Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và luyện đề

docx 13 Trang tailieuthpt 86
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và luyện đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và luyện đề

Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và luyện đề
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÀNG TUẦN
 TUẦN 24: CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH, TÁC 
 PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ LUYỆN ĐỀ 
PHẦN I : TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH 
I/.Tiểu sử.
- Hồ Chí Minh(1890-1969)
- Quê: Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An(yêu nước, cần cù, bất khất, hiếu học, địa linh 
nhân kiệt)..
- Gia đình: trí thức Nho học giàu lòng yêu nước thương dân, tài hoa (Cha là cụ Phó 
bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tri huyện Bình Khê, mẹ là Hoàng Thị Loan).
- Bản thân:thông minh, yêu nước, tư tưởng tiến bộ. 
* Các giai đoạn chính:
+ Từ nhỏ – 1911 : ở với gia đình, đi học, dạy học. Năm 1911 ra đi tìm đường cứu 
nước.
+ 1911 – 1940 : hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
+ 1941 – 1969: về nước tiếp tục hoạt động cách mạng.
+ 1942 – 1943 : bị Tưởng Giới Thạch bắt giam.
+ 1945 – 1969 : chủ tịch nước, lãnh đạo nhân dân chống Pháp – Mỹ 
-1990 tổ chức GD-KH và VH liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn người 
“Anh hùng giải phóng dân tộc-nhà văn hoá lớn”.
II/. Sự nghiệp sáng tác.
1. Quan điểm sáng tác.
*. Lý do: 
- Do hoàn cảnh thôi thúc, do nhiệm vụ cách mạng yêu cầu.
- Môi trường xã hội, thiên nhiên gợi cảm.
- Tài năng nghệ thuật, tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, yêu thích cái Đẹp 
* Quan điểm sáng tác :
- Bác xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
- Nhà văn phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. 
Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc, lấy đề tài trong cuộc sống, lấy 
gương những người tốt việc tốt thể hiện được tinh thần dân tộc được nhân dân yêu 
thích.
- Văn học trong thời đại cách mạng phải coi trọng đối tượng phục vụ. Do đó khi viết, Bác 
thường đặt câu hỏi : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết như thế nào? 
2.Di sản văn học.
a. Truyện-kí:
Tác phẩm tiêu biểu:
- Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
- Vi hành (1923)
- Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925) -Truyện và kí: 
+Là những tác phẩm mở đầu, đặt nền móng cho văn xuối cách mạng. 
+Lối kể chuyện linh hoạt, giọng điệu uyển chuyển, giàu trí tuệ và rất hiện đại.
-Thơ ca: 
+ Hàm súc, uyên thâm, giàu tính nghệ thuật.
+ Có sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
+ Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai,...
PHẦN II: TÁC PHẨM 
I/ TÌM HIỂU CHUNG 
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc -Nhật đầu hàng Đồng minh.
- Trong nước: ND nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
- Lúc này bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội 
Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc 
địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc 
quyền của Pháp.
- Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà 
Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. 
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt 
Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà 
Nội.
2. Mục đích và đối tượng:
a. Mục đích:
+ Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
+ Ngăn chặn âm mưu chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.
+ Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do 
của tổ quốc.
b. Đối tượng:
+ Tất cả đồng bào Việt Nam
+ Nhân dân thế giới
+ Các thế lực đang âm mưu xâm lược (Pháp, Mĩ)
3. Giá trị:
a. Giá trị lịch sử :
- Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và 
mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất 
nước.
b. Giá trị văn học:
- “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng 
định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao 
truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam. “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con 
người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết 
định lấy vận mệnh của mình”(Singô Sibata).
Tiểu kết: Đặt vấn đề một cách khéo léo, Hồ Chí Minh đã tạo một cơ sở vững chắc 
làm nền tảng cho bản“Tuyên ngôn độc lập”. Đoạn văn thể hiện nổi bật những nét đặc 
sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả.
