19. Em hãy cho biết tên gọi một số trường Trung cấp, công nhân kỹ thuật 
của hai ngành trên?
 Học sinh phát biểu kể tên các trường mà em biết.
 IV. Tổng kết đánh giá
 - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh.
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số 
nghề thuộc linh vực kinh doanh, dịch vụ.
 - Mỗi học sinh lập một bản mô tả nghề của ngành Giao thông vận tải hoặc 
Địa chất.
 Chủ đề 2
 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực
 Kinh doanh, dịch vụ
 I- Mục tiêu bài học: 
 Qua chủ đề này học sinh phải:
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được vị trí , vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh 
vực kinh doanh, dịch vụ.
 - Biết đặc điểm, yêu cầu nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc 
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. 
 2. Kỹ năng: 
 Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc lĩnh vực 
kinh doanh dịch vụ. Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa thì vai trò của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đóng một vai 
trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Mỗi một con người 
chúng ta trong cuộc sống cần rất nhiều loại lương thực, thực phẩm thuốc men, 
quần áo, sách vở, các đồ dùng khác ... Thế nhưng chúng ta không thể tự làm ra 
tất cả những thứ đó. Vậy chúng ta có được chúng ta do đâu? Chính là thông qua 
trao đổi hàng hoá, thông qua việc mua bán tức là thông qua hoạt động kinh 
doanh, dịch vụ. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đóng góp của các 
tầng lớp doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và đã lấy 
ngay doanh nhân Việt Nam để thể hiện sự quan tâm và ghi nhớ đóng góp của 
giới doanh nhân. 
 4. Bạn hãy kể những gương doanh nhân thành đạt.
 Học sinh kể chuyện các gương thành đạt trong nghề.
 Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện về những doanh nhân thành đạt.
 Gợi ý:
 NDCT có thể kể cho cả lớp nghe gương doanh nhân thành đạt trên thế giới 
như Levis, Sony hoặc những gương thành đạt trong nước.
 5. Bạn cho biết phương hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực kinh 
doanh dịch vụ ?
 Học sinh thảo luận và phát biểu hiểu biết của mình về phương hướng phát 
triển các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
 Gợi ý:
 Đất nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường do vậy Nhà nước rất 
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kể cả vừa và nhỏ và xây dựng một số 
tập đoàn kinh tế đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá. Nhà nước cũng tạo môi 
trường kinh doanh thuận lợi, chính sách thông thoáng, hoàn thiện hệ thống pháp 
luật để kinh tế tư bản tư nhân phát triển đồng thời phát triển cả các hình thức liên 
doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và 
ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
 Học sinh phát biểu những cơ hội tốt cho học sinh trong thời gian tới trong 
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
 TL: Về dịch vụ, Nhà nước cũng chủ trương phát triển mạnh và nâng cao 
chất lượng các ngành dịch vụ: phát triển thương mại, phát triển dịch vụ vận tải 
hàng hoá, hành khách, phát triển nhanh và hiện đại hóc dịch vụ bưu chính – 
Viễn thông, phổ cập sử dụng Internet, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài 
chính – tiền tệ, phát triển mạnh dịch vụ phục vụ đời sống. Phương hướng phấn mà thị trường chưa đáp ứng được hoặc chưa có nên đã nảy sinh ý tưởng kinh 
doanh. Từ việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường về một loại mặt hàng nào đó 
mà có kế hoạch tiếp theo. Tìm địa điểm kinh doanh, nguồn cung cấp hàng hoá, 
nguyên vật liệu. Tìm nguồn vốn, tiến hành maketing sản phẩm dịch vụ của mình 
để thị trường biết đến sản phẩm của mình. Cuối cùng là thực hiện hoạt động kinh 
doanh của mình với phong cách riêng, độc đáo. 
 Ngày nay, với sự hôi nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đòi hỏi người 
làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, giao 
đúng hạn theo hợp đồng và lấy chữ tín làm đầu bởi mọi hàng hoá hiện nay đều 
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và phải tuân theo các tiêu chuẩn 
của các thị trường. 
 d. Điều kiện lao động: 
 7. Bạn hãy cho biết điều kiện lao động của lĩnh vực kinh đoanh dịch vụ?
 Học sinh trình bày về điều kiện lao động của một vài loại hình kinh doanh 
dịch vụ nào đó. 
 TL: Hầu hết những người làm trong lĩnh vực kinh doanh làm việc trong 
nhà, tưc trong các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, văn phòng, trụ sở Công ty, nơi 
giao dịch ... Hiện nay nhân viên các Công ty, cửa hàng thường mặc đồng phục, 
có các phương tiện máy móc hiện đại để sử dụng như máy móc hiện đại để sử 
dụng như máy tính, xe cộ các loại khi phải đi giao dịch. Song, có lẽ điều kiện 
khắc nghiệt nhất trong môi trường kinh doanh hiện nay là khả năng chuyên môn 
trong lĩnh vực của mình, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, khả năng đàm phán, 
thương thuyết thâm chí cả khả năng ngoại ngữ. 
