Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học Lớp 11- Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020

docx 30 Trang tailieuthpt 72
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học Lớp 11- Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học Lớp 11- Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học Lớp 11- Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020
 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 MỤC LỤC
 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2
 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................2
 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3
 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................3
 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
 6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................4
 7. Những đóng góp của đề tài .............................................................................4
 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................5
 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................5
 2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................7
 Chương 2. Thiết kế một số hoạt động dạy học theo định hướng STEM ............8
 1. Nội dung tiến hành trong dạy học STEM .......................................................8
 2. Các dự án tham khảo có thể thiết kế bài học STEM trong chương trình hóa 
học lớp 11 THPT ...................................................................................................10
 3. Giáo án theo định hướng STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT.10
 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................................15
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................20
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................21
 PHỤ LỤC.........................................................................................................22
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT”1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình 
hóa học lớp 11 THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng 
vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo định 
hướng STEM trong thời đại công nghệ 4.0.
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn hóa học theo 
định hướng STEM cho học sinh 11 THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn 
hóa học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình 
thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 - Định hướng cho HS cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học 
tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu 
quả.
 - Xây dựng chủ đề dạy học theo nội dung tích hợp STEM vào bài giảng hóa học 11 
THPT để dạy tốt và học tốt môn hóa học. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học định hướng STEM
 - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hóa học 
 - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm vào nội dung bài học theo định hướng STEM
 - Kết luận và đề xuất.
 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các bài học theo định hướng stem trong dạy học hóa học lớp 
11 THPT.
 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
 5. Phạm vi nghiên cứu
 - Các bài học có thể xây dựng theo định hướng stem trong dạy học hóa học lớp 11 THPT.
 - Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.
 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019.
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT”3 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
 1. Cơ sở lí luận 
 1.1 Giáo dục STEM
 1.1.1. Tìm hiểu chung
 Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn 
(interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Qua đó, học sinh vừa học được 
kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
 Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình 
huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải 
quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có 
liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công 
nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
 1.1.2. Một số đặc điểm dạy học tích hợp STEM
 - Là một quan điểm dạy học, bản chất là dạy học tích hợp ( S, T, E , M) trong đó: 
Science : Khoa học, Technology: Công nghệ, Engineering: Kỹ thuật và Math: Toán học.
 - Hướng tới giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 - Là hoạt động định hướng thực hành và định hướng sản phẩm
 - Là hoạt động nhằm hình thành xúc cảm tích cực cho người học
 - Là hoạt động dạy học nhằm phát triển kết hợp trí óc và chân tay.
 1.1.3. Điều kiện triển khai giáo dục STEM:
 - Đảm bảo: có sự quan tâm đầy đủ và toàn diện đến lĩnh vực giáo dục.
 - Hiểu biết: toàn diện và thống nhất về giáo dục stem. Kết nối hoạt động stem với 
hoạt động dạy học.
 - Kết nối: các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm nghiên 
cứu, các cơ sở sản xuất để khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt 
động giáo dục stem.
 1.2. Bài học STEM
 1.2.1. Tiêu chí xây dựng bài học STEM:
 TC 1. Chủ đề bài học stem tập trung vào các vấn đề thực tiễn.
 TC 2. Cấu trúc bài học stem theo quy trình thiết kế kĩ thuật.
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT”5 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 2. Cơ sở thực tiễn
 Về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
 Thứ nhất, trong sách giáo khoa hiện hành còn nặng nhiều về lý thuyết, tính toán, 
nhiều bài thực hành trùng lặp, không thực tế và xa vời với thực tiễn. Nội dung hóa học 
gắn với các vấn đề thực tiễn còn ít, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức đó vào thực 
tiễn hầu như không có – trong khi đó hóa học là bộ môn gần gũi nhất với các vấn đề thực 
tiễn. 
 Sách giáo khoa xuất hiện các bài tập thực tiễn nhưng số lượng còn rất ít so với 
kiến thức thực tế mà các em được học. Cụ thể như sách giáo khoa Hóa học 11: Chương 
2: 3/37; 9/62. Chương 3: 4/83. Chương 4: 4/91; 2/95; 4/95; 5/116; 4/123. Chương 7: 
4/169, trong đó nội dung câu hỏi còn chung chung, số liệu còn cũ, chưa mang tính thời 
sự.
 Thứ hai, tính giáo dục của môn hóa thông qua lượng bài tập thực tế trong sách 
giáo khoa cũng chưa thực sự nổi bật. 
