Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 2 (Có đáp án)

doc 4 Trang tailieuthpt 88
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 2 (Có đáp án)

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 2 (Có đáp án)
 TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút
 -------------------------------------
 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
 “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó mang lại hạnh phúc cho bạn. Đừng đợi đến 
 mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai 
 hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ 7, những ngày cuối 
 tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật, hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. 
 Tại sao không phải là lúc này?
 Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên 
 chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian 
 không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn. Thời gian là người bạn tốt nhất 
 của bạn, của tất cả mọi người”.
 (trích Điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc, 
 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
 Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng 
 hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc”?
 Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình”?
 Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh, chị.
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý 
 kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Thời gian là người bạn tốt nhất của bạn”.
 Câu 2 (5,0 điểm)
 “- Mình đi, có nhớ những ngày 
 Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? 
 Mình về, có nhớ chiến khu 
 Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? 
 Mình về, rừng núi nhớ ai 
 Trám bùi để rụng, măng mai để già 
 Mình đi, có nhớ những nhà 
 Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son 
 Mình về, còn nhớ núi non 
 Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh 
 Mình đi, mình có nhớ mình 
 Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? 
 - Ta với mình, mình với ta 
 Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 
 Mình đi, mình lại nhớ mình 
 Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”. 
 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập Một, NXB GDVN, tr 109,110)
 Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định: “Những vấn đề lớn lao của đời sống đã được 
 Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành” (Ngữ 
 văn 12 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.98) Pháp được thể hiện qua lời đối đáp giữa người ở lại và người ra đi với một tình cảm 
 sâu sắc, mặn nồng. Cuộc chia ly của lịch sử như cuộc chia ly đôi lứa quyến luyến, bịn 
 rịn không muốn rời xa.
 + Sáng tạo độc đáo của Tố Hữu, tình cảm dân tộc thể hiện trong tình cảm lứa đôi làm 
 cho một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc tạo nên tình cảm cách mạng đằm thắm, 
 chân thành.
 + Nghệ thuật: Thể thơ lục bát; ngôn từ giản dị, gần gũi; hình thức kết cấu đối đáp của 
 ca dao, dân ca được vận dụng hết sức sáng tạo; cặp đại từ nhân xưng mình – ta tạo nên 
 chất trữ tình thiết tha, sâu lắng.
 - Đánh giá 0.75
 + Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng giữa kháng chiến với Việt Bắc, 
 đó cũng là tình cảm chân thành của nhà thơ với đồng bào Việt Bắc.
 + Sự kết hợp giữa tình cảm cách mạng chân thành trước một sự kiện có ý nghĩa quan 
 trọng của lịch sử đã tạo nên vẻ đẹp trữ tình cho đoạn thơ.
 + Sáng tạo độc đáo mới mẻ của Tố Hữu tạo nên vẻ đẹp thơ trữ tình chính trị. Việt Bắc 
 là bản tổng kết lịch sử nhưng đã trở thành bản tình ca cách mạng.
 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu theo chuẩn 0.5
 tiếng Việt.
 Lưu ý:
– Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
– Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng yêu cầu được nêu ở mỗi câu, đồng thời 
phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài có thể không giống đáp án nhưng phải có căn cứ, thuyết phục.

File đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_le_quang_chi_de.doc