 Học sinh thảo luận rồi nêu những chống chỉ định y học của nghề? 
 e. Những chống chỉ định y học của nghề: 
 TL: Những người mắc các bệnh sau đây không nên theo các nghề thuộc 
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: 
 - Người dị dạng, khuyết tật. 
 - Người nói ngọng, nói nhịu, nói lắp. 
 - Người mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, bệnh phổi. 
 - Người mắc bệnh ngoài da như ghẻ lở, nấm, vảy nến.
 - Người có thần kinh không ổn định không cân bằng, hay quên, hay nhầm 
lẫn, dễ nổi khùng. 
 - Người có tính ăn nói thô lỗ .. 
 Đại diện một nhóm phát triển vì sao? + Nơi làm việc: 
 Hầu hết làm việc tại các cửa hàng cửa hiệu, công ty văn phòng đại diện ... 
 + Triển vọng của nghề: 
 Thị trường lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hiện nay đang cần 
một số lượng lớn các ứng cử viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng làm 
việc trong môi trường cạnh tranh, do Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế 
giới, do Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh 
nghiệp do đó cơ hội có vịêc làm trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ là rất lớn. 
 4. Tổng kết đánh giá: 
 - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh. 
 - Mỗi học sinh lập một bản mô tả về loại hình kinh doanh, dịch vụ. 
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số 
nghề thuộc ngành Năng lượng – Viễn thông và Công nghệ thông tin. 
 Chủ đề 3
 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng
 Bưu chính – viễn thông, công nghệ thông tin 
 (3 tiết)
 I- Mục tiêu bài học: 
 Qua chủ đề này học sinh phải:
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được tầm quan trọng và triển vọng của ngành năng lượng, Bưu 
chính, viễn thông, Công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
 - Biết được những thông tin về các đặc điểm và yêu cầu của một số nhóm 
nghề thuộc các lĩnh vực. 
 2. Kỹ năng: 
 Biết cách sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến các nghề thuộc các 
lĩnh vực trên, Có kỹ năng sắp xếp một nghề nào đó của ngành năng lượng, Bưu 
chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin theo nhóm Người – Người, Người – 
Kỹ thuật, Người – Dấu hiệu.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. 
 II. Chuẩn bị: ra đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong khi đó 
khả năng xây dựng các nhà máy điện không theo kịp nhu cầu sử dụng, do đó 
việc thiết hụt năng lượng đã xảy ra, và chúng ra phải có ý thức tiết kiệm năng 
lượng bằng cách tiết kiệm điện năng. 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành năng lượng. 
 3. Em hãy cho biết đặc điểm của các nghề thuộc ngành năng lượng? 
 a. Đối tượng lao động: 
 Học sinh nêu đối tượng lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực năng 
lượng. 
 - Đối tượng lao động: Cơ bản nhất là đất đá, sỏi, than các loại, dầu thô 
nước, tạp chất các loại, nguyên liệu, nhiên liệu ... 
 b. Công cụ lao động: 
 Học sinh nêu công cụ lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực năng 
lượng mà mình biết. 
 - Công cụ lao động: Tuỳ theo nghề cụ thể có các công cụ khác nhauu 
nhưng phổ biến gồm: Các dụng cụ cầm tay, búa kìm tô vít, đồng hồ đo, bút thử 
điện, các loại vật liệu kỹ thuật điện, đến các loại máy móc như máy ủi, máy xúc, 
máy gạt máy khoan, các tàu chuyên dùng, máy phát điện, động cơ điện ... 
 c. Nội dung lao động: 
 Học sinh trình bày nội dung lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực 
năng lượng mà mình biết. 
 Một học sinh nêu ví dụ về các nghề thuộc ngành than. 
 Nội dung lao động: Tuỳ theo từng nghề cụ thể: 
 Năng lượng than: 
 + Thăm dò trữ lượng than. 
 + Khai thác và sàng tuyển than để phân loại than. 
 + Vận chuyển, nhập kho.
 + Phân phối kinh doanh than.
 Một học sinh nêu ví dụ về các nghề thuộc ngành dầu khí. 
 Năng lượng dầu khí: 
 + Tìm kiếm, thăm dò dầu khí để đánh giá trữ lượng: 
 + Khai thác xử lý dầu thô, công nghệ tầng chứa, lắp đặt đường ống, vận 
hành bảo dưỡng kiểm tra đường ống. + Trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm (TP Hạ Long – Quảng Ninh) 
 + Trường đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị (Uông Bí – Quảng Ninh). 
 - Hệ Đại học, Cao đẳng: 
 + Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (từ Liêm – Hà Nội). 