2. Phần 2:(Từ“Thế mà” đến phải được độc lập!”) : Cơ sở thực tế (Tội ác của 
thực dân Pháp và Vai trò của cách mạng Việt Nam)
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
*Nêu hệ thống tội ác: Tội ác về kinh tế 
 Tội ác về chính trị 
 Tội ác về xã hội 
 Tố cáo tội ác chồng chất, trên mọi lĩnh vực của thực 
dân Pháp. Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, xác thực, giọng văn hùng biện + trữ tình.
- Nghệ thuật: 
 Phép lặp cú pháp -“Chúng” Điệp từ, điệp âm tạo mạnh mẽ, hùng hồn Thái độ 
căm giận sục sôi 
* Vạch trần bộ mặt, bản chất của thực dân Pháp:
- Chúng:+ tuyệt đối không cho
 + thi hành
 + ngăn cản
 Thủ tiêu tự do, dân chủ >< chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “bình đẳng”.
- Chúng:+ lập nhà tù
 + thẳng tay chém giết
 + tắmtrong bể máu 
 Bản chất tàn bạo, dã man >< ngọn cờ “bác ái”,“nhân đạo”
Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
 (“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ 
  Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội 
 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”)
- Chúng:+ dùng thuốc phiện, rượu cồn
 + ràng buộc dư luận
 + Thi hành chính sách 
 Chính sách ngu dân, bịp bợm, xảo trá >< chiêu bài 
 “khai hoá”, “văn minh”. 
- Chúng:+ bóc lột
 + cướp
 + giữ độc quyền
 Chính sách bóc lột thậm tệ >< ngọn cờ “khai hoá”
- Chúng:+ quỳ gối đầu hàng
 + bỏ chạy Tiểu kết: Đoạn văn ngắn gọn, súc tích, lời lẽ hùng hồn, trang trọng, là một lời truyên bố 
đanh thép với toàn thể đồng bào, nhân dân thế giới và cả kẻ thù đang lăm le phá hoại thành 
quả Cách mạng về nền độc lập tự do của dân tộc ta .
III. Tổng kết
1. Nội dung :
- Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện có ý nghĩa to lớn, là lời tuyên bố trước quốc dân 
đồng bào và thế giới về việc xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, đánh dấu kỉ nguyên 
độc lập, tự do của nước VN mới, khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ nền tự do độc 
lập của toàn thể nhân dân Việt Nam.
- Đây là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu 
chuộng độc lập, tự do của HCM nói riêng và của dân tộc VN nói chung.
2. Nghệ thuật :
- Là áng văn chính luận mẫu mực :
+ Lập luận chặt chẽ.
+ Lí lẽ đanh thép.
+ Dẫn chứng xác thực.
+ Ngôn ngữ hùng hồn, giàu chất văn.
> Là một “ thiên cổ hùng văn”
 LUYỆN ĐỀ:
 Phần I : Đọc hiểu ( 3 điểm )
 Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng 
mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.
 Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được 
cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.
 Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ 
núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công 
việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người 
kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế 
giới” là trong căn nhà nhỏ.
 Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc 
rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con 
nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con 
tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”
 Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể 
lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết 
thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể 
chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.
 Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố 
kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng 
khó có thể len vào được!”
 Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được 
bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
 I Đọc hiểu 3.0
 1 Phương thức biểu đạt của văn bản là : Tự sự, nghị luận 0.5
 2 Theo tác giả: 0.5
 - Nhân vật tôi có tâm trạng buồn vì: hồi nhỏ nhân vật tôi bị tai nạn 
 phải ngồi trên xe lăn và suốt ngày chỉ quẩn quanh trong nhà.
 -Hai người anh đầy tự hào vì họ có thể làm được nhiều việc to lớn. 
 Một người anh là phi công tự hào vì đã làm chủ được cả bầu trời 
 Còn người anh khác làm kiểm lâm tự hào vì bảo vệ toàn bộ núi non, 
 trùng điệp cùng với muôn loài chim thú.
 3 Tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ 1.0
 hiền từ.
 - Biểu hiện biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ 
 hiền từ: tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ; tấm lòng độ lượng khoan 
 dung biết thương người-sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham 
 danh, háo sắc; trời đất-cái kim.