 Thứ ba, những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên 
quan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình. Điều đó làm cho ý 
nghĩa của việc học trở nên kém hứng thú và khó thuyết phục học sinh.
 Về tài liệu tham khảo
 Hiện nay do yêu cầu đổi mới thi cử nên những tài liệu về các bài tập hóa học ứng 
dụng thực tế khá nhiều, tuy nhiên những tài liệu đó còn rời rạc chưa được hệ thống và 
phân loại chi tiết. Hầu hết các tài liệu chỉ đưa ra các bài tập (thường được trích dẫn trong 
các đề thi thử) mà chưa có sự phân tích, thiết kế vào các bài giảng cụ thể, gây khó khăn 
cho giáo viên khi tham khảo và vận dụng. 
 Về giáo viên và học sinh
 a. Ưu điểm
 Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở 
trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên đã quan 
tâm đến việc chuyển từ học tập một chiều, thụ động sang học tập chủ động. Chú trọng 
năng lực thực hành cho HS. Các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho 
việc học tập HS trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công 
nghệ thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học, việc học của HS thuận lợi rất nhiều, 
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT”7 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 1.2. Kế hoạch thực hiện
 Giáo viên định hướng các hoạt động và HS là người sẽ thực hiện các ý tưởng đó. 
GV là người giám sát, theo dõi, hỗ trợ khi cần thiết. Các bước tiến hành kế hoạch thực 
hiện gồm:
 Bước 1: Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, sau đó nhóm trưởng họp các thành viên 
trong nhóm lại, triển khai kế hoạch và phân công cụ thể cho thành viên. Các thành viên 
tương tác với nhóm trưởng còn giáo viên hướng dẫn và nhóm trưởng luôn tương tác lẫn 
nhau. GV và nhóm trưởng tiến hành họp để báo cáo tiến độ thực hiện và khó khăn gặp 
phải.
 Bước 2: Triển khai, thực hiện nhiệm vụ:
 Bao gồm thứ tự các bước tiến hành:
 1 2 3 4
 Thời gian 
 Công Thành viên Đánh giá
 hoàn thành 
 việc thực hiện Kết quả
 Để triển khai các bước trên HS cần:
 - Tìm kiếm thông tin, tài liệu
 - Chuẩn bị nguyên, vật liệu
 - Tiến hành nhiệm vụ được giao
 - Quay video, làm clip về sản phẩm
 - Rút kinh nghiệm
 1.3. Công cụ đánh giá
 - Để đánh giá sản phẩm của HS, GV hướng dẫn xây dựng bộ công cụ đánh giá.
 - Điểm sản phẩm: là trung bình cộng từ phiếu đánh giá của HS và điểm sản phẩm từ 
GV. 
 1.4. Báo cáo sản phẩm
 Chủ đề được hoàn thành theo qui định sẽ tổ chức báo cáo sản phẩm. GV hướng 
dẫn điều hành, nhóm trưởng hoặc đại diện từng nhóm báo cáo sản phẩm mình làm. Các 
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT”9 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 Hiện nay, hầu hết các chất chỉ thị, đặc biệt là quỳ tím sử dụng trong trường học 
đều không đảm bảo chất lượng, đa số đều có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không rõ 
nguồn gốc nên ảnh hưởng đến kết quả khi làm thí nghiệm. Việc tìm mua giấy quỳ đảm 
bảo chất lượng để làm thí nghiệm trong trường học tương đối khó khăn. 
 Mặt khác, chất chỉ thị làm tự hoa dâm bụt dễ thành công và rất tiết kiệm. Vì vậy, 
chúng tôi đã chọn dự án chế tạo chất chỉ thị từ hoa dâm bụt.
 3.1.2. Mục tiêu dự án
 a. Mục tiêu kiến thức
 - Chỉ ra sự biến đổi màu sắc của một số chỉ thị trong dung dịch ở những khoảng 
pH khác nhau.
 - Trình bày cách đánh giá độ axit, độ bazơ của một số dung dịch dựa vào giá trị pH.
 - Nêu khái niệm pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn.
 - Trình bày cách xác định môi trường của một số chất khi tan trong nước.
 - Tìm ra chất chỉ thị có sẵn trong tự nhiên và cho biết khoảng chuyển màu của chỉ 
thị đó.
 b. Mục tiêu kỹ năng
 - Xác định gần đúng giá trị pH bằng chỉ thị vạn năng và dựa vào khoảng chuyển 
màu của chỉ thị xác định dung dịch có môi trường axit, bazơ hay trung tính.
 - Chế tạo chỉ thị tự nhiên từ hoa dâm bụt.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành thí nghiệm, nhận xét.
 - Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, sử dụng công nghệ thông tin.
 - Phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. 
 c. Mục tiêu thái độ
 - Củng cố niềm tin vào khoa học thực nghiệm.
 - Hứng thú với việc ứng dụng kiến thức để khám phá thế giới, giải quyết vấn đề 
thực tiễn.
 - Chủ động, nghiêm túc, trách nhiệm với nhiệm vụ đã nhận.
 - Tôn trọng kết quả thực nghiệm khi làm thí nghiệm.
 - Nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra.
 d. Mục tiêu về năng lực định hướng hình thành 
 - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề.
 - Hình thành năng lực hợp tác.
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 Sản phẩm được hoàn thành trong thời gian 2 tuần kể từ khi nhận chủ đề. Mỗi 
 nhóm tiến hành làm và báo cáo kết quả tại phòng chiếu. Nếu gặp vấn đề gì có thể liên 
 lạc với giáo viên hướng dẫn
 3.2. Kế hoạch thực hiện dự án
 3.2.1. Tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ dự án
 - Thành phần hóa học của hoa dâm bụt: Lá và hoa dâm bụt chứa chất nhầy, este 
của axit axetic, β- sitosterol, caroten. Hoa dâm bụt chứa axit hiđroxycitric và amylase.
 - Cách tách chiết antoxyanin trong hoa dâm bụt.
 - Khoảng chuyển màu pH của dung dịch hoa dâm bụt.
 3.2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thực hiện dự án
 - Hoa dâm bụt.
 0
 - Hóa chất: cồn 90 , dd HCl, dd NaOH, dd NH3, dd CH3COOH, dd BaCl2, 
 dd NH4Cl, dd Na2CO3.
 - Dụng cụ: cốc thủy tinh, phểu thủy tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, giấy lọc.
 3.2.3. Tiến hành chế tạo chất chỉ thị 
* Chọn hoa dâm bụt có màu đỏ tươi để làm thí nghiệm.
* Cách làm:
 a. Chế tạo dung dịch chỉ thị màu
 - Lấy cánh hoa dâm bụt, bỏ vào cốc thủy tinh có đựng cồn 90 0 ( có thể giã nhuyễn 
trước, càng nhiều cánh hoa chất chỉ thị có màu càng đậm).
 - Để ở nơi mát, dung dịch dần dần chuyển màu.
 - Sau khoảng 2 giờ, lọc lấy dung dịch và có thể làm chất chỉ thị.
 - Để kiểm tra độ bền của dung dịch chỉ thị màu thì khoảng 2 tuần sẽ điều chế một 
lần.
 b. Chế tạo giấy chỉ thị màu
 - Cắt giấy lọc theo dạng phù hợp, có thể làm sạch giấy lọc bằng cách ngâm vào 
nước cất sau đó phơi khô.
 - Ngâm các mảnh giấy đã làm sạch vào đ chất chỉ thị đã được điều chế ở trên. Sau 
khoảng 60 phút, lấy ra và đem phơi khô.
 3.2.4. Thử tính đổi màu của chất chỉ thị làm tự hoa dâm bụt
 a. Thí nghiệm kiểm tra sự biến đổi màu cảu giấy chỉ thị được làm từ hoa dâm bụt
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 13 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 c. Bộ câu hỏi định hướng (đính kèm phụ lục 1).
 d. Phiếu đánh giá đồng đẳng (đính kèm phụ lục 2).
 Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 phiếu đánh giá đồng đẳng giữa các thành viên, 
nhóm trưởng tổng hợp lại kết quả (phiếu đánh giá đồng đẳng)
 Điểm của mỗi học sinh bao gồm điểm đánh giá của bạn và điểm sản phẩm học sinh 
làm được
 3.4. Báo cáo sản phẩm (hình ảnh đính kèm ở phụ lục 3).
 3.5. Bài kiểm tra ngắn
 Dựa vào bảng câu hỏi định hướng và bảng KWL học sinh đã hoàn thành, thiết kế 
một đề kiểm tra 1 tiết (đính kèm phụ lục 4).
 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
 1. Mục đích thực nghiệm.
 Kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
 2. Tổ chức thực nghiệm
 2.1. Công tác chuẩn bị
 - Điều tra thực trạng học tập của lớp thực nghiệm
 - Soạn bài giảng dạy theo nội dung của sáng kiến.
 2.2.Tổ chức thực hiện
 * Ở lớp dạy thực nghiệm:
 - Dạy theo nội dung sáng kiến trong các giờ học lý thuyết, luyện tập, tự chọn, thực 
hành và cả kiến thức HS thực hiện ngoài giờ học.