 + Cao đẳng kỹ thuật mỏ (Đông Triều – Quảng Ninh)
 + Đại học mỏ địa chất (Đông Ngạc - Từ Liêm – Hà Nội) 
 + Đại học Bách khoa Hà Nội (Đường Đại Cổ Việt – Hà Nội)
 b. Điều kiện tuyển sinh: 
 Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực năng 
lượng.
 7. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh: 
 Các thí sinh có đủ sức khoẻ, không rơi vào các chống chỉ định y học và tốt 
nghiệp THPT hoặc tương đương có trình độ kiến thức đến đâu thì thi hệ đó. 
 c.Nơi làm việc và triển vọng của nghề: 
 8. Em có biết gì về nơi làm việc và triển vọng các nghề thuộc ngành năng 
lượng? 
 Học sinh cho biết nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng? 
 Hầu hết người làm việc trong lĩnh vực này thường làm việc tại các nhà 
máy, xí nghiệp điện, các giàn khoan, các mỏ than ... 
 Triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực năng lượng. 
 II. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành bưu chính – Viễn thông.
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Bưu 
chính – Viễn thông. 
 9. Hãy cho biết khái quát lịch sử phát triển ngành Bưu chính – Viễn 
thông? 
 Sở Bưu điện cũng do Pháp thành lập, song ngành này phát triển khá chậm 
chập ngay cả khi chúng ta giành được độc lập, thống nhất đất nước. Kể từ khi 
chúng ta mở cửa thì ngành Bưu chính – Viễn thông đã có những chuyển biến 
mới, đặc biệt là Việt Nam đã thành công trong chiến lược tăng tốc phát triển viễn 
thông giai đoạn 1993 – 2000 tới nay mạng lưới viễn thông Việt Nam đã được tự 
động hoá hoàn toàn, với hệ thống chuyển mạng và truyền dẫn kỹ thuật số. Tổng 
số thuê bao điện thoại ở nước ta trong vòng 10 năm qua tăng 34 lần, đứng thứ hai 
thế giới về tốc độ phát triển. Song mật độ điện thoại ở nước ta mới đạt 4-5 
máy/100 dân, các nước phát triển là 30 – 40 máy/100 dân, các nước đang phát + Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cáp mạng lưới thuê bao điện 
thoại, fax, Internet, thương mại điện tử. 
 d. Yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
 13. Bạn cho biết những yêu cầu đối với những người lao động trong Bưu 
chính – Viễn thông? 
 Học sinh nêu những yêu cầu của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – 
Viễn thông. 
 Phải có trí nhớ tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên 
trì. 
 Học sinh cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề thuộc lĩnh 
vực Bưu chính – Viễn thông. 
 14. Bạn cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề trong lĩnh 
vực Bưu chính – Viễn thông? 
 - Trình độ học lực kém. 
 - Trí nhớ và tư duy kém phát triển. 
 - Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ. 
 - Hay đãng trí, thích bay nhảy, không chịu ngồi yên một chỗ ... 
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành Bưu chính – Viễn 
thông? 
 a. Cơ sở đào tạo: 
 Học sinh cho biết những cơ sở đào tạo các hệ cho lĩnh vực Bưu chính – 
Viễn thông. 
 15. Bạn cho biết các cơ sở đào tạo về ngành Bưu chính – Viễn thông? 
 Tuỳ theo hệ ĐH, CĐ, trung cấp. 
 - Trường Cn Bưu điện 1 (TX Phủ Lý – Hà Nam). 
 - Trường CN Bưu điện 2 (Liên Chiểu – TP Đà Nẵng). 
 - Trường CN Bưu điện 3 (Mỹ Tho – Tiền Giang). 
 - Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân- Hà Nội). 
 b. Điều kiện tuyển sinh: 
 Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực Bưu 
chính – Viễn thông. 
 16. Bạn cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường của ngành Bưu chính 
– Viễn thông. Tuỳ theo từng ngành cụ thể: 
 + Dịch vụ CNTT bao gồm: 
 - Lắp ráp MTĐT và cung cấp dịch vụ thông tin. 
 - Thực hiện tin học hoá: Nghĩa là phát triển nhanh, rộng khắp việc ứng 
dụng tin học vào các ngành kinh tế quốc dân và công tác quản lý xã hội. 
 - Thực hiện Internet hoá: đẩy nhanh quá trình phát triển các dịch vụ trên 
mạng. 
 Học sinh trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình 
viết phần mền. 
 + Xây dựng công nghiệp phần mềm: 
 Khi tạo ra một sản phẩm phần mền cần thực hiện các bước công việc sau:
 - Phân tích, thiết kế hệ thông.
 - Thi công sản xuất phần mềm.
 - Thử nghiệm, đánh giá chất lượng phần mềm.
 - Đóng gói sản phẩm và kinh doanh tiếp thị.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành Công nghệ thông 
tin.
