Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 3 (Có đáp án)

docx 6 Trang tailieuthpt 106
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 3 (Có đáp án)

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Lê Quảng Chí - Đề 3 (Có đáp án)
 TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút
 -------------------------------------
 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích dưới đây: 
 Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là 
 kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên 
 tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp 
 thì gương không bao giờ nói dối, nịnh rằng xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ gương nhắc nhở ngay. Nếu 
 ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ 
 buồn phiền sầu khổ. 
 Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, 
 nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao. 
 Không một ai là không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất 
 có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương. 
 Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương 
 mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương 
 Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông , có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt 
 mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa 
 thành câu chuyện đau buồn. 
 Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn 
 khi có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn. 
 Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng 
 thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai. 
 (Băng Sơn, U tôi – theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam 2015) 
 Thực hiện các yêu cầu: 
 Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra hai đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong đoạn trích? 
 Câu 2. (0, 5 điểm) Tác giả dùng hình ảnh “tấm gương” để tượng trưng cho điều gì?
 Câu 3. (1,0 điểm) Theo anh/chị qua hình ảnh “tấm gương”, tác giả muốn nói đến những con người 
 nào trong xã hội? 
 Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là 
 hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm 
 gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn” không?Vì sao? 
 II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
 Câu 1. (2.0 điểm)
 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình 
 bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp? 
 Câu 2. (5,0 điểm)
 Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những kỉ niệm sinh hoạt nghèo khổ mà ấm 
 áp, tình nghĩa: a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25
 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – 
 phân – hợp, móc xích hay song hành.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
 Cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị 
 luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các cách mà bản thân đã áp dụng để 
 nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Có thể theo hướng sau: 
 - Tâm hồn đẹp là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yêu tố tạo nên nét đẹp 
 chân chính của mỗi con người. 
 - Nuôi dưỡng tâm hồn đẹp là điều rất quan trọng và cần thiết. Việc làm ấy 
 cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ. 
 - Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: 
 biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; không ngừng 
 học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, luôn hướng thiện cho tâm hồn 
 đồng cảm với người khác; biết cách sống mình vì mọi người; có ý chí vươn 
 lên trong cuộc sống; tránh gây tổn thương cho những người xung quanh 
 lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên 
 trong.
 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25
 nghị luận.
2 Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ, từ đó làm nổi bật 5,0
 nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25
 Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái 
 quát được vấn đề.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
 Cảm nhận hai đoạn thơ được trích trong bài Việt Bắc, từ đó làm nổi bật 
 nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0,5
 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao 
 tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu 
 sau:
 * Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 - Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là lá cờ đầu của 
 thơ ca cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó 
 và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng, những chặng đường 
 vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà 
 thơ.
 - Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Trong đó "Việt 
 Bắc" là thành công xuất sắc. Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc kháng chiến * Nhận xét nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu 1,0
qua hai đoạn thơ:
- Nội dung:
+ Những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con 
người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm tha thiết , gắn bó sâu sắc của 
tác giả.
+ Tình nghĩa của người cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng, kháng 
chiến, là những tình cảm cách mạng sâu sắc của thời đại mới. Những tình 
cảm ấy hòa nhập và tiếp nối mạch nguồn tình cảm yêu nước, đạo lí ân tình 
thủy chung vốn là truyền thống sâu bền của dân tộc.
- Hình thức:
+ Thể thơ: thể thơ lục bát truyền thống được thi sĩ vận dụng tài tình và có 
những biến hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. 
+ Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và 
sáng tạo trong bài thơ. Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng 
đậm tính dân tộc, đậm đà tình giai cấp.
+ Ngôn ngữ: ngôn ngữ vừa giản dị, gần gũi với đời thường lại dễ thuộc, dễ 
nhớ.
+ Giọng thơ: ngọt ngào, tâm tình, cách xưng hô mình- ta quen thuộc trong 
ca dao khiến bài thơ như một bản tình ca về lòng thủy chung son sắt của 
người cách mạng với người dân Việt Bắc.
* Đánh giá: 0,5
- Hai đoạn thơ đặc sắc góp phần tạo nên thành công của Việt Bắc, góp 
phần sáng tỏ ý nghĩa tình ca - hùng ca của Việt Bắc.
- Tố Hữu xứng đáng được vinh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng 
Việt Nam.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,25
đạt mới mẻ.
 TỔNG ĐIỂM ( I + II) 10,0

File đính kèm:

  • docxde_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_le_quang_chi_de.docx