 - Quan sát hoạt động học tập của HS xem các em có phát huy được tính tích cực, 
tự giác và có phát triển được các năng lực cần thiết hay không.
 - Quan sát và đánh giá thái độ của HS trong các giờ học.
 - Tiến hành bài kiểm tra 1 tiết sau khi thực nghiệm. 
 * Ở lớp đối chứng: 
 - Giáo viên thực hiện quan sát hoạt động học tập của HS ở lớp đối chứng được 
GV giảng dạy các bài tập cùng nội dung trong SKKN nhưng không theo hướng đi của 
sáng kiến.
 - Tiến hành cùng một đề kiểm tra như lớp thực nghiệm. 
 3. Nội dung thực nghiệm
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 15 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 Các hoạt động được yêu cầu làm theo nhóm còn mang tính đối phó, chưa thật sự 
hiệu quả.
 Hầu hết các em còn có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiên thức mới và việc rèn 
luyện kĩ năng giải quyết vấn đề.
 5.2. Kết quả định lượng:
 Kết quả làm bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và HS lớp đối chứng của trường 
tôi đang dạy được phân tích theo điểm số (phụ lục 5)
 6. Kết luận về thực nghiệm
 Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: mục 
đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của PPDH phần nào được 
được khẳng định. 
 Nếu trong quá trình dạy học hóa học, giáo viên quan tâm, giúp học sinh liên hệ 
các kiến thức với thực tiễn, thì sẽ hình thành và rèn luyện ý thức học, vận dụng thực tiễn, 
tìm ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đồng thời góp phần quan 
trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục 
toàn diện của trường THPT. Phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích hợp STEM 
là một trong những định hướng đổi mới quan trọng về PPDH hiện nay. 
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 17 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 Trong các giờ học cần tăng cường cho HS các hoạt động trải nghiệm, liên hệ với 
cuộc sống hàng ngày và thực tiễn xung quanh nhà trường, lớp học, gia đình và xã hội để 
các em thấy rõ hơn ý nghĩa của những tri thức và hứng thú hơn trong học tập.
 Cần thay đổi phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá năng lực người học theo 
hướng gắn với các hoạt động trải nghiệm, các vấn đề của thực tiễn đời sống. Đây là khâu 
quan trọng, cần phải đổi mới sớm để định hướng cho việc dạy và học.
 3.2. Đối với học sinh
 Tích cực tham gia các tiết học ngoại khóa, các yêu cầu học tập mà GV tổ chức
 Thường xuyên có ý thức liên hệ các vấn đề hóa học với thực tiễn và các môn học 
khác để thấy được tầm quan trọng của việc học hóa, từ đó có thêm động lực và hứng thú 
đối với việc học hóa.
 Tăng cường hoạt động nhóm, trao đổi với bạn học để học hỏi cái hay, cái tốt của bạn.
 3.3. Đối với Ban giám hiệu
 Trang bị thêm cơ sở vật chất: máy chiếu, thiết bị hóa chất để đáp ứng cho quá 
trình dạy học
 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh 
có thêm nhiều cơ hội vận dụng các vấn đề hóa học vào thực tiễn.
 3.4. Đối với Sở GD – ĐT
 Tổ chức bồi dưỡng cho GV về những phương pháp hiện đại, khuyến khích giáo 
viên vận dụng những mô hình dạy học mới, tích cực, trong đó có mô hình dạy học theo 
định hướng stem.
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 19 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Từ viết đầy đủ Từ viết tắt
Dạy học dự án DHDA
Phương pháp dạy học PPDH
Giáo viên GV
Học sinh HS
Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
Trung học phổ thông THPT
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 21 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
 * Câu hỏi khách quan
 1) Tại sao có thể dùng quỳ tím để nhận biết được môi trường của dung dịch?
 2) Tại sao khi làm thí nghiệm về thử môi trường của dung dịch bằng quỳ tím vẫn có 
những thí nghiệm không thành công ?
 * Câu hỏi bài học
 1) Làm thế nào để đánh giá độ axit, độ bazơ của một số dung dịch dựa vào giá trị pH.
 2) Cách làm chỉ thị từ hoa dâm bụt?
 * Câu hỏi nội dung
 1) pH là gì và ý nghĩa của pH trong thực tiễn? Có những cách nào để xác định giá 
trị pH của dung dịch?
 2) Một dung dịch được xem là môi trường axit, bazơ hay trung tính ứng với khoảng 
giá trị pH nào?