 20. Hãy nêu yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực CNTT?
 Học sinh trình bày các yêu cầu của một số nghề trong lĩnh vực CNTT.
 Người làm việc loại hình dịch vụ cần có chuyên môn vững vàng về tin học 
nói chung, có tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng tốt, có năng lực quan sát để theo 
dõi các thiết bị điện tử, có tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng giao tiếp với khách 
hàng: niềm nở, lịch sử và phục vụ tận tình ...
 Với những người làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm cần có 
năng lực sáng tạo, tư duy toán học, tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp ...
 21. Hãy nêu những chống chỉ định y học của một số nghề trong linh vực 
CNTT?
 Gợi ý:
 - Trình độ học lực kém, nhất là môn toán
 - Trí nhớ và tư duy kém phát triển.
 - Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ.
 - Hay đãng trí, thích bay nhẩy, không chịu ngồi yên một chỗ... - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số nghề 
thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng.
 Chủ đề 4
 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực 
 An ninh, quốc phòng 
 (3 tiết)
 I- Mục tiêu bài học: 
 Qua chủ đề này học sinh phải:
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được vai trò, vị trí xã hội của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc 
phòng.
 2. Kỹ năng: 
 Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong 
lĩnh vực này.
 3. Thái độ: 
 Có nhận thức đúng đắn về sự hy sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc 
biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an từ đó biết ơn những người đã và 
đang làm trong các lực lượng vũ trang. 
 II. Chuẩn bị: 
 - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 (SGK) và các tài liệu liên quan. 
 - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, 
Quốc phòng.
 III. Tiến trình bài giảng: 
 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: 
 (Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương 
trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 
 3. Tiến trình lên lớp: 
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về sự phát triển các nghề trong lĩnh vực 
An ninh, Quốc phòng. 
 Học sinh phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. 
 Có thể mỗi học sinh trình bày một phần bằng nhận thức của mình. * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và các yêu cầu của các nghề trong lĩnh 
vực quốc phòng, an ninh. 
 4. Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực quốc 
phòng và an ninh? 
 Đối tượng lao động: 
 Cả Quân đội và Công an có đối tượng chính là trấn áp những kẻ xâm 
phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của nhân dân.Về cụ 
thể từng nghề thì đối tượng lao động của họ cũng tương tự như các nghề tương 
ứng ngoài dân sự. 
 Công cụ lao động: 
 Công cụ lao động của từng nghề tương tự như các nghề ngoài dân sự, 
nhưng nói một cách tổng quát thì đối tượng lao động chính của hai lĩnh vực này 
là các loại vũ khí, khí tài, máy móc thiết bị phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu như 
các loại súng đạn, bom, mìn, máy bay, tàu chiến, xe tăng xe bọc thép, tên lửa, 
các thiết bị thông tin liên lạc ... 
 Điều kiện lao động: 
 Thường thay đổi vị trí đóng quân, làm việc nặng nhọc, làm việc trong 
khuôn khổ mệnh lệnh, kỷ luật cao, đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ phải chịu đựng 
gian khổ, hy sinh quên mình. 
 Nội dung lao động: 
 Hàng ngày là sẵn sàng tư thế chiến đấu để giữ vững an ninh của Tổ quốc, 
trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân. Với những người làm 
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì nội dung lao động tương tự như ngoài dân sự. 
 Học sinh phát biểu về yêu cầu của những người muốn tham gia vào quốc 
phòng, an ninh và đối chiếu với bản thân có phù hợp không? 
 Những yêu cầu đối với người lao động: 
 - Có thể lực tốt về chiều cao cân nặng.
 - Dũng cảm, táo bạo, có nhiều sáng kiến. 
 - Không sợ hi sinh gian khổ.
 - Tinh thần cảnh giác cách mạng. 
 - Trung thành tuyệt đối với cách mạng.
 - Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỷ luật quân sự. 
 Những chống chỉ định y học: - Trường Trung học Quân Y II. 
 - Trường Trung học Kỹ thuật xe máy. 
 - Trường Trung học Công nghiệp quốc phòng. 
 - Trường Trung học Kỹ thuật Hải quân. 
 - Trường Trung học Cầu đường và dạy nghề. 
 - Trường Trung học trong trường Cao đẳng kỹ thuật Vinhem –Pich. 
 - Trường Trung học trong học viện Quân y... 
 Học sinh nêu các điều kiện tuyển sinh vào các trường trong lĩnh vực an 
ninh, quốc phòng. 
 5. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh vực an 
ninh, quốc phòng? 
 Hầu hết các trường trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đều tổ chức sơ 
tuyển, quá trình thi tuyển theo quy chế của Bộ GD& ĐT. 
 Nơi làm việc và triển vọng của các nghề. 