 -Tác dụng: làm tăng hiệu quả diễn đạt, đồng thời làm rõ những biểu 
 hiện tâm hồn con người từ cách so sánh, qua đó nhấn mạnh lời khuyên 
 dạy làm người rất có giá trị của người mẹ với con.
 4 HS có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên 1.0
 cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
 - Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần 
 (0.25)
 - Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75)
 Gợi ý: Trường hợp đồng tình. Xuất phát từ những nguyên nhân sau:
 Trong một con người, thể xác và tâm hồn luôn có quan hệ mật 
 thiết với nhau. Tâm hồn là thế giới bên trong, vô cùng phong phú và 
 phức tạp. Nó tác động đến nhận thức, tình cảm, suy nghĩ và hành động 
 của con người. Nếu chúng ta luôn sống trong đố kị, ganh tị, ích kỉ với 
 mọi người thì tâm hồn chúng ta trở nên hẹp hòi. Còn nếu chúng ta mở 
 rộng tấm lòng mình ra thì sẽ có cái nhìn tích cực, có lối sống lạc quan, 
 có tấm lòng nhân ái 
 II Làm văn
 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2.0
 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở 
 rộng tâm hồn trong cuộc sống con người.
 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 
 tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa 0.25
 của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người. a. Khái quát về tác phẩm:
 Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: trên thế 
giới chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nền độc lập vừa mới 
dành được của ta bị đe dọa bởi các thế lực phản động: quân đồng 
minh, đế quốc Mĩ. Trong nước, cả nước nổi dạy giành chính quyền. 
 -Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. 
Đến ngày 26/8, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà 
Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên 
ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước 
toàn thể quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
b. Cảm nhận vẻ đẹp mỗi đoạn trích:
 b.1. Đọan mở đầu: 
 - Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là 
khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền 
mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể 
xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình 
đẳng về quyền lợi.
 - Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên 
ngôn của Mĩ và Pháp:
 + trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư 
tưởng lớn, cao đẹp của thời đại
 + sau nữa là “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lý tưởng về 
quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của 
các dân tộc trên thế giới
 ->đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo 
tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
 -Ý nghĩa của việc trích dẫn:
 + Tuyên ngôn muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát 
từ lí lẽ, nền tảng vững chắc, có giá trị như một chân lí không ai chối 
cãi được. Hồ Chí Minh đã mượn lời trong tuyên ngôn của hai nước Mĩ 
và Pháp, tức là xuất phát từ những nguyên tắc của hai cường quốc lớn 
trên thế giới.
 + Việc trích dẫn này nhằm mục đích “gậy ông đập lưng ông”. 
Cách viết của Hồ Chí Minh vừa khéo léo, vừa kiên quyết. Khéo léo vì 
tỏ ra tôn trọng lời của người Mĩ và Pháp, tức là tôn trọng những đanh 
ngôn bất hủ. Kiên quyết ở chỗ nhắc nhở bọn đế quốc đừng đi ngược 
lại những gì cha ông đã dạy, đừng đạp đổ lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái 
mà tổ tiên chúng đã giương lên.
 b.2. Đọan kết thúc: 
 - Trước hết, Hồ Chủ tịch khẳng định:"Nước Việt Nam có quyền 
hưởng tự do và độc lập". Khẳng định như vậy vì đó là điều phù hợp 
với đạo lí và pháp lí. Bởi vì đất nước và con người Việt Nam cũng như lời khẳng định ngắn gọn, trắc nịch. Cuối tác phẩm Hồ Chí Minh đã 
thể hiện bằng giọng điệu hào sảng và sắc thái trang trọng, khẳng định 
quyền tự do, độc lập của dân tộc đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ 
bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.
 - Bằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức 
thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, 
Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. 
Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được 
làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy 
nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.
3.3.Kết bài: 0.25
 – Khẳng định giá trị của hai câu văn cũng như của toàn bộ tác 
phẩm.
 – Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
 4. Sáng tạo 0,25
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 
về vấn đề nghị luận.
 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_12_tuan_24_cung_co_kien_thuc_ve.docx