 3) Chỉ thị axit- bazơ là gì? Hãy cho biết màu của một số chỉ thị trong dung dịch ở 
các khoảng pH khác nhau.
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 23 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 4. Kết quả thí nghiệm kiểm tra sự biến đổi màu cảu giấy chỉ thị được làm từ hoa 
 dâm bụt
 STT Dung dịch thử Màu của giấy chỉ thị
 1 NaOH Màu xanh
 2 HCl Màu đỏ
 3 NH3 Màu xanh
 4 CH3COOH Màu đỏ
 5 BaCl2 Không biến đổi màu
 6 Na2CO3 Màu xanh
 7 NH4Cl Màu đỏ
 5. Kết quả thí nghiệm so sánh sự biến đổi màu của giấy chỉ thị được chiết xuất từ hoa 
 dâm bụt với giấy quỳ tím
STT Dung dịch Chát chỉ thị được chiết xuất từ hoa dâm Màu của giấy quỳ 
 thử bụt tím
 Dung dịch Giấy
 1 NaOH Màu xanh Màu xanh Không biến đổi màu
 2 HCl Màu đỏ Màu đỏ Màu đỏ
 3 NH3 Màu xanh Màu xanh Không biến đổi màu
 4 CH3COOH Màu đỏ Màu đỏ Màu đỏ
 5 BaCl2 Không biến đổi Không biến đổi Không biến đổi màu
 màu màu
 6 Na2CO3 Màu xanh Màu xanh Không biến đổi màu
 7 NH4Cl Màu đỏ Màu đỏ
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 25 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
Câu 9: Dung dịch KOH 0,0001M có pH bằng
 A. 10. B. 4. C. 3. D. 11.
Câu 10: Chất nào sau đây khi hòa tan vào nước không bị điện li?
 A. BaCl2. B. Saccarozơ (C12H22O11).
 C. CuCl2. D. HBr.
Câu 11: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
 A. HCl. B. KOH. C. HF. D. NaCl.
Câu 12: Trường hợp nào không dẫn điện được?
 A. NaCl trong nước. B. NaOH nóng chảy. C. NaCl nóng chảy. D. NaCl khan.
Câu 13: Muối nào sau đây là muối axit?
 A. Na2CO3. B. NaBr. C. CH3COONa. D. NaHCO3.
Câu 14: Phản ừng nào sau đây không xảy ra?
 A. FeCl2 +NaOH B. CaCO3 + H2SO4 (loãng) 
 C. KCl + NaOH D. HCl + KOH 
Câu 15: Phương trình điện li nào đúng?
 + - 3+ 2-
 A. Ca(OH)2 Ca + 2 OH B. AlCl3 Al +3 Cl
 + - 3+ 2-
 C. CaCl2 Ba +2 Cl D. Al2(SO4)3 2Al +3 SO4
Câu 16: Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li xảy ra khi 
 A. sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
 B. sản phẩm tạo màu.
 C. chất phản ứng là các chất dễ tan.
 D. chất phản ứng là các chất điện li mạnh.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
 A. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
 B. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.
 C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
 D. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh.
Câu 18: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
 + - 2+ - 3+ - 2+ -
 A. Na , NO3 , Mg , Cl . B. Fe , NO3 , Mg , Cl .
 + - 3+ - + + 2- -
 C. NH4 , OH , Fe , Cl . D. H , NH4 , SO4 , Cl .
 + -
Câu 19: Cho phản ứng có phương trình ion thu gọn H + OH →H2O. Phản ứng xảy ra 
được là vì
 A. Sản phẩm sau phản ứng có chất tan.
 B. Sản phẩm sau phản ứng có chất điện li yếu.
 C. Sản phẩm sau phản ứng có chất khí.
 D. Sản phẩm sau phản ứng có chất kết tủa.
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 27 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 
 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
 Lớp TN(11A2) ĐC(11A3)
 Phân loại theo điểm (Sĩ số: 42) (Sĩ số: 40)
Điểm trung bình 7,22 điểm 6,05 điểm
Tỷ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 95,24% 80,63%
Tỷ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 7 (37,5%) 6 (31,48%)
Tỷ lệ điểm dưới trung bình (<5 điểm) 4,76% 20,00%
Tỷ lệ điểm trung bình (5; 6 điểm) 21,43% 47,50%
Tỷ lệ điểm khá (7; 8 điểm) 54,76% 30,00%
Tỷ lệ điểm giỏi (9, 10 điểm) 19,05% 2,50%
 “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 29

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_hoa_hoc_lop_11_van_dung_day_hoc_stem_t.docx