 + Nơi làm việc: 
 Người lao động sẽ làm việc tại các đơn vị, nhà máy xí nghiệp, bệnh viện 
trong các trường của quân đội hoặc Công an. 
 + Triển vọng của nghề: 
 An ninh, quốc phòng là lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, hai lĩnh vực này 
đang được hiện đại hoá, mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng lực 
lượng an ninh, quốc phòng thông qua việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào 
các hoạt động trong lĩnh vực này. 
 4. Tổng kết đánh giá: 
 - Nhận xét, đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những 
điểm trọng tâm của chủ đề. 
 - Mỗi học sinh lập một bản mô tả về một nghề thuộc lĩnh vực an ninh, 
quốc phòng mà em biết hoặc của người thân. 
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung câu hỏi, trang trí cho buổi giao lưu 
với những điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi. 
 Chủ đề 5
 Giao lưu với những điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi, 
 những gương vượt khó
 (Chủ đề: Làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông) Giáo viên gặp gỡ trước các vị khách, thông báo những yêu cầu đặt ra trong 
buổi giao lưu, giới thiệu cho họ về tình hình, đặc điểm của học sinh trong lớp 
hoặc khối lớp để khách có sự chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với học sinh. 
 Đồng thời giáo viên cũng nên giới thiệu trước cho các em học sinh về 
thành phần khách mời, gợi ý cho các em chuẩn bị các câu hỏi về những gì mình 
quan tâm muốn khai thác trong buổi giao lưu. 
 2. Cơ sở vật chất: 
 Giáo viên nhắc các em học sinh trang trí khung cảnh cho buổi giao lưu, 
chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, một số câu hỏi theo mẫu sau:
Họ và tên học sinh: ...............................................................................................
Họ tên khách mời mà học sinh muốn hỏi: .............................................................
Những câu hỏi đặt ra cho khách mời: ....................................................................
1..............................................................................................................................
2..............................................................................................................................
3..............................................................................................................................
4..............................................................................................................................
5..............................................................................................................................
 3. Hình thức buổi giao lưu: 
 - Các vị khách tham gia giao lưu ngồi ở phía trên (Có thể là sân khấu của 
hội trường lớn) đối diện với học sinh, số lượng khách mời khoảng 3 đến 5 người. 
 - Chọn hai học sinh (một nam, một nữ) lên dẫn chương trình, nếu các em 
không đảm đương được thì thầy cô là người dẫn chương trình. 
 - Khách đến dự buổi giao lưu nên mời đại diện Ban giám hiệu, Đoàn thanh 
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thầy (Cô) chủ nhiệm lớp, các giáo viên phụ trách 
hướng nghiệp. 
 III. Tổ chức giao lưu: 
 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: 
 (Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương 
trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 
 3. Tiến trình lên lớp: Chủ đề 6
 Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động
 (3 tiết)
 I- Mục tiêu bài học: 
 Qua chủ đề này học sinh phải:
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội 
tìm được việc làm.
 2. Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để có 
hướng chọn nghề phù hợp.
 3. Thái độ: 
 ý thức được sự đòi hỏi ngày càng cao đối với đào tạo nghề và đối với 
người lao động. 
 II. Chuẩn bị: 
 1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 6 (SGV) và các tài liệu liên quan. 
 2. Đồ dùng: tranh ảnh biển quảng cáo, bảng thống kê, các tờ bướm, tờ rơi 
về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước. Những tấm gương về 
những người lao động giỏi trong các ngành nghề khác nhau. Sưu tầm báo chí, tài 
liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc của cả nước. 
 II. Tiến trình bài giảng: 
 - ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 
 - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề. 
 Tiến trình: 
 * Hoạt động 1: Trình bày những mơ ước nghề nghiệp của mình. 
 Từng bạn lên trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình. 
 1. Giới thiệu mục tiêu và nội dung của chủ đề, động viên học sinh tự tin 
trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình. 
 2. Gọi từng học sinh lên trình bày mơ ước của mình. 
 Sau mỗi em trình bày, thầy (cô) có thể hỏi thêm các câu hỏi: 
 - Vì đâu em lại có mơ ước như vậy? 
 - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện ước mở của em? Ngoài ra cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội làm cho phương hướng phát 
triển ngành nghề cũng ngày càng đa dạng, mỗi nghề không chỉ bó hẹp trong một 
phạm vi cố định như trước kia. Sự phân công nghề nghiệp ngày càng tỉ mỉ, nhưng 
khuynh hướng tổng hợp ngày càng rõ rệt, giữa các ngành nghề có sự đan xen, 
ranh giới ngày càng mờ nhạt. Các xí nghiệp hiện đại đòi hỏi thanh niên học sinh 
không những là một chuyên gia giỏi mà còn là một nhà quản lý tài ba. Do vậy 
đòi hỏi người hành nghề phải có những phẩm chất nghề nghiệp tổng hợp ngày 
càng cao. 
