Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 1 (Có đáp án)

doc 3 Trang tailieuthpt 84
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 1 (Có đáp án)

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 1 (Có đáp án)
 TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút
 -------------------------------------
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
 Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ 
rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn 
nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
 Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
 Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình 
muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về 
chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, 
có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải 
bạn.
 Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang 
nằm ở nơi sâu thẩm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức
 (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn-NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Cho biết hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong câu văn “Sống một cuộc đời cũng giống 
như vẽ một bức tranh vậy”.
Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến nêu trong 
đoạn trích phần Đọc hiểu: Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẩm 
trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.
Câu 2 (5,0 điểm)
 - Mình đi, có nhớ những ngày 
 Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? 
 Mình về, có nhớ chiến khu 
 Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? 
 Mình về, rừng núi nhớ ai 
 Trám bùi để rụng, măng mai để già 
 Mình đi, có nhớ những nhà 
 Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son 
 Mình về, còn nhớ núi non 
 Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh 
 Mình đi, mình có nhớ mình 
 Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? 
 - Ta với mình, mình với ta 
 Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 
 Mình đi, mình lại nhớ mình 
 Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”. 
 (trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập Một, NXB GDVN, tr 109,110)
 Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định: “Những vấn đề lớn lao của đời sống đã được 
Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành” (Ngữ văn 
 12 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.98) 2. Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định: “Những vấn đề lớn lao của đời sống đã 5.0
được Tố Hữu thể hiện quan giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân 
thành”.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần; Mở bài nêu được vấn đề; 0.25
 Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn thơ, qua đó làm nổi bật 0.5
 tình cảm cách mạng là tình cảm của nhà thơ Tố Hữu với đồng bào Việt Bắc. Đó 
 là ân tình cách mạng trước những công ơn của nhân dân Việt Bắc, Tố Hữu làm 
 cho một vấn đề lớn lịch sử chính trị: thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, 
 cuộc chia li gắn liền với niềm vui trở nên tha thiết, sâu lắng.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập 3.25
 luận, phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; văn diễn đạt 
 lưu loát.
 Học sinh có nhiều cách làm bài, có thể triển khai theo định hướng sau:
 – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, giải thích sơ lược về vấn đề cần nghị luận. 0.5
 – Phân tích đoạn thơ: 2.0
 + Cuộc chia ly của lịch sử dân tộc gắn liền với thắng lợi của cuộc kháng chiến 
 chống Pháp được thể hiện qua lời đối đáp giữa người ở lại và người ra đi với một 
 tình cảm sâu sắc, mặn nồng. Cuộc chia ly của lịch sử như cuộc chia ly đôi lứa 
 quyến luyến, bịn rịn không muốn rời xa.
 + Sáng tạo độc đáo của Tố Hữu, tình cảm dân tộc thể hiện trong tình cảm lứa đôi 
 làm cho một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc tạo nên tình cảm cách mạng 
 đằm thắm, chân thành.
 + Nghệ thuật: Thể thơ lục bát; ngôn từ giản dị, gần gũi; hình thức kết cấu đối đáp 
 của ca dao, dân ca được vận dụng hết sức sáng tạo; cặp đại từ nhân xưng mình – 
 ta tạo nên chất trữ tình thiết tha, sâu lắng.
 - Đánh giá 0.75
 + Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng giữa kháng chiến với Việt 
 Bắc, đó cũng là tình cảm chân thành của nhà thơ với đồng bào Việt Bắc.
 + Sự kết hợp giữa tình cảm cách mạng chân thành trước một sự kiện có ý nghĩa 
 quan trọng của lịch sử đã tạo nên vẻ đẹp trữ tình cho đoạn thơ.
 + Sáng tạo độc đáo mới mẻ của Tố Hữu tạo nên vẻ đẹp thơ trữ tình chính trị. Việt 
 Bắc là bản tổng kết lịch sử nhưng đã trở thành bản tình ca cách mạng.
 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.5
 luận.
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu theo 0.5
 chuẩn tiếng Việt.
 Lưu ý:
– Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho 
điểm.
– Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng yêu cầu được nêu ở mỗi câu, đồng 
thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài có thể không giống đáp án nhưng phải có căn cứ, thuyết 
phục.

File đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_le_quang_chi_de.doc