 Học sinh phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động ở nước ta. 
 Giới thiệu khái quát về thị trường lao động của Việt Nam trong giai đoạn 
hiện nay. 
 Em có thông tin gì về thị trường lao động của nước ta hiện nay? 
 Tuy đa dạng và phức tạp nhưng có thể phân thành ba khu vực sau: 
 Thị trường lao động nông – lâm – ngư nghiệp. 
 Thầy cô cho học sinh xem đĩa hình để các em được biết trực quan một số 
nghề thuộc nông – lâm – ngư nghiệp. 
 Em cho biết những hình ảnh trên cho ta biết những ngành nghề nào? 
 Thầy (cô) có thể nhấn mạnh: Về cơ bản nước ta là nước nông nghiệp đang 
trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành nghề trong lĩnh vực này cũng 
đang từng bước được cơ khí hóa, điện khí hoá vì thế sẽ thu hút những thanh niên, 
học sinh có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất. 
 Ngành thuỷ sản của nước ta cũng có nhiều lợi thế và trở thành ngành kinh 
tế mũi nhọn của đất nước, đòi hỏi thanh niên học sinh định hướng vào ngành này 
để tăng cường xuất khẩu. 
 Vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng góp phần 
hạn chế lũ lụt, cải thiện môi trường sinh thái cũng là nỗi bức xúc của mỗi chúng 
ra, đòi hỏi thanh niên đóng góp công sức. 
 Ngoài ra ở nước ta còn có hàng trăm loại lúa mới, các giống ngô lai, khoai 
tây,đậu tương, vừng, lạc đều là những cây tạo ra cơ cấu cây trồng mới. Các cây 
cao su, cà phê, chè, bông, chuối dứa, cam quýt, bưởi, sầu riêng, nhãn, vải thiều .. 
đều là những cây cho hiệu quả kinh tế cao. 
 Những điều kiện trên rất cần một lực lượng thanh niên trẻ giàu nhiệt tình, 
có tri thức tham gia vào các lĩnh vực này để làm giàu cho chính mình, cho quê 
hương, đất nước. 
 Học sinh xem băng và kể tên một số nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp. Sau khi cho học sinh xem phim và thảo luận các nội dung liên quan tới thị 
trường lao động các lĩnh vực trên, thầy (cô) tiếp tục đặt vấn đề: Tuy nhiên làm 
thế nào để thanh niên học sinh nắm bắt được các nhu cầu của thị trường lao động 
đó để định hướng và quyết định cho mình nghề nghiệp đúng đắn nhất? 
 Học sinh nêu tên các báo, tạp chí thường có nội dung liên quan đến thông 
tin nghề nghiệp. 
 Để thu lượm các thông tin trên ngoài các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ở 
trường chúng ta còn có nhiều nguồn thông tin khác. Trước khi quyết định chọn 
nghề học sinh phải tìm hiểu kỹ và nắm vững thông tin nghề nghiệp vì người 
thành công cạnh tranh trên chính là người tham gia cạnh tranh đã chuẩn bị chu 
đáo nhất cho mình. Chúng ta có thể thu lượm các thông tin nghề nghiệp từ các 
nguồn như sách, báo... Hiện nay có khá nhiều sách hướng nghiệp giới thiệu khá 
chi tiết một số nghề cơ bản trong xã hội, một số báo cũng có trang chuyên về lao 
động việc làm. Đặc biệt trên một số báo còn thường xuyên biểu dương các đơn 
vị, cá nhân làm kinh doanh giỏi, các gương thành đạt trong nghề. 
 Học sinh cho biết mình truy cập internet để tìm kiếm thông tin nghề 
nghiệp như thế nào?
 Một nguồn thông tin nữa mà thành niên học sinh có thể thu lượm thông 
tin qua mạng máy tính, ở đây chúng ta không chỉ nắm bắt được nhu cầu việc làm 
của rất nhiều đơn vị doanh nghiệp trong nước mà chúng ta còn biết được thông 
tin nhân lực của nhiều nơi trên thế giới. Nhiều cơ hội học hành trong nước và du 
học cũng thường được khai thác từ đây. 
 Học sinh kể tên các trung tâm tư vấn lao động – Hướng nghiệp ở địa 
phương mà mình biết.
 Thanh niên, học sinh cũng có thể đến các trung tâm tư vấn Lao động – 
Hướng nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm. ở đây các em được cung cấp các 
thông tin về hướng chọn nghề, về thị trường lao động, về tình hình nhu cầu nhân 
lực của địa phương và của cả nước.
 Học sinh phát biểu về quan điểm của bố mẹ mình trong việc định hướng 
nghề nghiệp cho con. 
 Một bộ phận lớn các em lại có thông tin nghề nghiệp, việc làm từ bố mẹ, 
người thân và bạn bè. Đôi khi bố mẹ, người thân lại là người nắm rất rõ về nhu 
cầu việc làm của một vài ngành nghề nào đó mà họ biết hoặc đã và đang trải qua. 
 Thông qua thực tiễn xã hội, qua các buổi giao lưu và thực hành các em có 
dịp được tham gia trực tiếp vào một số ngành nghề để từ đó các em hiểu rõ được 
vấn đề kỹ thuật, những nhu cầu của nhà máy cũng như các em trực tiếp được 
nghe những kinh nghiệm từ những người giao lưu. 1. Nêu khái quát về chủ đề hoặc bắt đầu bằng một câu chuyện về ước mơ 
nghề nghiệp của một danh nhân, một nhà khoa học nào đó để thu hút học sinh 
ngay từ phút đầu của chủ đề. 
 2. Em hãy kể về những ước mơ của những người thành đạt trong nghề mà 
em biết? 
 Học sinh lần lượt phát biểu mơ ước nghề nghiệp của mình. 
 3. Em hãy cho cả lớp biết ước mơ nghề nghiệp của mình? 
 Nghe các em thổ lộ ước mơ nghề nghiệp. 
 4. Vì sao em lại có ước mơ đó? Em đã hình dung được những thuận lợi, 
khó khăn khi theo nghề nghiệp đó không? 
 Nhận xét: 
 Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào cũng có những dự định nghề 
nghiệp cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ hoài bão về sự 
thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Các em lưu ý là sự hình thành dự định 
nghề nghiệp hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc tới các yếu tố 
ảnh hưởng như hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế – xã 
hội của địa phương của đất nước và thị trường lao động với những điều kiện đã 
có cùng những thuận lợi, khó khăn sẽ gặp. 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT của học 
sinh. 
 Học sinh nêu ý kiến của mình về hướng thứ nhất là tiếp tục đi học. 
 Sau khi tốt nghiệp THPT các em có nhiều hướng đi nhưng nói chung các 
em có thể có những lựa chọn nào?
 + Hướng thứ nhất: Tiếp tục đi học. 
 Những trường hợp nào thì nên tiếp tục đi học? 
 Những em có năng lực học tập tốt, có điều kiện thì nên thi vào các trường 
Đại học, Cao đẳng. Lưu ý là vài năm gần đây chỉ khoảng 10% em trúng tuyển 
khi dự thi vào Đại học,Cao đẳng. 
 Một số khá đông các em tốt nghiệp PTTH đã đi học các trường Trung cấp 
để trở thành cán bộ kỹ thuật các ngành, các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, trong 
nông nghiệp, công nghiệp. 
 Một số khác lại theo học tại các trường đào tạo nghề để trở thành những 
người thợ trên rất nhiều lĩnh vực sản xuất. 
 Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này. đồng thời giúp đỡ được cha mẹ, anh chị em trong gia đình, tăng thu nhập cải 
thiện đời sống. 
 Học sinh phát biểu những yếu tố quyết định thành công khi đi học hoặc đi 
làm. 
 Dù tham gia lao động sản xuất hay tiếp tục đi học, học sinh cần chú ý tới 
những yếu tố nào? 
 Học sinh lắng nghe những gợi ý của thầy (cô)
 Dù đi học hay đi làm thì các em học sinh cần phải chú ý tới năng lực, sở 
trường, sở đoản của mình, nghĩa là phải tính toán kỹ đến điều kiện tâm lý chủ 
quan của mình. Mặt khác học sinh cần phải dựa vào hệ thống các nghề trong xã 
hội để định hướng lựa chọn, mỗi nhóm nghề đều có những yêu cầu, nội dung, 
đối tượng, điều kiện lao động riêng. Do đó các em cần cân nhắc xem hướng đi 
của mình có phù hợp với ý muốn, hứng thú và nguyện vọng của mình hay không. 
Không vì sức ép của người thân hay rủ rê của bạn bè trong việc chọn nghề cho 
bản thân. Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực nghề nghiệp là 
phải có ý chí, lòng quyết tâm vươn lên. Do vậy học sinh cần đánh giá đúng về 
năng lực của bản thân mình để có quyết định chọn nghề cho phù hợp. 
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế 
hoạch nghề nghiệp. 
 Các khó khăn mà học sinh phải đối mặt. 
 - Khó khăn từ năng lực bản thân: Nếu thiếu năng lực bản thân sẽ khó đáp 
ứng được các yêu cầu của nghề, do đó học sinh phải biết tìm ra năng lực thực sự 
của bản thân và bồi dưỡng năng lực đó. 
 Học sinh phát biểu về những khó khăn chung khi chọn nghề. 
 - Khó khăn từ phía gia đình: Thể hiện ở hoàn cảnh gia đình (điều kiện 
kinh tế, điều kiện về nhân lực trong gia đình), những ý kiến trái ngược nhau của 
cha mẹ, anh chị .. trước việc lựa chọn nghề của mình. 
 - Khó khăn từ phía xã hội: Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, 
công nghệ do đó kiến thức kỹ năng luôn được cập nhật đổi mới cho phù hợp với 
tình hình thực tế, do đó đòi hỏi học sinh sinh viên không ngừng học tập, không 
chỉ học lý thuyết mà còn học tốt trong cả thực hành thực tế, không chỉ học trong 
trường mà còn học ở ngoài xã hội ... 
 * Hoạt động 4: 
 Tìm hiểu những biện pháp cần thực hiện khi thực hiện ước mơ nghề 
nghiệp của mình. 2. Kỹ năng:
 Biết thông tin vè nhu cầu cuả thị trường lao động đối với sinh viên tốt 
nghiệp của trường.
 3. Thái độ :
 Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường sau khi tốt nghiệp 
THPT. 
 II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu liên quan.
 - Xin phép lãnh đạo cơ sở đến tham quan để họ có sự chuẩn bị kế hoạch 
đón tiếp về ngày, giờ tham quan, mục đich buổi tham quan, nêu thuận lợi khó 
khăn để cơ sở tham quan tạo điều kiện giúp đỡ.
 - Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ và số điện thoại.
 - Có sự thoả thuận giữa cha và mẹ học sinh và nhà trường về kế hoạch 
tham quan.
 - Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi tham quan như giấy giới thiệu 
của nhà trường, giấy cam kết của cha mẹ học sinh và nhà trường về chuyến tham 
quam, kế hoạch làm việc, các dụng cụ thuốc men sơ, cấp cứu, mẫu phiếu điều tra 
cho học sinh, mẫu " Bản thu hoạch" sau buổi tham quan, máy sảnh, camera (nếu 
có).
 - Chuẩn bị quà tặng.
 Mẫu: 
 bản thu hoạch
 Tên trường: ...................................................................................................
 ......................................................................................................................
 Địa chỉ, số diện thoại của trường: ................................................................
 .......................................................................................................................
 .......................................................................................................................
 Số khoa và các chuyên môn của trường: ......................................................
 .......................................................................................................................
 .......................................................................................................................
 Các môn thi tuyển: .......................................................................................
 ....................................................................................................................... điểm tập kết. - Lớp trưởng học sinh 
 đến thẳng 
 - Tập hợp toàn lớp - Thầy (cô)
 để nắm sĩ số, phổ địa điểm 
 biến nội qui tham tham quan 
 quan... hoặc tập 
 trung tại 
 trường rồi 
 đi.
Từ............ Hoạt động 2: Đại diện cơ sở tại hội Nói chuyện 
đến........... gặp gỡ đại diện tham quan làm việc trường trực tiếp, cho 
 lãnh đạo cơ sở với đoàn. tham quan học sinh xem 
 tham quan để băng hình ghi 
 nghe giới thiệu lại các sự kiện 
 một số nét chung, quan trọng 
 kháI quát về của nhà 
 truyền thống của trường.
 nhà trường, qui 
 mô đào tạo, thành 
 tích mà nhà trường 
 đã đạt được, kế 
 hoạch phát triển 
 của nhà trường, trả 
 lời một số thắc 
 mác của học sih, 
 phổ biến một số 
 nội qui khi tham 
 quan nhà trường...
Từ............ Hoạt động 3; Các bộ đại diện của khu nhà Giới thiệu 
đến........... Tiến hành tham trường sở tại hướng làn việc từng phòng cụ 
 quan nhà trường: dẫn cùng thầy (cô) của Ban thể cho học 
 học sinh chia giáo hướng dẫn. giám hiệu, sinh.
 thành từng nhóm các phòng 
 nhỏ đi thăm quan ban, nhà 
 theo hướng dẫn truyền 
 của đại diện nhà thống, khu 
 trường. Trước hết giảng 
 tham quan khu đường, 
 hiệu bộ của nhà khu 
 trường gồm các thínghiệm, quan: Học sinh 
 hoàn thành phiếu 
 thu hoạch. Đánh 
 giá buổi tham Thầy cô thực hiện đàm thoại
 quannhận xét, 
 đánh giá công tác 
 chuẩn bị tổ chức 
 tham quan, tinh 
 thàn thái độ của 
 nhóm, các nhâ 
 trong buổi tham 
 quan. Nghe 
 thầy(cô) nhắc nhở 
 về tuân thủ luật 
 giao thông khi về 
 nhà không được la 
 cà, đI chơi tiếp...
Từ............ Hoạt động6: Thầy (cô) Chấm điểm 
đến........... Chấm phiếu thu hoặc xếp loại 
 hoạch của HS. cho từng bản 
 Trên cơ sở đó thầy thu hoạch.
 (cô) tổ chức buổi 
 thảo luận lớp về 
 môI trường học 
 tập tương lai của 
 các em.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_11_chuong_tri.doc